Tuyển chọn, sử dụng cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc trường tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Trang 33 - 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.9.Tuyển chọn, sử dụng cán bộ quản lý

1.2.9.1. Tuyển chọn: Tuyển chọn bao gồm hai bƣớc đó là tuyển mộ và lựa

đăng ký, nộp đơn tham gia làm việc. Tuyển mộ cũng có nghĩa là tập trung các ứng cử viên lại. Chọn lựa là quyết định xem trong các ứng cử viên ấy ai là ngƣời đủ các tiêu chuẩn để đảm đƣơng đƣợc công việc, các ứng cử viên này là ngƣời trong quy hoạch.

Bổ nhiệm: Cử giữ một chức vụ trong bộ máy nhà nƣớc. Bổ nhiệm đại sứ" [35. tr. 78].

1.2.9.2. Sử dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

- Sử dụng: Triển khai thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện bồi dƣỡng, phát triển năng lực quản lý, phẩm chất chính trị; kiểm tra, đánh giá sàng lọc, thực hiện bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn.

- Đào tạo: Là hoạt động cơ bản của quá trình giáo dục, là quá trình tác động của chủ thể quản lý có mục đích, có tổ chức, có phạm vi, cấp độ, cấu trúc và những quy định cụ thể về thời gian và nội dung nhằm hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thành nhân cách cá nhân, tạo tiền đề để đối tƣợng đƣợc đào tạo trau rồi phẩm chất, năng lực theo các tiêu chuẩn nhất định.

- Bồi dƣỡng: Bồi dƣỡng giúp cho cán bộ quản lý có điều kiện tiếp cận các vấn đề mới, bù đắp những thiếu hụt; nâng cao năng lực hoặc phẩm chất, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn nhằm thực hiện tốt hơn công việc đang đảm nhận. Đây là việc làm thƣờng xuyên của các cấp quản lý. Có nhiều hình thức bồi dƣỡng: Bồi dƣỡng ngắn hạn, bồi dƣỡng thƣờng xuyên và tự bồi dƣỡng; trên thực tế căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phƣơng cũng nhƣ điều kiện công tác của mỗi cá nhân, các cấp quản lý phải lựa chọn hình thức bồi dƣỡng cho đội ngũ của mình một cách linh hoạt và phù hợp.

- Kiểm tra, đánh giá: Đây là một trong các chức năng đối với nhà quản lý nhằm mục đích nhìn nhận tình hình, kết quả thực hiện công việc đƣợc giao đối với đối tƣợng quản lý. Thông qua đó để chủ thể quản lý thực hiện việc

quản lý đối với hệ thống; đồng thời nghiên cứu để có thể đƣa ra các biện pháp quản lý tiếp theo hoặc tăng cƣờng thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng đối với đối tƣợng quản lý. Kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động có mối quan hệ tác động khách quan và gắn bó mật thiết với nhau, nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng quản lý.

- Bổ nhiệm lại: Theo quy định về nhiệm kỳ bổ nhiệm giữ một chức vụ lãnh đạo quản lý là 05 năm, hết nhiệm kỳ chủ thể quản lý căn cứ vào quy định hiện hành, năng lực và tín nhiệm của cán bộ quản lý xem xét thực hiện quy trình bổ nhiệm lại cho các chức danh.

- Luân chuyển: Là sự chuyển đổi vị trí, địa điểm công tác sang đơn vị khác, có thể vẫn giữ chức vụ tƣơng đƣơng nhƣng ở đơn vị khác, có thể thôi giữ chức vụ hiện tại chuyển sang đơn vị mới giữ chức vụ khác; theo quy định cán bộ quản lý ở một đơn vị không quá hai nhiệm kỳ, nhƣ vậy sau hai nhiệm kỳ buộc tổ chức phải thực hiện luân chuyển. Cũng có khi ngƣời cán bộ quản lý có khả năng phát triển đi lên, hoặc giữ trọng trách ở đơn vị đó nhƣng không phát huy đƣợc vai trò thì cấp quản lý phải xem xét thực hiện luân chuyển.

- Bãi miễn: Là cho thôi, cho nghỉ một chức vụ lãnh đạo quản lý nào đó; những cán bộ quản lý sau quá trình làm việc bị mắc khuyết điểm, bị kỷ luật hoặc cấp trên đánh giá không đủ năng lực tiếp tục đảm nhận chức vụ đƣợc giao, không đủ uy tín lãnh đạo, quản lý trƣớc tập thể cấp dƣới thì bị bãi miễn.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc trường tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Trang 33 - 35)