5. Kết cấu luận văn
1.3. Kinh nghiệm quản lý thu, chi ngân sách cấp huyện tại một số nƣớc trên thế
giới và bài học rút ra cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới
Tại một số nƣớc trên thế giới, để tăng cƣờng quản lý thu, chi NS ngƣời ta thực hiện một số biện pháp:
- Nhật Bản: Chính phủ Nhật Bản quản lý NSNN áp dụng cơ chế phân cấp ngân sách linh hoạt để điều hòa nguồn lực giữa các cấp ngân sách đƣợc công bằng. Phân định rõ ràng giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi rất cụ thể cho từng cấp ngân sách.
Nhật Bản, bộ máy chính quyền Nhà nƣớc chia thành: cấp Trung ƣơng, cấp tỉnh và cấp thành phố, thị xã và cấp xã. Cấp tỉnh, cấp thành phố, thị xã và cấp xã là ngân sách địa phƣơng.
Quản lý chi NSNN chú trọng đến hiệu quả của chi ngân sách, có tác động gì đến việc khai thác nguồn thu và kích thích các đơn vị thụ hƣởng ngân sách chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả đảm bảo chức năng và nhiệm vụ của đơn vị.
Nhật Bản chuyển từ hệ thống phê chuẩn sang hệ thống tƣ vấn; thông qua hệ thống này, chính quyền địa phƣơng có thể thực hiện vay nợ mà không cần có sự chấp thuận của Hội đồng địa phƣơng.
- Hoa Kỳ: Kinh tế Hoa Kỳ đƣợc mô tả nhƣ là một hệ thống thị trƣờng tự do, năng động. Việc huy động nguồn lực tài chính trong nền kinh tế là do thị trƣờng quyết định. Nhƣ vậy, chính phủ Hoa Kỳ rất coi trọng việc quản lý thu, chi NSNN và cân đối thu, chi NSNN để điều chỉnh chu kỳ kinh tế và thúc đẩy khu vực kinh tế tƣ nhân tăng cƣờng tiết kiệm và đầu tƣ phát triển.
Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) cho đến cuối thập kỷ 60 nền kinh tế Hoa Kỳ đã phát triển nhƣ vũ bão, các vấn đề kiểm soát thu chi NS trong lý thuyết của Keynes đã đƣợc Chính phủ Hoa Kỳ sử dụng triệt để. Bƣớc vào thập kỷ 70 và những năm đầu thập kỷ 80, nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào tình trạng suy thoái,
lạm phát tăng. Để phục hồi nền kinh tế lúc này, Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục cải cách tài chính một cách sâu sắc với nội dung căn bản là cải cách thuế theo xu hƣớng giảm thuế suất, đặc biệt là thuế thu nhập. Bên cạnh cải cách hệ thống thuế, Chính phủ Hoa Kỳ đã tiến hành cải cách chi tiêu một cách triệt để. Mặc dù nền kinh tế Hoa Kỳ vào những năm cuối của thập kỷ 80 và đầu những năm 1990 đƣợc khôi phục, nhƣng bội chi ngân sách vẫn cứ tăng (1980: 1,3%; 1990: 2,5% và 1995: 2,3%). Vì vậy Chính phủ Hoa Kỳ đã tiếp tục ban hành đạo luật Omnibus với mục đích kiểm soát thu, chi NS một cách nghiêm nghặt hơn. Đạo luật này quy định, có tăng thu thì mới tăng chi. Chính sách tài khoá của Hoa Kỳ đã tập trung và cắt giảm khoản chi tiêu không cần thiết để tiến tới loại trừ bội chi NS hƣớng tới một NS thặng dƣ nhằm giảm bớt áp lực nợ, giảm lãi suất, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trƣởng ổn định trong thời gian dài.
