5. Kết cấu luận văn
4.4.4. Hoàn thiện khâu xây dựng, lập dự toán
Quy trình lập dự toán ngân sách phải đảm bảo yêu cầu căn cứ lập dự toán theo luật quy định, thực hiện đầy đủ đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định phân bổ, giao dự toán NSNN. Trong quá trình lập dự toán cần chú ý 2 khâu then chốt là: Khâu hƣớng dẫn, số thông báo kiểm tra về dự toán cho các đơn vị thụ hƣởng NSNN và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hƣởng ngân sách gửi cho cơ quan tài chính, các cấp phải thận trọng thậm trí trao đổi thảo luận với các đơn vị để làm sáng tỏ các nhu cầu về dự toán nhằm phục vụ tốt cho quá trình xét duyệt dự toán.
Xây dựng định mức chuẩn mực làm cơ sở cho việc lập dự toán và xét duyệt dự toán phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.
Đổi mới về quyết định dự toán ngân sách: Quyết định dự toán chi ngân NSNN phải dựa vào các chuẩn mực khoa học đã đƣợc xác định nhằm đảm bảo cho dự toán chi NSNN đƣợc duyệt phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phƣơng. Khâu xét duyệt dự toán giữa cơ quan tài chính với từng đơn vị dự toán phải trao đổi thảo luận để đi đến thống nhất về dự toán các đơn vị. Trên cơ sở thống nhất
về dự toán của đơn vị thụ hƣởng NSNN cơ quan tài chính tổng hợp dự toán ngân sách cấp mình thông qua UBND và trình Hội đồng nhân dân cùng các cấp quyết định dự toán NSNN nhằm đảm bảo cho dự toán xét duyệt đƣợc hợp lý hơn.
4.4.5. Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng và bố trí cán bộ làm công tác tài chính, kế toán của huyện đƣợc xem là một trong những giải pháp tích cực, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác quản lý điều hành Ngân sách Nhà nƣớc địa phƣơng.
Để quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ huyện đi vào nề nếp, chính quy, hiện đại, đảm bảo đúng cơ sở pháp lý và nguyên tắc quản lý cán bộ của Đảng. Đội ngũ cán bộ phải ổn định, chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ, trong sạch, tận tụy phục vụ, thực sự là cầu nối giữa nhân dân với cơ quan Nhà nƣớc. Muốn có đƣợc đội ngũ cán bộ nhƣ vậy thì cần phải đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ huyện trên cơ sở xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền cấp huyện trong điều kiện và tình hình nhiệm vụ mới.
Quá trình đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ huyện cần phải tiến hành đồng bộ cả về xây dựng thể chế, tổ chức, quản lý, chế độ chính sách đãi ngộ.
4.4.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngân sách
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đang đƣợc ứng dụng tại hầu hết mọi lĩnh vực và ngày càng thể hiện rõ vai trò là công cụ đắc lực của mình. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, điều hành Ngân sách Nhà nƣớc thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Ngân sách là hết sức cần thiết. Hiện nay hầu hết các tỉnh thành trong cả nƣớc đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý Ngân sách và đã đem lại hiệu quả cao.
Huyện Kim Sơn là một huyện khó khăn của tỉnh, vì vậy để công tác quản lý Ngân sách Nhà nƣớc cần trang bị máy móc, thiết bị tin học, phần mềm quản lý chuyên dùng và phần mềm kế toán ngân sách cho các cơ quan, đơn vị sử dụng Ngân sách, đồng thời đi đôi với việc trang bị máy móc, thiết bị cần phải tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác này về chuyên môn, cùng kiến thức cơ bản. Trong thời gian tới, cần đầu tƣ cơ sở vật chất, nâng cao trình độ tin học cho các đơn vị của
huyện để phục vụ công tác quản lý thu, chi ngày càng có hiệu quả, đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ.
4.4.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm trong quản lý NSNN
- Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra về lập dự toán thu, chi NSNN
Hoàn thiện mối quan hệ phối hợp và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia vào quá trình kiểm tra NS từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NS, tức là kiểm tra trƣớc, kiểm tra trong thực hiện và kiểm tra sau.
Cải tiến kiểm tra, thanh tra việc lập dự toán thu, chi NSNN do cơ quan Tài chính các cấp đảm nhận về đảm bảo các yêu cầu, căn cứ và trình tự xây dựng dự toán theo luật định.
- Cải tiến kiểm tra, thanh tra trong quá trình chấp hành NSNN
Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc thƣờng xuyên kiểm tra, đối chiếu theo tiến trình chấp hành NS về chế độ, tiêu chuẩn, định mức tiến hành, tính hợp pháp, hợp lệ các chứng từ…đặc biệt hiệu quả và tiết kiệm trong chi tiêu NSNN.
