Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 76 - 102)

5. Kết cấu luận văn

3.3.Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện

huyện Kim Sơn

3.3.1. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thu

Tình hình thu NSNN trên địa bàn huyện Kim Sơn nhìn chung tƣơng đối tốt tuy nhiên vẫn có những khoản thu không hoàn thành kế hoạch chủ yếu là do:

- Chất lượng dự toán: Việc dự toán thu các loại thuế còn chƣa sát với thực tế phát triển kinh tế trên địa bàn, còn xảy ra tình trạng nợ thuế, chốn thuế gây thất thu nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc.

- Tình hình phát triển kinh tế: Các thành phần kinh tế phát triển không đồng đều, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là nguồn thu chủ yếu của ngân sách địa phƣơng nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ.

- Tình hình an ninh, chính trị: Trên địa bàn huyện vẫn còn xảy ra tình trạng buôn lậu, trốn thuế. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần có những biện pháp giải quyết kịp thời, để giảm sự thất thu cho nguồn thu ngân sách.

- Trình độ đội ngũ cán bộ: Do trình độ của các cán bộ chi cục thuế, các xã, thị trấn còn nhiều hạn chế, cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác thu ngân sách Nhà nƣớc.

- Chính sách: Kinh tế của huyện còn chƣa thực sự phát triển đúng với tiềm

năng sẵn có của địa phƣơng, việc đầu tƣ tràn lan, không đúng trọng tâm, trọng điểm cũng gây ảnh hƣởng tới công tác thu ngân sách của huyện.

3.3.2. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động chi

Việc chi ngân sách trên địa bàn trong 3 năm luôn tạo điều kiện chủ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi và những khoản chi bất thƣờng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện tuy nhiên vẫn còn có các khoản chi vƣợt dự toán làm ảnh hƣởng cho các khoản chi của đơn vị khác nguyên nhân chính là do:

- Chất lượng dự toán: Việc dự toán chi chƣa sát với thực tế, một số khoản chi thƣờng xuyên còn vƣợt dự toán gây lãng phí nguồn ngân sách của huyện.

- Phương pháp chi: Một số khoản chi cho các cơ quan thụ hƣởng từ ngân

tiếp khách, mua sắm tài sản và những thiết bị không cần thiết. Một số đơn vị chi vƣợt dự toán, đã làm giảm khoản chi cho các đơn vị khác gây ảnh hƣởng tới sự phát triển đồng đều của các thành phần kinh tế.

- Trình độ đội ngũ cán bộ: Do trình độ của các cán bộ kế toán của các đơn vị, các xã, thị trấn cũng ảnh hƣởng tới công tác dự toán chi ngân sách của huyện.

- Hình thức đầu tư: Các khoản chi thƣờng xuyên còn chiếm tỷ lệ lớn so với khoản chi cho đầu tƣ phát triển, một số chính sách chƣa thực sự đem lại hiểu quả cao, ngƣợc lại còn gây ra lãng phí nguồn ngân sách.

- Tình hình an ninh, chính trị: An ninh chính trị thƣờng xuyên bất ổn, hàng năm vẫn còn xảy ra thiên tai, lũ lụt. Khoản chi cho công tác này còn lớn cũng gây ảnh hƣởng tới công tác chi cho sự nghiệp khác.

- Khả năng làm việc: Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn mang tính công việc, chƣa thực sự đi sâu tìm hiểu nguyên nhân cũng là nguyên nhân ảnh hƣởng tới công tác chi ngân sách Nhà nƣớc.

3.3.3. Nhân tố ảnh hưởng tới cân đối ngân sách

Việc cân đối thu, chi ngân sách Nhà nƣớc là khâu quan trọng trong công tác quyết toán ngân sách Nhà nƣớc. luôn đảm bảo thu không vƣợt quá chi, thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nƣớc. Do vậy, trình độ năng lực của các cán bộ làm công tác tài chính, kế toán sẽ ảnh hƣởng tới công tác cân đối ngân sách Nhà nƣớc. Hy vọng Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với các cơ quan ban ngành sẽ luôn hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

3.4. Đánh giá chung

3.4.1. Về tình hình quản lý thu ngân sách

- Năm 2011: tổng thu Ngân sách đã đạt đƣợc 184.941 triệu đồng tăng 20,6% so với kế hoạch.

