8. Cấu trúc của luận văn
2.4.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá
Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra đối với cán bộ quản lý
người dân tộc trường tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
TT Năm T.số
Thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ
Thanh tra, kiểm tra đột xuất Tốt Khá T.Bình Tốt Khá T.Bình 1 2010 30 3 2 2 10 6 7 2 2011 32 4 2 3 9 8 6 3 2012 32 3 4 2 8 10 5 4 2013 31 3 3 2 8 9 6 5 2014 30 3 2 2 9 7 7
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Lập)
Từ đầu năm học Phòng Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đánh giá đối với các cấp học nói chung, cấp tiểu học nói riêng, đƣợc phổ biến đến các trƣờng học; cán bộ quản lý ngƣời dân tộc chịu sự kiểm tra, thanh tra, đánh giá theo các quy định chung hiện hành của Ngành, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học. Quy trình công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc thực hiện theo các quy định hiện hành, bao gồm:
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra của toàn ngành trong năm học một cách cụ thể, chi tiết; thông báo đến tất cả các đơn vị trƣờng học và cán bộ quản lý trực thuộc;
+ Củng cố, kiện toàn bộ phận tham mƣu về thanh tra, kiểm tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo và đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm;
+ Xây dựng lịch thanh tra, kiểm tra;
+ Quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra; + Ra thông báo thanh tra, kiểm tra đến các đơn vị;
+ Tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch;
+ Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra; thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra đối với đối tƣợng đƣợc thanh tra, kiểm tra;
Công tác thanh tra, kiểm tra cơ bản đã giúp đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc trong việc chỉ đạo thực hiện chức năng nhiệm vụ, chấn chỉnh, khắc phục những mặt, lĩnh vực còn những tồn tại.
Tuy nhiên công tác kiểm tra, thanh tra đôi khi còn mang tính dập khuân, máy móc; một số kết luận sau kiểm tra, thanh tra mới chỉ dừng ở việc phát hiện và nhắc nhở, chƣa đƣợc chỉ đạo và đôn đốc khắc phục sửa chữa, do đó ảnh hƣởng đến hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra. Từ đó dễ dẫn đến tƣ tƣởng thanh tra cũng đƣợc, không thanh thanh tra cũng không sao trong đội ngũ cán bộ quản lý; điều đó càng dễ dẫn đến tình trạng sức ỳ, tƣ tƣởng thỏa mãn, bằng lòng trong công việc của đội ngũ này.
Bảng 2.14: Biểu tổng hợp đánh giá hiệu trưởng người dân tộc trường tiểu
học huyện Yên Lập theo chuẩn hiệu trưởng 3 năm học liền kề (2010 đến 2013)
Năm học T.số Hiệu trƣởng tự đánh giá
Kết quả đánh giá của giáo viên Xếp loại của Trƣởng phòng GD&ĐT X.sắc Khá T.Bình X.sắc Khá T.Bình X.sắc Khá T.Bình 2010- 2011 08 6 2 0 8 0 0 5 3 0 2011- 2012 08 5 3 0 8 0 0 4 4 0 2012- 2013 08 07 01 0 8 0 0 5 3 0
Qua biểu tổng hợp ta có thể nhận thấy, tỷ lệ hiệu trƣởng ngƣời dân tộc đƣợc Trƣởng phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá xếp loại xuất sắc năm học 2012 - 2013 chiếm 62,5%, loại khá chiếm 37,5% (Trong khi đó tỷ lệ xuất sắc chung của hiệu trƣởng trƣờng tiểu học là 66,7%, tỷ lệ xếp loại khá là 33,3%; tỷ lệ xếp loại giáo viên tiểu học tƣơng ứng là 65,3% và 33,4%). Kết quả trên cho thấy tỷ lệ hiệu trƣởng ngƣời dân tộc trƣờng tiểu học hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc thủ trƣởng cấp trên trực tiếp đánh giá xếp loại xuất sắc thấp hơn so với tỷ lệ xếp loại chung; tỷ lệ xếp loại khá cao hơn so với tỷ lệ chung. Mặt khác qua biểu tổng hợp, có thể nhận thấy việc đánh giá của đội ngũ giáo viên đối với hiệu trƣởng nhà trƣờng cũng chƣa thực sự khách quan và chính sác, còn có sự cảm tính; qua đó có thể nhận thấy hiệu quả trong công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình tại một số nhà trƣờng chƣa thực sự đạt hiệu quả.
2.4.5. Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật
Cán bộ quản lý ngƣời dân tộc trƣờng tiểu học đƣợc thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định nhƣ: Lƣơng và các khoản phụ cấp chức vụ, khu vực, thâm niên, ƣu đãi, thu hút, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Cán bộ quản lý hằng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ đều đƣợc Hội đồng thi đua, khen thƣởng huyện xem xét khen thƣởng các danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua cơ sở, đƣợc hội đồng nâng lƣơng của huyện xem xét nâng bậc lƣơng trƣớc thời hạn. Từ đó đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện cơ bản yên tâm công tác.
Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn gặp nhiều khó khăn, nên đội ngũ này rất ít đƣợc tổ chức đi thăm quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phƣơng ngoài tỉnh. Chƣa có các quy định cụ thể nhằm có sự ƣu đãi riêng nhằm khuyến khích bản thân cán bộ quản lý nỗ lực, cố gắng phấn đấu.
2.5. Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc trƣờng Tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
2.5.1. Kết quả và hạn chế trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc trường Tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
2.5.1.1. Kết quả
- Với đặc điểm là huyện có động đồng bào dân tộc, công tác quy hoạch phát triển cán bộ quản lý ngƣời dân tộc nói chung, bậc tiểu học nói riêng đã đƣợc đặt trong quá trình thực hiện các chính sách dân tộc nói chung, trong quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của huyện nói riêng. Tỷ lệ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc đang chiếm gần 50% tổng số cán bộ quản lý của bậc học. Cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc trƣờng tiểu học huyện Yên Lập có phẩm chất đạo đức tốt, lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị vững vàng; tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt các chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc. Phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý có thâm niên công tác, thâm niên quản lý; trong công tác đƣợc giao đã tham mƣu với cấp ủy chính quyền các xã, thị trấn, Phòng Giáo dục và Đào tạo, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan và các lực lƣợng xã hội tổ chức thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng, của địa phƣơng. Năm học 2012- 2013, 23/23 đồng chí đều đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở và LĐTT đƣợc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tặng giấy khen.
- Công tác bổ nhiệm, luân chuyển: Đƣợc Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo thực hiện đúng quy trình, trên tinh thần căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ để lựa chọn, bố trí con ngƣời. Việc bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý ngƣời dân tộc bậc tiểu học cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục trên địa bàn huyện và thực hiện chính sách cán bộ dân tộc.
2.5.1.2. Hạn chế
- Trong công tác quy hoạch: Chƣa có các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để khuyến khích, ƣu tiên quy hoạch phát triển cán bộ quản lý ngƣời dân tộc. Do đó khi cần bổ nhiệm thì thiếu nguồn bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Hiện tại, số cán bộ quản lý trẻ ngƣời dân tộc dƣới 35 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp, do đó ảnh hƣởng không nhỏ đến việc dự nguồn các chức danh quản lý trong giai đoạn tiếp theo.
- Về năng lực, chất lƣợng: Một bộ phận cán bộ quản lý ngƣời dân tộc bậc học tiểu học đã lớn tuổi, khả năng tiếp cận với sự đối mới chung của đất nƣớc, sự đổi mới của giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý và giáo dục gặp nhiều khó khăn. Còn có tƣ tƣởng trung bình chủ nghĩa, tự thỏa mãn và bằng lòng với kết quả đạt đƣợc, thiếu tinh thần phấn đấu, sáng tạo…Từ đó chƣa động viên khích lệ đƣợc đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng nỗ lực phấn đấu, phát triển, làm ảnh hƣởng đến kết quả giáo dục của nhà trƣờng.
- Trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng: Chƣa đề ra đƣợc các quy định cụ thể để hỗ trợ, động viên đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc đi học nâng cao trình độ chuyên môn (cao đẳng, đại học), trung cấp lý luận chính trị; một số cán bộ quản lý ngƣời dân tộc còn ngại, không muốn đi học.
- Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển: Còn có trƣờng hợp thiếu tiêu chuẩn về lý luận chính trị, kiến thức quản lý ngành, quản lý nhà nƣớc; việc thực hiện luân chuyển chƣa đƣợc thực hiện triệt để, một số cán bộ quản lý ngƣời dân tộc đã làm công tác quản lý tại một trƣờng trên 10 năm nhƣng không xem xét thực hiện luân chuyển.
- Công tác thi đua, khen thƣởng: Theo Quyết định số 01/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về công tác thi đua khen thƣởng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thì số lƣợng chiến sỹ thi đua cơ sở hằng năm không vƣợt quá 40% tổng số cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan. Tuy nhiên, do kinh phí khó khăn nên còn có sự mất cân đối so với mặt bằng chung: Tại các
trƣờng học trên địa bàn huyện, tỷ lệ chiến sỹ thi đua cơ sở của ngành xét hằng năm chỉ đạt đƣợc từ 06 đến 07%, tỷ lệ lao động tiên tiến xét chỉ đạt từ 50 đến 55%, nhiều cán bộ quản lý hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhƣng cũng chỉ đạt danh hiệu lao động tiên tiến… Trong khi đó nhiều cơ quan khác trên địa bàn huyện hằng năm có tỷ lệ 100% cán bộ, công chức đạt chiến sỹ thi đua cơ sở và lao động tiên tiến; điều đó đã có ảnh hƣởng không nhỏ trong việc động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý đặc biệt là cán bộ quản lý là ngƣời dân tộc tích cực phấn đấu.
2.5.2. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc trường Tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
2.5.2.1. Thuận lợi
Đảng và nhà nƣớc đã và đang có nhiều chủ trƣơng, chính sách thực hiện công tác dân tộc, quan tâm đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý là ngƣời dân tộc; ƣu tiên phát triển giáo dục và đào tạo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Cấp ủy, chính quyền huyện Yên Lập trong những năm qua đã nhận thức đầy đủ và tổ chức triển khai một cách đồng bộ, có hiệu quả các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc nói trên trong quá trình tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh, phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn.