- Trung Quốc: Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng việc cải cách hệ thống tài khoá, đặc biệt là vấn đề quản lý thu, chi NSNN. Từ năm 1980 đến năm 1984 đây là thời kỳ Trung Quốc bắt đầu phân chia cho địa phƣơng. Từ năm 1985 đến 1993 là thời kỳ thực hiện cơ chế khoán ngân sách, phân định nguồn thu giữa các cấp ngân sách, tăng cƣờng quyền tự chủ cho địa phƣơng trong việc quản lý NSNN. Đến năm 1994 Chính phủ Trung Quốc tiến hành cải cách chế độ thuế với quy mô lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc cải cách này nhằm tạo ra khuôn khổ bƣớc đầu trong việc phân chia quyền lực trong hệ thống quản lý NS giữa Trung ƣơng và địa phƣơng.
Trong quá trình thực hiện cải cách thể chế phân cấp Ngân sách, Chính phủ Trung Quốc chú trọng phân định rõ quyền chi ngân sách và quyền xây dựng cơ sở hạ tầng giữa Trung ƣơng và địa phƣơng, vừa làm rõ trách nhiệm và quyền lợi tƣơng ứng giữa các cấp ngân sách.
Để bù đắp bội chi NSĐP, chính quyền địa phƣơng phải đi vay mƣợn từ các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, vay của ngân sách trung ƣơng. Trong khi pháp luật của Trung Quốc không cho phép chính quyền địa phƣơng phát hành trái phiếu để huy động vốn. Gần đây mốt số địa phƣơng đã biến tƣớng việc phát hành trái phiếu bằng việc thành lập các đơn vị kinh tế đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến
chính quyền địa phƣơng và cho phép đơn vị này phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Số vốn huy động đƣợc từ việc phát hành trái phiếu đƣợc sử dụng cho chính quyền địa phƣơng vay lại. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, cách làm này sẽ tích tụ rất nhiều rủi ro, tạo ra cơ chế thiếu minh bạch và trách nhiệm trong quản lý nợ.
- Singapore: Chính phủ Singapore đã kiềm chế chặt chẽ chi tiêu trong giới hạn của nguồn thu, tạo ra sự thặng dƣ ngân sách vừa phải trong khoảng thời gian dài.
Từ năm 1989-1996: thực hiện lập kế hoạch thu, chi ngân sách theo sự bỏ phiếu của các cử tri đại diện. Phƣơng thức này đã tạo sự linh hoạt hơn trong tái phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, còn nhiều ràng buộc vẫn còn tồn tại nhƣ: không thể thay đổi quỹ tiền tệ giữa các năm, thiếu thông tin đầu ra và kết quả, cũng nhƣ sự tồn tại dai dẳng quá nhiều việc kiểm soát các quyết định tài chính.
Từ năm 1996 đến nay: lập kế hoạch chi ngân sách theo kết quả đầu ra. Với các kinh nghiệm tích lũy qua các lần cải cách quản lý NSNN đã giúp cho singapore thực hiện thành công phƣơng thức lập kế hoạch chi ngân sách theo kết quả đầu ra. Chƣơng trình cụ thể:
Xác định và đo lƣờng các chi tiết và báo cáo đầu ra (hàng hóa công) đƣợc tạo bởi các cơ quan nhà nƣớc.
Mô tả mối liên kết giữa đầu ra của các cơ quan nhà nƣớc và kết quả mong muốn đạt đƣợc theo chiến lƣợc phát triển của Nhà nƣớc.
Báo cáo công khai đầu ra then chốt dựa vào các chỉ tiêu thực hiện chƣơng trình mục tiêu.
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý NSNN tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Tại huyện Yên Khánh, khi UBND huyện giao dự toán, các cơ quan tham mƣu xác định và quản lý nguồn thu là nhiệm vụ quan trọng giúp cho địa phƣơng đảm bảo nguồn chi. Thành lập hội đồng đấu giá đất, xây dựng lực lƣợng ủy nhiệm thu thuế cho UBND xã, thực hiện công khai quy trình thu tại trụ sở UBND, đài truyền thanh về số hộ kinh doanh, mức thuế để dân biết tham gia bảo đảm đóng góp công bằng, động viên, nhắc nhở các hộ nộp thuế, coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen thƣởng danh hiệu đơn vị, thôn xóm, gia đình văn hóa. Nhờ đó Yên Khánh vƣợt thu hàng năm.