Cơ quan Tài chính, Thuế phối hợp với KBNN cùng rà soát, đối chiếu tất cả các khoản thu, chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản thu, chi NSNN đƣợc hạch toán đầy đủ, chính xác. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản chi tiêu của đơn vị dự toán.
Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán quyết toán NSNN phải đảm bảo tính trung thực và đúng luật; xử lý nghiêm minh những sai phạm, tiêu cực trong quản lý thu, chi NSNN và khen thƣởng kịp thời việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả kinh phí NSNN, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao.
- Áp dụng các hình thức kiểm tra linh hoạt và hiệu quả
Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ, quy chế tự kiểm tra nhằm đảm bảo mở rộng đối tƣợng tham gia, thanh tra, kiểm tra toàn diện các lĩnh vực đối với các đơn vị thụ hƣởng NSNN. Do phần lớn các sai phạm về tài chính là do quần chúng phát hiện hoặc từ nội bộ các đơn vị mà có, nên cần thu thập nguồn thông tin từ quần chúng để phát hiện và tiến hành kiểm tra, thanh tra. Bên cạnh đó, có 2 cơ quan chức năng chuyên môn thanh tra, kiểm tra
thƣờng xuyên là cơ quan Tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc. Vì vậy, trong kiểm tra thƣờng xuyên các cơ quan chức năng có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra khác chỉ nên phối hợp thanh tra, kiểm tra theo chuyên môn cần thiết cho quá trình quản lý. Việc khen thƣởng cho các đơn vị trực tiếp thụ hƣởng NSNN, sử dụng NS hợp lý, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần hạn chế sai phạm cần đƣợc tiến hành kịp thời. Đồng thời, xử lý vi phạm nghiêm minh, minh bạch cũng góp phần hạn chế các sai phạm ở đơn vị thụ hƣởng NSNN.
- Khen thƣởng xử lý vi phạm kịp thời trong quản lý NSNN.
Nhằm đảm bảo tính trung thực, lành mạnh và hiệu quả trong quản lý thu, chi NSNN của các cấp ngân sách và việc quản lý, sử dụng kinh phí NSNN ở các cơ quan, đơn vị Hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội…thì việc khen thƣởng và xử lý kịp thời các hiện tƣợng vi phạm phải thực hiện nghiêm túc và luôn luôn chú trọng động viên tinh thần là trách nhiệm của cán bộ quản lý NSNN.
4.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp tăng cƣờng quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
4.5.1. Về phía Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ
Đối với Quốc hội, quyết định dự toán phân bổ ngân sách trung ƣơng cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, quyết đinh bổ sung NSNN cho ngân sách của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Trung ƣơng và thông qua báo cáo quyết toán NSNN.
Thƣờng xuyên tăng cƣờng tập huấn nâng cao năng lực nghiệp cho đội ngũ cán bộ công tác tài chính, đảm bảo tính độc lập tƣơng đối của địa phƣơng trong việc lập quyết định dự toán, phân bổ và phê chuẩn dự toán ngân sách địa phƣơng thì chính phủ cần phải loại bỏ cơ chế giao chỉ tiêu, nhiệm vụ thu, chi theo luật mà các địa phƣơng phải chấp hành.
4.5.2. Về phía cơ quan tài chính cấp trên
Tăng cƣờng thanh tra tài chính, cần chú ý tới chất lƣợng của những đợt thanh tra cũng nhƣ việc lựa chọn cán bộ làm công tác thanh tra là một vấn đề hết sức quan trọng.
Cần có biện pháp củng cố, chuẩn hoá, nâng cao năng lực, gắn trách nhiệm với công việc, quyền lợi của các thành viên trong ngành tại các đơn vị.
Cần có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các vùng miền, phân bổ ngân sách một cách có khoa học và hiệu quả hơn. Hoàn thiện cơ chế sổ sách hoá đơn, chứng từ. Đây là công cụ để các cấp ngân sách nhìn nhận, xem xét lại việc quản lý một cách tối ƣu, chứng từ không còn phù hợp đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng điều chỉnh cho phù hợp.
Tăng cƣờng công tác quản lý thu, chi NSNN là một vấn đề lâu dài và quan trọng nhất đối với các cấp NSNN, do vậy các cơ quan tài chính cấp trên không ngừng chỉ đạo và đôn đốc giám sát công tác thu, chi ngân sách. Từ đó, giúp cho toàn bộ hệ thống ngân sách có hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Từ cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của NS huyện Kim Sơn và rút ra những nhân tố ảnh hƣởng đã tạo ra những căn cứ xác thực cho việc thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý NS huyện Kim Sơn. Các giải pháp đƣợc đƣa ra, đề cập khá toàn diện đến các yếu tố tác động đến việc tăng cƣờng quản lý NS huyện, đặc biệt là tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thu, chi ngân sách, bồi dƣỡng cán bộ…nhằm tạo mọi điều kiện tăng cƣờng khai thác các nguồn thu tiềm năng sẵn có; sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi tiêu, đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đƣợc xác lập.
