8. Cấu trúc của luận văn
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Yên Lập, tỉnh
Phú Thọ
Phú Thọ cách trung tâm tỉnh (thành phố Việt Trì) 70km đƣờng ôtô; phía Đông giáp huyện Cẩm Khê và huyện Tam Nông, phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Tân Sơn, phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ); phía Tây giáp huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái).
Diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 43.746,5ha, đất đồi rừng chiếm 75%, trong đó: Đất lâm nghiệp có rừng 22.876ha, đất nông nghiệp 8.719ha, đất chuyên dùng 1.381ha, đất chƣa sử dụng và suối và núi đá 10.194ha; đất nông nghiệp 20% còn lại là đất ở và đất chuyên dùng. Địa hình đƣợc bao bọc bởi hệ thống đồi núi của cuối dãy Hoàng Liên Sơn với độ cao trung bình trên 500m, lại bị chia cắt thành nhiều các thung lũng nhỏ (mỗi thung lũng từ 2 đến 3 xã). Huyện không có sông chảy qua, chủ yếu là các suối và ngòi nhỏ; tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đá vật liệu xây dựng (có 11 mỏ đá), quặng hoạt thạch, vàng sa khoáng…trữ lƣợng không lớn. Hệ thống giao thông bao gồm 66km quốc lộ 70b (mới đƣợc công nhận năm 2013, nâng cấp từ tỉnh lộ 313 và 321) nối giữa quốc lộ 32C và quốc lộ 70, gần 40km tỉnh lộ 313 và tỉnh lộ 313D, hiện tại các tuyến đƣờng đã xuống cấp, đi lại gặp nhiều khó khăn. Trên 200km đƣờng giao thông liên xã, liên thôn, trong đó hiện tại mới có trên 5% đạt cấp theo tiêu chuẩn của bộ tiêu chí nông thôn mới. Hiện tại 100% các xã đã có điện lƣới quốc gia, tuy nhiên còn một số khu dân cƣ tại xã vùng cao Trung Sơn chƣa có điện, nhiều khu thiếu các trạm biến áp nên không đảm bảo.
2.1.2. Điều kiện kinh tế huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