Mục tiêu giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc trường tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Trang 38 - 123)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.Mục tiêu giáo dục tiểu học

Luật Giáo dục đã xác định mục tiêu của giáo dục tiểu học Việt Nam đó là: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học sơ sở" [32. Mục 1, Điều 27].

Mục tiêu quản lý trƣờng tiểu học là quá trình sƣ phạm diễn ra trong nhà trƣờng, sử dụng có hiệu quả về nhân lực, tài lực, vật lực nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Quản lý trƣờng tiểu học chủ yếu là quản lý hoạt động dạy, học, các hoạt động phục vụ cho việc dạy và học nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Mục tiêu cụ thể của giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay cần đạt đƣợc một số vấn đề:

- Củng cố, nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nƣớc, nâng tỷ lệ đạt chuẩn, củng cố vững chắc thành tựu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

- Duy trì, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học, chuẩn bị tốt các điều kiện cho học sinh học 2 buổi/ngày. Đổi mới phƣơng pháp dạy và

học, dạy đủ các môn bắt buộc và tự chọn. Xây dựng và đánh giá các trƣờng theo chuẩn quốc gia; xây dựng các điều kiện bảo đảm việc giáo dục- đào tạo học sinh về các mặt đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng có hiệu quả.

1.4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động quản lý của trường Tiểu học

1.4.3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn

- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lƣợng theo mục tiêu, chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trƣờng, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chƣơng trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh trong nhà trƣờng và trẻ em trong địa bàn trƣờng đƣợc phân công phụ trách.

- Xây dựng, phát triển nhà trƣờng theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phƣơng.

- Thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục.

- Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

- Tổ chức cho cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.4.3.2. Hoạt động quản lý của trường tiểu học

Trƣờng tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trƣờng tiểu học vừa là một thiết chế xã hội trong quản lý quá trình đào tạo trung

tâm vừa là một bộ phận của cộng đồng trong guồng máy giáo dục quốc dân. Hoạt động quản lý của trƣờng tiểu học thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động quản lý, mang tính xã hội, tính khoa học, tính kỹ thuật và nghệ thuật cao.

Chủ thể quản lý của trƣờng tiểu học chính là bộ máy quản lý giáo dục trƣờng tiểu học (hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng). Trong các trƣờng tiểu học hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý và các mối quan hệ, phối hợp các lực lƣợng quản lý bao gồm:

- Hiệu trƣởng và phó hiệu trƣởng do nhà nƣớc (Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện) bổ nhiệm (2), chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của nhà trƣờng. Hiệu trƣởng đƣợc bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 05 năm, quản lý các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng theo chế độ thủ trƣởng.

- Tổ chức Đảng trong nhà trƣờng tiểu học lãnh đạo nhà trƣờng và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

- Công đoàn giáo dục, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong trƣờng theo quy định của pháp luật giúp nhà trƣờng thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Mỗi trƣờng tiểu học có một giáo viên tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và sao nhi đồng (chuyên trách hoặc bán chuyên trách- tùy theo hạng trƣờng), có trách nhiệm phối hợp với nhà trƣờng tổ chức và quản lý các hoạt động của Đội và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong việc quản lý trƣờng học. Mỗi trƣờng tiểu học chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn, hành chính của phòng giáo dục và đào tạo cũng nhƣ cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng (Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn) nơi trƣờng đóng.

1.4.4. Quy định hạng trường Tiểu học

Hạng trƣờng đƣợc quy định theo số lớp học mỗi trƣờng của mỗi vùng, miền bao gồm: Trung du, đồng bằng và miền núi. Quy định về hạng trƣờng là

cơ sở để bố trí số lƣợng cán bộ quản lý (hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng) của các nhà trƣờng: Trƣờng hạng 1 đƣợc bố trí 02 phó hiệu trƣởng, trƣờng hạng 2 và hạng 3 đƣợc bố trí 01 phó hiệu trƣởng (trừ trƣờng hợp đặc biệt có thể đƣợc bổ nhiệm hoặc công nhận thêm); đồng thời nhằm mục đích giúp cho việc thực hiện chế độ phụ cấp của nhà nƣớc đối với cán bộ quản lý nói chung, cán bộ quản lý trƣờng tiểu học nói riêng đƣợc công bằng hơn. Hạng trƣờng của cấp tiểu học đƣợc quy định nhƣ sau:

Bảng số 1.1: Quy định về hạng trường tiểu học

STT Trƣờng tiểu học thuộc vùng miền Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 1 Trung du, đồng bằng, thành phố Từ 28 lớp trở lên Từ 18 đến 27 lớp Dƣới 18 lớp

2 Miền núi, vùng sâu, hải đảo Từ 19 lớp trở lên Từ 10 đến 18 lớp Dƣới 10 lớp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT, của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập).

1.5. Nội dung và yêu cầu của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng Tiểu học Tiểu học

1.5.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng

Hiệu trƣởng và Phó hiệu trƣởng trƣờng tiểu học là cán bộ quản lý đã đƣợc đề cập tại mục 2.7 của bản luận văn. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trƣởng và Phó hiệu trƣởng đƣợc quy định tại mục 5- Điều 20 và mục 3- Điều 21, Điều lệ trƣờng tiểu học ban hành kèm theo Thông tƣ số 41/2010/TT- BGDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (3).

1.5.2. Quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tiểu học

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Nghị quyết hội nghị lần thứ VIII, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI đã xác định: "Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc

Quyết định số 6.639/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011- 2020, xác định: "Mục tiêu: Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục đến năm 2020 nhằm xác định đƣợc nhu cầu về số lƣợng, cơ cấu và trình độ nhân lực của ngành, góp phần đảm bảo lực lƣợng để tiến hành công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục nƣớc nhà góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011- 2020" [21. Mục 1.1.I. tr.2].

Đối với cấp tiểu học, Quy hoạch xác định: "Theo dự báo nhu cầu nhân lực của giáo dục tiểu học đến năm 2020 khoảng 522.000 ngƣời (trong đó có 37.000 cán bộ quản lý, 406.000 giáo viên, 79.000 nhân viên); bình quân mỗi năm cán bộ quản lý tăng 300 ngƣời, giáo viên tăng 4.800 ngƣời, nhân viên tăng 650 ngƣời [21. Mục 2.2.2. tr.3].

Trong nhóm giải pháp thực hiện, Quy hoạch đã xác định: "Xây dựng và hoàn thiện một số quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dƣỡng, sàng lọc đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Rà soát, đánh giá lại hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá, các chức danh hiện có của các ngạch nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; kiến nghị những sửa đổi, bổ sung cần thiết cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” [21. Mục 3.1.2. tr. 7].

1.5.3. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lý trường Tiểu học giai đoạn hiện nay

Thông tƣ số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định chuẩn hiệu trƣởng trƣờng tiểu học, tại các điều 4, 5, 6, 7 quy định chuẩn hiệu trƣởng bao gồm 4 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí (4).

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc trƣờng tiểu học tộc trƣờng tiểu học

Giáo dục và đào tạo là một thành tố trong hệ thống kinh tế- xã hội, trong quá trình phát triển giáo dục và đào tạo luôn luôn chịu sự tác động qua lại, sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau trong hệ thống kinh tế- xã hội. Việc xác định các mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ nhà giáo trong ngành giáo dục nói chung, đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc trƣờng tiểu học nói riêng. Mối quan hệ chặt chẽ của các nhân tố trong hệ thống kinh tế - xã hội với giáo dục và đào tạo, nếu lƣợng hóa đƣợc chúng để đƣa ra bài toán tối ƣu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc trƣờng tiểu học sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển giáo dục và đào tạo. Mặc dù vậy, thực tiễn của công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cho thấy không thể đƣa tất cả các nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp, quan trọng tới quá trình phát triển giáo dục và đào tạo; đó là những nhân tố mà sự biến động của nó tất yếu gây nên sự biến động của giáo dục và đào tạo cả theo chiều hƣớng tích cực và tiêu cực. Những yếu tố có tác động quyết định tới sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc trƣờng tiểu học bao gồm:

1.6.1. Các yếu tố về chính trị - xã hội

Một đất nƣớc có nền chính trị ổn định và tiến bộ, nhà nƣớc có quan điểm đúng đắn về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung, trong đó có việc quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn lực con ngƣời vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa; có các chính sách đầu tƣ cho giáo dục một cách hợp lý, giáo dục sẽ phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lƣợng, đảm bảo sự bình đẳng, sự công bằng đối với mọi ngƣời trƣớc cơ hội đƣợc học tập; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung, cán bộ quản lý giáo dục ngƣời dân tộc bậc tiểu học nói riêng sẽ có nhiều cơ hội để đƣợc phát triển. Ngƣợc lại nền chính trị không ổn định, các chính sách không tiến bộ, thiếu sự ƣu tiên vùng, miền sẽ kìm hãm sự phát triển giáo dục nói chung đặc biệt là giáo dục vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa nói riêng.

1.6.2. Các yếu tố phát triển kinh tế và ngân sách đầu tư cho giáo dục và giáo dục tiểu học

Khi GDP bình quân theo đầu ngƣời cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu từ của nhà nƣớc, của xã hội cho phát triển giáo dục, đặc biệt là phát triển giáo dục ở vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo nguồn, đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc và thực hiện các mục tiêu giáo dục vùng dân tộc.

Mức chi ngân sách của nhà nƣớc cho giáo dục có tác dụng quan trọng cho sự phát triển giáo dục vì đó là nguồn kinh phí ổn định nhất; hiện nay ngân sách nhà nƣớc chi cho giáo dục đang chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi ngân sách, đặc biệt đối với việc phát triển giáo dục vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, từ đó thúc đẩy giáo dục vùng dân tộc, vùng sâu phát triển nhanh về số lƣợng, quy mô và chất lƣợng.

1.6.3. Các yếu tố về khoa học - công nghệ

Sự phát triển khoa học và công nghệ, sự phát triển của tri thức, sự giao thoa văn hóa... có tác động không nhỏ đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc; đòi hỏi yêu cầu cao hơn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, phƣơng pháp làm việc. Trong khi đó trên thực tế một bộ phận cán bộ quản lý ngƣời dân tộc trƣờng tiểu học hiện tại đang còn thiếu hụt các kỹ năng cần thiết nhƣ trình độ tin học, vốn ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, năng lực tổ chức điều hành... Do đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục.

1.6.4. Các yếu tố bên trong của giáo dục tiểu học

Quy mô, hệ thống các trƣờng tiểu học đƣợc bố trí đầy đủ, hợp lý tại các địa phƣơng; đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc đƣợc quan tâm đào tạo bồi dƣỡng, sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn, trình độ, có tính ổn định cao, mang tính kế

các chính sách ƣu tiên phát triển giáo dục vùng, miền của đảng và nhà nƣớc đƣợc thực hiện tốt sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên nói chung, cán bộ quản lý ngƣời dân tộc bậc tiểu học nói riêng.

1.6.5. Các yếu tố quốc tế về giáo dục và đào tạo

Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa trong phát triển giáo dục và đào tạo có ảnh hƣởng lớn đến phát triển giáo dục và đào tạo của đất nƣớc, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ngƣời dân tộc trƣờng tiểu học; đòi hỏi các chính sách ƣu tiên trong đào tạo và bồi dƣỡng của nhà nƣớc để đội ngũ này có thể nhanh chóng hòa nhập, nắm bắt thông tin, tiếp cận và đáp ứng đƣợc với sự phát triển chung của giáo dục và đào tạo cả nƣớc trong quá trình hội nhập.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích lý luận cho thấy, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ngƣời dân tộc trƣờng tiểu học có ý nghĩa và tác dụng rất lớn của chủ thể quản lý nhằm góp phần tổ chức thực hiện tốt quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của đảng và nhà nƣớc về công tác dân tộc và chính sách cán bộ dân tộc. Thông qua đó góp phần vào việc đẩy mạnh phát triển giáo dục tiểu học vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của thông tin, kinh tế tri thức; nhằm mục đích thu hẹp về khoảng cách giáo dục giữa vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa với vùng đồng bằng, đô thị.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ NGƢỜI DÂN TỘC VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc trường tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Trang 38 - 123)