KẾT LUẬN
NSNN nói chung và Ngân sách huyện nói riêng là một trong những công cụ của chính sách tài chính Nhà nƣớc và địa phƣơng để quản lý vĩ mô nhằm đáp ứng những mục tiêu ổn định KT-XH, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy tăng cƣờng quản lý NSNN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nƣớc khi thực hiện nhiệm vụ KT-XH, AN-QP.
Với nỗ lực của UBND huyện Kim Sơn, các ban, nghành đoàn thể trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua đã từng bƣớc cố gắng, hoạt động quản lý thu chi NSNN trên địa bàn trong những năm qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ. Công tác thu ngân sách Nhà nƣớc đã thực hiện tƣơng đối tốt và vƣợt kế hoạch đề ra. Công tác chi NS đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo định hƣớng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Chi đầu tƣ tập trung có trọng tâm, trọng điểm. Chi thƣờng xuyên của các đơn vị đƣợc đảm bảo góp phần thắng lợi trong việc thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn, đáp ứng đƣợc nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của huyện nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ấy, công tác quản thu lý chi NSNN của huyện còn một số tồn tại. Luận văn đã giải quyết đƣợc những vấn đề sau:
1. Luận văn góp phần làm rõ thêm bản chất, những khái niệm cơ bản nhất về NSNN và quản lý thu, chi NSNN cấp huyện. Luận văn đề cập đến kinh nghiệm quản lý thu, chi NSNN của một số nƣớc trên thế giới nhƣ: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore và đề cập đến thực tiễn quản lý NSNN ở một số địa phƣơng tiêu biểu trên cả nƣớc từ đó có thể rút ra những bài học trong quá trình quản lý NSNN ở Việt Nam nói chung và huyện Kim Sơn nói riêng.
2. Thực tế nghiên cứu về thực trạng hoạt động thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cho thấy nổi cộm lên các vấn đề nhƣ tổng thu NSNN trên địa bàn còn chiếm tỷ lệ nhỏ, trình độ đội ngũ cán bộ đôi khi còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, khâu xây dựng và lập dự toán còn yếu... Chính vì vậy,
chính quyền địa phƣơng cần quan tâm hơn nƣa đến công tác quản lý thu, chi NS để đảm bảo công tác thu, chi đƣơc thực hiện tuân thủ đúng luật NS.
3. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Sơn, những quan điểm cơ bản về quản lý NSNN huyện Kim Sơn và cơ sở đề ra những giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý NSNN làm cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý thu, chi NS huyện Kim Sơn.
Luận văn xây dựng 7 biện pháp nhằm tăng cƣờng quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện nhƣ: Nuôi dƣỡng nguồn thu, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn; hoàn thiện khâu xây dựng và lập dự toán; tăng cƣờng kiểm tra giám sát các hoạt động thu, chi NS; tăng cƣờng công tác tập huấn, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; ứng dụng công nghệ thong tin vào công tác quản lý NS; Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, khen thƣởng, xử lý kịp thời vi phạm trong quản lý NSNN. Trong 7 biện pháp trên nhấn mạnh vào 2 biện pháp chính là: Nuôi dƣỡng nguồn thu, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn và hoàn thiện khâu xây dựng và lập dự toán. Vì đây là giải pháp giải quyết vấn đề lớn nhất mà huyện đang gặp phải, tạo sự phát triển ổn định và cân đối cho NS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2003), Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực
hiện, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2007), Hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước, Nhà xuất Bản Tài chính, Hà Nội.
3. Bộ tài chính (2008), Thuế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Cành (2008), Tài chính công, Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa và bổ sung, Nxb Đại học quốc gia, Tp HCM.
5. Dƣơng Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
6. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM.
7. Bùi Thị Mai Hoài (2007), Cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, Nxb Đại học quốc gia, Tp HCM.
8. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý ngân sách nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội. 9. Trần Hoàng Ngân (1996), Tiền tệ - Ngân hàng và thanh toán quốc tế, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
10. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kim Sơn (2011), Báo cáo quyết toán ngân
sách Nhà nước năm 2011, Kim Sơn.
11. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kim Sơn (2012), Báo cáo quyết toán ngân
sách Nhà nước năm 2012, Kim Sơn.
12. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kim Sơn (2013), Báo cáo quyết toán ngân
sách Nhà nước năm 2013, Kim Sơn
13. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kim Sơn (2013), Tài liệu dự toán thu chi ngân sách Nhà nước năm 2014, Kim Sơn.
14. Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nôi. 15. Phan Thị Giang Thu (2007), Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, Nxb Tƣ
pháp, Hà Nội.
17. Nguyễn Thanh Tuyền (1993), Lý thuyết tài chính, Trƣờng Đại học Tài Chính – Kế toán Tp Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Văn Tuyến (2007), Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, Nxb Tƣ pháp,