Trong 8 chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn huyện giao:

Có 5 chỉ tiêu đạt và vƣợt ngân sách huyện giao: thuế nhà đất đạt 102,67%, tiền thuê đất đạt 100%, thuế thu nhập cá nhân đạt 107,83%, thu khác ngân sách đạt 120%, thu tại xã đạt 135,3%.

Có 3 chỉ tiêu không đạt kế hoạch: Thu NQD đạt 92,4%, lệ phí trƣớc bạ 91,2%, phí lệ phí 64,75%. Nguyên nhân chính của việc thu không đạt đó chính là ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế đến hầu hết các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn sản xuất cầm chừng hoặc ngừng sản xuất, một số doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả.

- Năm 2012: Tổng thu Ngân sách đạt 277.312 triệu đồng tăng 53,34% so với kế hoạch.

Trong 8 chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn huyện giao: Có 7 chỉ tiêu đạt và vƣợt ngân sách huyện giao: thu NQD đạt 107,04%, lệ phí trƣớc bạ đạt 114,22%, thuế sử dụng đẩt phi nông nghiệp đạt 110,76%, Tiền thuê đất đạt 100%, thuế thu nhập cá nhân đạt 117,28%, thu khác ngân sách đạt 131,85%, thu tại xã đạt 111,17%.

Có 01 chỉ tiêu không đạt kế hoạch: thu phí, lệ phí đạt 59,87%.

- Năm 2013: Tổng thu Ngân sách đạt 372.406 triệu đồng tăng 70,88% so với kế hoạch.

Trong 8 chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn huyện giao:

Có 6 chỉ tiêu vƣợt ngân sách huyện giao: Thu NQD đạt 129,07%, lệ phí trƣớc bạ đạt 131,36%,thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 103%, phí lệ phí đạt 119,6%, tiền thuê đất đạt 115,28%, thuế thu nhập cá nhân đạt 109,09%.

Có 02 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là: Thu khác ngân sách đạt 90,8%, thu tại xã đạt 85,8%.

Nhận xét: Qua 3 năm nghiên cứu tình hình thu ngân sách Nhà nƣớc của

huyện Kim Sơn, nhìn chung đã hoàn thành tốt công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn với những khoản thu hoàn thành kế hoạch đề ra. Nhƣng bên cạnh đó việc thu ngân sách vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi có những khoản thu không hoàn thành kế hoạch. Vì vậy, các Đảng bộ và chính quyền các cấp cần có những giải phát thích hợp làm cho công tác thu ngân sách đƣợc thực hiện tốt hơn trong những năm tới.

Huyện Kim Sơn có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế chính trị với các đơn vị khác song nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy để thực hiện tốt cho chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng nhƣ toàn tỉnh Ninh Bình, hàng năm huyện đƣợc bổ sung ngân sách từ tỉnh để đảm bảo cân đối thu - chi. Năm 2011 huyện đƣợc bổ sung thêm là 106.947

triệu đồng chiếm 57,83% tổng thu ngân sách Nhà nƣớc của huyện. Năm 2012 huyện đƣợc bổ sung là 194.975 triệu đồng chiếm 70,29% tổng thu ngân sách Nhà nƣớc của huyện. Năm 2013 huyện đƣợc bổ sung là 270.919 triệu đồng chiếm 72,75% tổng thu ngân sách của huyện, nhƣ vậy mức thu bổ sung qua các năm đều tăng lên là do nhu cầu về xây dựng cơ bản của huyện là rất cần thiết đầu tƣ.

Xuất phát từ những nghiên cứu về tình hình thực hiện thu ngân sách Nhà nƣớc của huyện trong những năm qua ta thấy có những thuận lợi và khó khăn nhƣ sau:

Thuận lợi: Trong những năm vừa qua công tác thu ngân sách Nhà nƣớc của

huyện thực hiện tƣơng đối tốt, tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện hoàn thành và vƣợt kế hoạch đề ra. Để có đƣợc thành tích nhƣ trên là nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của Đảng ủy và các cấp chính quyền, cùng toàn thể nhân dân trong huyện thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện làm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc của huyện. Với những điều kiện thuận lợi nhƣ đất đai mầu mỡ, giáp biển nên thuận lợi cho việc phát triển nuôi thủy sản đã tạo kiện thu hút đầu tƣ nhằm giải quyết việc làm, từng bƣớc nâng cao đời sống của ngƣời dân. Qua đó, huyện có khả năng khai thác tốt nguồn thu một cách có hiệu quả, tránh lãng phí đảm bảo ổn định kinh tế trong huyện nói riêng và cả nƣớc nói chung.