Sự phát triển của xã hội thông tin, của hội nhập đã đƣa thông tin đến sâu rộng các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; từ đó tạo cơ hội, tạo điều kiện để ngƣời dân tộc trên địa bàn huyện tiếp cận đƣợc các kênh thông tin, nâng cao nhận thức.
Trong những năm vừa qua, nhân dân các dân tộc thiểu số huyện Yên Lập đã nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển, công tác xã hội hóa giáo dục, các hoạt động khuyến học, khuyến tài đã phát triển tại các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị; điều đó là nhân tố thuận lợi để đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc yên tâm công tác, phấn đấu đóng góp vào sự phát
triển của giáo dục của huyện. Đội ngũ giáo viên tiểu học là ngƣời địa phƣơng trong thời gian qua đang đƣợc bổ sung, có trình độ chuẩn cao, hiện tại giáo viên tiểu học là ngƣời dân tộc chiếm 61,3% tổng giáo viên bậc học tiểu học của huyện, đây thực sự là lực lƣợng quan trọng để các cấp quản lý của huyện xem xét lựa chọn, bổ sung vào quy hoạch dự nguồn đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc trong thời gian tới.
2.5.2.2. Khó khăn
Bảng số 2.15: Bảng khảo sát nguyên nhân thực trạng phát triển cán bộ
quản lý người dân tộc trường tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú thọ
TT Nguyên nhân
Đánh giá của GV, CBQL CBQL Giáo viên T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ
1 Hệ thống các chính sách quan tâm chƣa đồng
bộ; thiếu nguồn kinh phí;
31 64,5 39 68
2 Môi trƣờng, CSVC nhà trƣờng chƣa tạo môi
trƣờng, khuyến khích, động viên đƣợc GV, CBQL
32 66,6 37 64,9
3 Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng còn thiếu tính
thống nhất, liên thông, chƣa sát thực;
35 72,9 32 56,1
4 Thời gian đào tạo, bồi dƣỡng chƣa phù hợp 29 60,4 30 52,6
5 Chất lƣợng giảng viên, báo cáo viên chƣa đảm bảo 28 58,3 29 50,8
6 Cán bộ quản lý còn ngại học tập 30 62,5 33 57,8
Từ bảng tổng hợp khảo sát nói trên, có thể nhận thấy có 6 nguyên nhân cơ bản tác động ảnh hƣởng đến công tác phát triển cán bộ quản lý ngƣời dân tộc thiểu số trƣờng tiểu học huyện huyện Yên Lập. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác đó là: Huyện Yên Lập hiện tại vẫn là một huyện khó khăn nhất tỉnh; trên 90% ngân sách chi thƣờng xuyên hằng năm do ngân sách tỉnh và trung ƣơng cân đối; các nguồn lực để đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất cho các trƣờng học và quan tâm đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu, kinh phí cấp cho các trƣờng học phần lớn dùng để chi lƣơng và các khoản chế độ chính sách của giáo viên, 16/17 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, CT229, không thu tiền học phí và xây dựng; đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, tƣ tƣởng trông chờ ỷ nại còn phổ biến trong một bộ phận không nhỏ nhân dân trên địa bàn; việc xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế; từ đó đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình công tác, thiếu các cơ sở vật chất cần thiết và môi trƣờng thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ quản lý đƣợc giao.
Quy định số 747-QĐ/TU của Tỉnh ủy Phú Thọ đang đặt ra khó khăn cho địa phƣơng huyện trong việc quy hoạch cán bộ quản lý ngƣời dân tộc nói chung, bậc tiểu học nói riêng sinh sau năm 1975.
Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên ngƣời dân tộc ý thức phấn đấu và rèn luyện chƣa cao, thiếu tính năng động và sáng tạo; chƣa khẳng định đƣợc bản thân trong công tác chuyên môn với đồng nghiệp và trong công tác quản lý của nhà trƣờng do đó ảnh hƣởng trong việc tạo nguồn xây dựng quy hoạch.
Tiểu kết chương 2
Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc trƣờng tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, có thể nhận thấy: Trong những năm vừa qua, công tác này đã đƣợc quan tâm thực hiện trong công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng học trên địa bàn huyện nói chung; đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc trƣờng tiểu học đã đƣợc bổ sung về số lƣợng, đƣợc nâng cao về nhiều mặt phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, cơ bản đã và đang có đóng góp quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn.
Tuy nhiên, hiện nay Đảng và nhà nƣớc đang có nhiều chủ trƣơng, chính sách quan tâm đến công tác dân tộc và phát triển đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc
dân số, trên 60% giáo viên tiểu học là ngƣời dân tộc thiểu số thì vấn đề đặt ra đó là cần thiết phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, có các biện pháp cụ thể, phù hợp, hữu hiệu hơn nữa nhằm quan tâm quy hoạch phát triển đội ngũ này