Sự tồn tại khách quan và vai trò của ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 27 - 29)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Sự tồn tại khách quan và vai trò của ngân sách cấp huyện

Cùng với quá trình phát triển của lịch sử, ngân sách Nhà nƣớc đã xuất hiện và tồn tại từ lâu. Với chức năng là công cụ tài chính rất quan trọng của Nhà nƣớc, Ngân sách Nhà nƣớc ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở hai tiền đề khách quan là Nhà nƣớc và kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nhà nƣớc tất yếu kéo theo yêu cầu tập trung nguồn lực tài chính vào tay Nhà nƣớc để làm phƣơng tiện vật chất trang trải, đáp ứng cho các chi phí nuôi sống bộ máy thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc.

Ngân sách Nhà nƣớc ta đã có từ lâu, song chỉ đƣợc thể chế thành Luật năm 1996 và có hiệu lực từ năm 1997, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật ngân sách Nhà nƣớc đã đƣợc hoàn thiện và thông qua. Tại kỳ họp thứ 2 khoá XI của Quốc hội nhằm quản lý ngày càng tốt hơn nền Tài chính Quốc gia, nâng cao tính chất chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nƣớc, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nƣớc, tăng tích luỹ nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Ngân sách huyện với tƣ cách là một bộ phận hữu cơ của Ngân sách Nhà nƣớc, cũng ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại phát triển của hệ thống ngân sách Nhà nƣớc, đảm bảo chức năng là cấp ngân sách trung gian giữa ngân

sách cấp tỉnh và ngân sách cấp xã, phƣờng cùng một số nhiệm vụ đƣợc uỷ quyền từ ngân sách Trung ƣơng.

Nhƣ đã nêu ở trên, Ngân sách huyện là một bộ phận hữu cơ của ngân sách địa phƣơng. Đóng vai trò Ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện, đó là vai trò đảm bảo chức năng Nhà nƣớc của Chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo luật định.

Ngân sách cấp huyện cùng ra đời và trải qua chặng đƣờng hình thành và phát triển, cùng với sự vận động, biến đổi của hoàn cảnh kinh tế - xã hội, sự tồn tại và phát triển của chính quyền cấp quận - huyện cả về lƣợng và chất là một thực tế không thể phủ nhận đƣợc. Vị trí, vai trò của Ngân sách huyện đƣợc thể hiện rõ trong Luật Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 2 khoá XI. Ngân huyện là một cấp ngân sách quan trọng, đóng vai trò là cầu nối giữa các đơn vị cơ sở với các cơ quan quản lý cấp trên. Mọi chủ chƣơng, chính sách của Nhà nƣớc, hiệu lực quản lý Nhà nƣớc đều có sự tham gia của cấp ngân sách này, giúp cho công tác quản lý điều hành đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời cũng phản ánh kết quả của chủ trƣơng chính sách, chế độ đó khi triển khai thực hiện tại cơ sở.

Là một cấp chính quyền cơ sở cũng tổ chức cho mình một bộ máy quản lý với hệ thống các cơ quan, đoàn thể, hành chính nhằm tổ chức thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc. Điều này cũng có nghĩa rằng để cho các cơ quan, đoàn thể, tổ chức đó hoạt động đƣợc thì cần phải có một quỹ tài chính tập trung, đó chính là Ngân sách huyện. Mặc dù không thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và các mục tiêu chiến lƣợc nhƣ ngân sách Trung ƣơng nhƣng Ngân sách huyện cũng tạo cho mình một vị trí nhất định, nhằm chủ động trong việc thực hiện chức năng Nhà nƣớc tại ở địa phƣơng tuỳ theo địa giới hành chính, tình hình kinh tế xã hội của từng huyện mà nhu cầu đảm bảo này sẽ khác nhau.

Trong thời gian qua, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế và thay đổi của đất nƣớc, sự năng động của Chính quyền các cấp cơ sở đã giúp cho kinh tế nhiều địa phƣơng phát triển mạnh mẽ, đó chính là đóng góp không nhỏ của ngân sách huyện, nguồn thu không ngừng tăng lên, các khoản chi đƣợc quản lý ngày một chặt chẽ, điều này khẳng định vai trò của ngân sách huyện.

Trong giai đoạn đổi mới hội nhập giao lƣu kinh tế quốc tế, tăng cƣờng vai trò, vị trí ngân sách huyện là hết sức cấp thiết, ngoài việc tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả hoạt động Nhà nƣớc, ngân sách huyện còn phải hƣớng cho các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển đúng đắn, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng, giải quyết các nhu cầu cấp thiết về vấn đề phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là vấn đề xoá đói giảm nghèo tại các huyện vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới của tổ quốc, đảm bảo sự công bằng giữa các vùng miền, giữ vững quốc phòng, an ninh xã hội.

Có thể nói công tác triển khai thực hiện Luật Ngân sách Nhà nƣớc, ngân sách huyện ngày càng khẳng định đƣợc vai trò, vị trí của mình nhằm thúc đẩy nền kinh tế - xã hội địa phƣơng tạo bƣớc phát triển đáng kể góp phần thay đổi diện mạo về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phƣơng, tạo đà cho đất nƣớc vững bƣớc trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, tiến tới công bằng dân chủ văn minh..

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)