Khó khăn: Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác quản lý thu ngân

sách Nhà nƣớc còn tồn tại những khó khăn:

Ý thức nộp thuế chƣa cao, tình trạng dây dƣa nợ đọng thuế còn diễn ra khá phổ biến, tình trạng thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh tƣ nhân, hoạt động khu vực kinh tế biển vẫn còn sảy ra.

Một số xã, thị trấn chƣa thực sự quan tâm, tập trung vào nhiệm vụ thu ngân sách, tỷ lệ thu ngân sách trên địa bàn các xã này đạt rất thấp làm ảnh hƣởng đến thành tích chung của cả huyện nhƣ xã: Hồi Ninh, Nhƣ Hòa, Yên Mật, Kim Trung….

Tổng số thu ngân sách trên địa bàn vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ và huyện chƣa đủ khả năng để tự cân đối ngân sách. Hàng năm huyện vẫn còn nhận sự hỗ trợ rất lớn tƣ ngân sách bổ sung cấp tỉnh.

3.4.2. Về tình hình quản lý chi ngân sách

- Năm 2011: tổng chi Ngân sách trên địa bàn đã thực hiện vƣợt 44,45% (184.919 triêụ đồng) so với dự toán, kết quả chi của hầu hết các lĩnh vực và các đơn vị, địa phƣơng đều đạt và vƣợt dự toán, trong đó có 13/15 khoản chi hoàn thành và vƣợt dự toán huyện giao: chi đầu tƣ XDCB, chi thƣờng xuyên, chi SN kinh tế, chi SN GD-ĐT, chi SN y tế, chi SN VH-TT, chi SN PT-TH, chi SN TD-TT, chi ĐBXH, chi QLHC, chi AN-QP, chi khác NS,chi BX NS xã.

Bên cạnh đó có 2/15 khoản chi không đạt dự toán là: Chi QL qua NSNN, chi Dự phòng.

- Năm 2012: Tổng chi Ngân sách trên địa bàn đã thực hiện vƣợt 45,47% (232.796 triệu đồng) so với dự toán, kết quả chi của hầu hết các lĩnh vực và các đơn vị, địa phƣơng đều đạt và vƣợt dự toán, trong đó có 14/15 khoản chi vƣợt dự toán huyện giao: chi đầu tƣ XDCB, chi thƣờng xuyên, chi SN kinh tế, chi SN GD-ĐT, chi SN y tế, chi SN VH-TT, chi SN PT-TH, chi SN TD-TT, chi ĐBXH, chi QLHC, chi AN-QP, chi khác NS,chi BX NS xã, Chi QL qua NSNN.

Bên cạnh đó có 1/15 khoản chi không đạt dự toán là: chi cho SN khoa học. - Năm 2013: Tổng chi Ngân sách trên địa bàn thực hiện vƣợt 60,32% (373.207 triệu đồng) so với dự toán, kết quả chi ở hầu hết các lĩnh vực đều đạt và vƣợt dự toán, trong đó có 15/16 khoản chi vƣợt dự toán huyện giao: chi đầu tƣ XDCB, chi thƣờng xuyên, chi SN kinh tế, chi SN GD-ĐT, chi SN y tế, chi SN VH- TT, chi SN PT-TH, chi SN TD-TT, chi ĐBXH, chi QLHC, chi AN-QP, chi khác NS,chi BX NS xã, Chi QL qua NSNN, chi nguồn CCTL.

Bên cạnh đó có 1/16 khoản chi không đạt dự toán là: chi cho SN khoa học.

Nhận xét: Qua 3 năm nghiên cứu tình hình thực hiện nhiệm vụ chi ngân

sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện có những thuận lợi và khó khăn sau:

- Thuận lợi: Ngân sách Nhà nƣớc luôn tạo điều kiện chủ động trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ chi và những khoản chi bất thƣờng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện. Ngân sách của huyện không những đã đảm bảo đƣợc nhu cầu chi mà còn tích lũy cho năm sau góp phần làm cho tình hình kinh

tế của huyện tiếp tục tăng trƣởng, giá cả ổn định, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc ổn định, an ninh chính trị giữ vững thuận lợi cho chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện Kim Sơn nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung trong những năm tới.