Trong điều hành quản lý chi NS, cấp ủy, chính quyền các cấp đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cƣờng hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát chi, bám sát dự toán, đảm bảo cân đối tích cực. Chi đầu tƣ phát triển đảm bảo thực hiện tiến độ dự án, chi thƣờng xuyên tiết kiệm hiệu quả ở huyện và ở cơ sở, đáp ứng chi đột xuất ở huyện, cơ sở tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Kho bạc huyện tích cực kết hợp với các ngành thuộc khối tài chính quản lý chặt chẽ ngân sách Nhà nƣớc, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành NS trên địa bàn huyện. Đƣa công nghệ thông tin vào việc hạch toán kế toán quản lý thu, chi đáp ứng yêu cầu quản lý NS xã.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm
Từ kinh nghiệm về quản lý NSNN của một số nƣớc và huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình có thể vận dụng để tăng cƣờng công tác quản lý thu, chi cho huyện Kim Sơn. Cụ thể là:
Trong quá trình quản lý thu, chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi NS, kìm hãm sự gia tăng quá mức của nhu cầu chi; cần coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tƣ của khu vực tƣ và đảm bảo phần phối công bằng xã hội.
Quản lý NSNN có liên quan chặt chẽ đến chu trình NS và phƣơng diện phân cấp quản lý NSNN. Trong phân cấp NS, cần chú trọng cân đối giữa NSTW và NSĐP nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền địa phƣơng trong phát triển kinh tế xã hội.
Kiểm tra quyết toán thu, chi rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý thu, chi NSNN. Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN đều đƣợc quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
Công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm toán quản lý NSNN luôn coi trọng hàng đầu trong định hƣớng phát triển kinh tế xã hội.
- Nghiên cứu hệ thống thuế phân bổ điều hòa cho địa phƣơng tại Nhật cho thấy một số vấn đề cần học hỏi:
Phân cấp rõ ràng nguồn thu giữa các cấp, chính quyền để tài trợ gánh nặng chi tiêu công.
Đôn đốc các địa phƣơng huy động tối đa khả năng tài chính; loại bỏ tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào NS cấp trên.
Cơ chế phân phối nguồn tài chính linh hoạt giữa NSTW và NSĐP nhằm tạo ra dịch vụ công đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng với nguồn tài chính hạn hẹp.
Kinh nghiệm từ Nhật: Trong điều kiện nguồn thu chƣa đảm bảo chi thì việc vay nợ của chính quyền địa phƣơng thông qua phát hành trái phiếu là cần thiết, vừa tạo ra thế chủ động cho địa phƣơng góp phần thị trƣờng tài chính phát triển.
Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ cho thấy để duy trì kỷ luật tài khóa trong quá trình quản lý điều hành NSNN là phải tìm ra một cách nào đó để chuyển từ chế độ NS vốn tập trung vào loại trừ bội chi NS sang chế độ NS hƣớng tới giải quyết cân đối NS giữa sức ép dài hạn và nhu cầu ngắn hạn. Để giải quyết vấn đề này Chính phủ Hoa Kỳ tăng cƣờng tính minh bạch, tính trách nhiệm và mục tiêu của chính sách tài khóa.
Từ kinh nghiệm quản lý NSNN của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ta rút ra: huyện cần quản lý NSNN theo đúng luật và các văn bản hƣớng dẫn; các huyện khác nhau có quá trình kinh tế - xã hội khác nhau; đều phải cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NS; coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc lập dự toán NS nhằm phát triển kinh tế - xã hội; mạnh dạn phân cấp quản lý NS cho cấp chính quyền địa phƣơng trên cơ sở thống nhất NS, chế độ theo quy đinh; thực hiện các biện pháp quản lý NS xuyên suốt chu trình quản lý NSNN, chấp hành quyết toán thanh, kiểm tra.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng này, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề nhƣ: Phần lý luận chung đã hệ thống hóa đƣợc các vấn đề cơ bản của NSNN, ngân sách cấp huyện và hoạt động thu, chi ngân sách cấp huyện; nghiên cứu thu, chi ngân sách cấp huyện tại một số nƣớc trên thế giới từ đó củng cố thêm hệ thống lý luận và rút ra những bài học kinh nghiệm cho đất nƣớc, làm cơ sở nghiên cứu tiếp nội dung liên quan đến đề tài: "Giải pháp tăng cường quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình". Từ những nội dung trên chƣơng 1 đã làm cơ sở để thu thập tài liệu, đặt ra các câu hỏi nghiên cứu và chỉ tiêu nghiên cứu ở chƣơng 2, phân tích thực trạng hoạt động thu, chi NS của địa phƣơng ở chƣơng 3 và đƣa ra giải pháp và đề xuất thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động NS ở Kim Sơn, Ninh Bình.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải đáp các câu hỏi sau:
- Những đặc trƣng của ngân sách nhà nƣớc và quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện ?
- Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện ?
- Những giải pháp và đề xuất nào thích hợp để tăng cƣờng quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Kim Sơn ?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập số liệu thứ cấp:
Số liệu đƣợc thu thập chủ yếu thông qua số liệu thứ cấp - đây là các số liệu đã đƣợc thu thập sẵn nhằm mục đích đánh giá thực trạng quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn.
Đề tài tiến hành thu thập các tài liệu tại các cơ quan thống kê trung ƣơng và địa phƣơng, các cơ quan chuyên môn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Kim Sơn, chi cục Thuế huyện Kim Sơn và các cơ quan khác có liên quan.
Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Các báo cáo khoa học của các chuyên ngành kinh tế, tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia.
Các công trình nghiên cứu, dự án của các cơ quan/ban/ngành huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Các tài liệu đƣợc lƣu hành internet...và các số liệu đƣợc thu thập tại sở kế hoạch và đầu tƣ trên cơ sở tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Nguồn gốc các tài liệu này đều đƣợc chú thích rõ ràng khi sử dụng trong luận văn và đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Thu thập thông qua tiếp cận các đối tƣợng: Tác giả gặp trực tiếp các đối tƣợng đƣợc điều tra để phỏng vấn theo một số nội dung chuẩn bị từ trƣớc về tình hình kinh tế - xã hội, quản lý ngân sách huyện.
Nhà quản lý: Đối tƣợng điều tra là Lãnh đạo quản lý cấp xã, huyện, các chuyên viên tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nhƣ: Phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thuế, chi cục Thống kê, các công chức Kế toán cấp xã.
Mẫu nghiên cứu: Trên địa bàn huyện có 27 xã, thị trấn số lƣợng nhà quản lý cấp xã là 27 ngƣời. Số lƣợng nhà quản lý cấp huyện, và chuyên viên là 19 ngƣời.
Công cụ nghiên cứu: Đề tài sử dụng chủ yếu bản câu hỏi đƣợc chuẩn bị sẵn làm công cụ thu thập thông tin về thực trạng quản lý NSNN huyện Kim Sơn.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Trên cơ sở tiến hành tập hợp, chỉnh lý, hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu đã thu thập đƣợc và tiến hành phân tích.
Dữ liệu sau khi đƣợc thu thập sẽ là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu có liên quan sau đó đƣợc mã hóa và nhập vào phần mềm xử lý số liệu nhƣ Excel.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Ở Luận văn này, tôi sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê mô tả:
Đề tài thu thập các số liệu thứ cấp về tình hình quản lý thu, chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện trong 3 năm 2011 - 2013. Các số liệu có liên quan thu thập từ nhiều nguồn khác nhƣ: số liệu từ nguồn lƣu trữ, số liệu thống kê, sách, báo, internet… và từ các nguồn khác.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
So sánh các chỉ tiêu của thời kỳ sau so với thời kỳ trƣớc, các chỉ tiêu dự kiến, kế hoạch so với thực hiện,... qua đó đánh giá đƣợc sự thay đổi, làm tiền đề để tìm hiểu và phân tích nguyên nhân.
- Phương pháp phân tích tổng hợp:
Dựa trên những số liệu đã thu thập đƣợc, đi sâu phân tích nhằm tìm ra