8. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Công tác quy hoạch
Qua quá trình làm việc với lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ, chúng tôi nhận thấy: Trong những năm trƣớc đây, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc các trƣờng tiểu học chƣa đƣợc tổ chức thực hiện một cách có quy trình, có quy định cụ thể; chƣa có các quy định thể hiện sự quan tâm, sự ƣu tiên riêng đối với đối tƣợng này bên cạnh việc bảo đảm các tiêu chuẩn chung theo quy định. Từ đó việc phát hiện, tạo nguồn, đào tạo, bồi dƣỡng, chƣa đƣợc quan tâm tổ chức thực hiện, nên khi cần xem xét bổ nhiệm cán bộ quản lý thì bản thân giáo viên là ngƣời dân tộc lại không đảm bảo đáp ứng đƣợc đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Năm 2012, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ nghiên cứu tham mƣu xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trƣờng học, trong quá trình xây dựng quy hoạch do quy định của Quyết định số 747- QĐ/TU ngày 02 tháng 7 năm 2012 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy "ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử,
từ chức, miễn nhiệm, thôi giữ chức, luân chuyển các chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương, thủ trưởng, phó thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện và các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã", nguồn giáo viên đƣa vào quy hoạch gặp khó khăn vì theo Quy định 747-QĐ/TU các đối tƣợng sinh sau năm 1975 phải có bằng đại học chuyên môn chính quy hoặc bằng thạc sỹ.
Trong xây dựng quy hoạch cũng chƣa đƣa ra tiêu chí cụ thể nhằm mục đích có sự ƣu tiên phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc. Hiện tại đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện có 285/465 (chiếm 61,3%) giáo viên là ngƣời dân tộc, đây thực sự là nhân tố rất cơ bản để các cơ quan chức
năng có thẩm quyền của huyện xem xét xây dựng quy hoạch dự nguồn đội ngũ cán bộ quản lý của bậc học.