Các cấp, ngành, đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn thực hiện tốt cơ chế khoán chi và tự cân đối thu chi theo quy định tại Nghị định số 130/NĐ-CP, nghị định số 43/NĐ-CP của chính phủ; chủ động xây dựng kế hoạch chi trên cơ sở dự toán giao, sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả tập trung chi cho công tác an ninh, quốc phòng, phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, an ninh xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, chủ động dành nguồn thực hiện cải cách tiền lƣơng theo quy định. Việc cải cách hành chính trong quản lý, sử dụng ngân sách đƣợc chú trọng thực hiện, công tác quản lý, sử dụng ngân sách, kiểm soát chi tiêu công chặt chẽ, có hiệu quả.

- Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên công tác chi ngân sách Nhà

nƣớc còn gặp những khó khăn nhƣ: Mức thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh còn chiếm tỷ lệ lớn thể hiện rõ nguồn thu trên địa bàn của huyện còn rất hạn chế, cần đƣợc khắc phục để làm sao tăng nguồn thu trên địa bàn ngày một lớn hơn để thúc đẩy phát triển sản xuất. Một số khoản chi còn chƣa hoàn thành kế hoạch đề ra cũng là điều mà các cơ quan ban ngành cần phải xem xét để làm sao tận dụng hết nguồn vốn chi cho đầu tƣ phát triển.

3.4.3. Về cân đối thu chi

Quá trình thực hiện quyết toán ngân sách Nhà nƣớc của huyện trong 3 năm qua đã đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt và có kết dƣ ngân sách. Kết dƣ ngân sách hàng năm không lớn nhƣng nó có ý nghĩa quan trọng là đảm bảo tuân theo luật ngân sách Nhà nƣớc.

Đánh giá chung

Trong 3 năm qua, UBND huyện Kim Sơn thực hiện công tác thu, chi Ngân sách trong điều kiện hết sức khó khăn phức tạp nhƣ:

Thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh, sâu bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp; tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu đã ảnh hƣởng lớn đến đời sống của nhân dân; điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ.

Khu vực kinh tế biển: Môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm tuy đã đƣợc xử lý nhƣng dịch bệnh vẫn xảy ra, kinh nghiệm nuôi trồng thủy hải sản của nhân dân còn ít, chi phí đầu vào biến động tăng, vì vậy hiệu quả nuôi trồng thủy sản không cao, nhất là địa bàn rộng, chi phí cho quản lý thu lớn.

Giá cả nguyên nhiên vật liệu biến động tăng, một số công trình phải tăng thẩm định phê duyệt điều chỉnh dự toán nhiều lần ảnh hƣởng đến tiến độ thi công và doanh thu của đơn vị xây dựng cơ bản.

Nhƣng qua quá trình nghiên cứu về tình hình quản lý thu, chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện trong 3 năm 2011-2013, nhìn chung tình hình thực hiện thu, chi và cân đối ngân sách Nhà nƣớc đã hoàn thành và vƣợt mức kế hoạch đề ra. Điều này giúp cho việc ổn định nguồn ngân sách và huyện có khả năng để phát triển kinh tế-xã hội dựa vào những tiềm năng sẵn có của mình. Để thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nƣớc thì các cơ quan ban ngành, cán bộ công nhân, viên chức phải có kế hoạch cụ thể và làm cho nguồn thu ngày một tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế chung của toàn huyện.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không phải tất cả các nguồn thu và nhiệm vụ chi đều đƣợc thực hiện tốt. Có một số khoản thu không hoàn thành so với kế hoạch đề ra là do việc giao kế hoạch cho các khoản thu quá cao và không sát với thực tế của địa phƣơng, có những khoản thất thu hàng năm mà không kiểm soát đƣợc đã gây khó khăn trong công tác quản lý. Một số nhiệm vụ chi cũng không hoàn thành so với kế hoạch, hoặc vƣợt xa kế hoạch gây khó khăn cho việc cân đối ngân sách. Điều đó cho ta cho thấy mức đầu tƣ là không hợp lý và chƣa tận dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 76 - 102)