3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4 So sánh một số chỉ tiêu giữa quả xoài tượng với quả xoài giống khác
khác trồng tại Bắc Giang [30]
Số liệu trong bảng 25 cho thấy số liệu của các giống xoài Canh nông, Kiến Thụy, GL1 trong bảng 25 [30]:
Bảng 25: So sánh một số đặc điểm của quả xoài tượng với quả xoài giống khác trồng tại Bắc Giang.
Đặc điểm Xoài tượng Canh nông Kiến Thụy GL1
- Chiều dài quả (cm) 16,30 ± 0,42 10,50 ± 0,19 11,60 ± 0,19 13,10 ± 0,32
- Bề rộng quả (cm) 8,77 ± 0,24 7,52 ± 0,16 6,45 ± 0,16 6,25 ± 0,09
- Chiều dầy quả (cm) 7,30 ± 0,24 6,60 ± 0,17 5,07 ± 0,11 6,00 ± 0,10
- Khối lượng quả (g) 661,67 ± 32,57 282,40 ± 18,91 175,60 ± 13,55 258,33 ± 12,96
- Tỷ lệ phần ăn được (%) 80,18 75,86 70,27 75,55
-Tỷ lệ vỏ (%) 9,28 14,14 14,35 11,61
-Tỷ lệ hạt (%) 10,00 10,00 15,38 12,84
- Màu sắc vỏ quả Xanh vàng Xanh vàng Vàng hồng Vàng đẹp
- Màu sắc thịt quả Vàng nhạt Vàng đậm Vàng đỏ Vàng đậm
- Đặc điểm khác
- Thuôn dài, đầu quả hơi
cong lại, má dày - Nhạt, hơi chua, thơm, thịt chắc - Thuụn trũn, mỏ dày. - Ngọt, hơi chua, thơm thịt chắc ít sơ - Thuôn dài, hơi cong lại ở
phía đầu quả.
- Ngọt vừa, thịt mềm, nhiều sơ, thơm
- Thuôn dài
- Ngọt, chắc thịt, ít sơ, thơm
+ Quả xoài tượng có kích thước lớn nhất, chiều dài đạt 16,30 cm; rộng quả 8,77 cm; dầy quả 7,30 cm. Khối lượng đạt 661,67 g. Quả xoài Kiến Thụy có kích thước, khối lượng nhỏ hơn cả, chiều dài quả 11,60 cm; rộng quả 6,45 cm; dầy quả 5,07 cm, khối lượng quả 175,60 g.
+ Tỷ lệ 3 phần thịt - vỏ - hạt: Quả xoài tượng có tỷ lệ phần ăn được lớn nhất đạt 80,18%, tỷ lệ vỏ và hạt thấp nhất (tỷ lệ vỏ là 9,82%; tỷ lệ hạt là 10,00%). Quả xoài Kiến Thụy có tỷ lệ ăn được thấp nhất (70,27%), tỷ lệ vỏ
và hạt cao (tỷ lệ vỏ là 14,35% và hạt 15,38%). Ở xoài Canh nông và GL1, các tỷ lệ này đạt giá trị trung bình.
+ Hình dáng và màu sắc quả: Các giống xoài tượng, Kiến Thụy, GL1
đều có dáng thon dài, xoài tượng và Kiến Thụy hơi cong lại ở một đầu. Xoài Canh nông dỏng thuụn trũn, mỏ dầy.
Màu sắc thịt quả của cỏc dũng, giống xoài trên từ vàng nhạt đến vàng đậm. Vàng nhạt ở xoài tượng, vàng đậm ở xoài Canh nông, GL1. Cả 4 giống xoài trên đều có mùi thơm hấp dẫn. Xoài tượng và Canh nông có vị hơi chua, xoài Kiến Thụy và GL1 có vị ngọt.
Như vậy, đặc điểm hình thái, màu sắc và khối lượng quả xoài là những chỉ tiêu rất có ý nghĩa trong trao đổi trên thị trường trong và ngoài nước. Theo Trịnh Thường Mại (1995) [12] [13] đặc điểm chung của các giống xoài xuất khẩu là quả có khối lượng từ 300 – 500g, má dầy, hạt nhỏ, màu sắc hấp dẫn. Qua kết quả bảng 25 ta thấy xoài tượng đã đáp ứng được thị trường trong và ngoài nước.
Bảng 26: So sánh thành phần dinh dưỡng của quả xoài ở một số dòng, giống xoài trồng tại Bắc Giang [23]
Thành phần dinh dưỡng Xoài tượng Canh nông Kiến Thụy GL1 Chất khô (%) 17,40 19,10 14,70 19,40 Đường tổng số (%) 11,00 18,20 11,60 15,26 Axit tổng số 0,35 0,40 0,34 0,54 Xenlulozơ 0,55 0,30 0,37 0,30 Vitamin C (mg/100g) 30,50 32,50 60,55 35,39 Caroten (mg/100g) 2,2 2,2 2,10 3,10
Trong những năm gần đây, GL1 là một trong những giống xoài tuyển chọn của viện nghiên cứu rau quả nên có nhiều ưu điểm hơn cả về chất lượng của quả, song căn cứ vào những chỉ tiêu trên ta thấy, phẩm chất quả xoài tượng cũng không thua kém nhiều so với GL1.Qua sự so sánh này một lần nữa khẳng định giá trị dinh dưỡng cao của quả xoài tượng trồng tại Lạng Giang - Bắc Giang và cây xoài hoàn toàn thích hợp với vùng đất này.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. Kết luận
1. Sinh trưởng (tăng kích thước và khối lượng) của quả xoài tượng tại Lạng Giang Bắc Giang: Xảy ra với tốc độ cao nhất từ 1 đến 3 tuần tuổi,
sau đó chậm lại và đến 16 tuần tuổi đạt cực đại về khối lượng chất khô, các chỉ tiêu sinh trưởng khác hầu như không tăng (tăng ở mức không đáng kể).
2. Diệp lục và carotenoit trong vỏ quả xoài tượng biến đổi ngược chiều nhau: hàm lượng diệp lục tăng dần và đạt cực đại trong vỏ quả 11 tuần tuổi rồi giảm nhẹ đến tuần 15 và giảm mạnh ở quả 16 tuần tuổi và tiếp tục giảm ở quả chín 17 tuần tuổi; trong khi đó hàm lượng carotenoit tăng liên tục và đạt cực đại trong vỏ quả xoài chín (17 tuần tuổi)
3. Lượng đường khử: tăng liên tục từ quả 3 tuần tuổi đạt cực đại trong
quả chín 17 tuần tuổi; tinh bột biến động giảm từ 3 tuần tuổi đến mức thấp nhất trong quả 7 tuần tuổi sau đó tăng dần đến cực đại trong quả xoài 15 tuần tuổi rồi lại giảm nhẹ khi quả chín (17 tuần tuổi), gần tương tự với sự biến động zic zắc như vậy đối với hoạt tính của enzim amylase
4. hàm lượng của protein trong thịt quả xoài tượng tại Lạng Giang, Bắc Giang: Giảm dần từ quả 3 tuần tuổi đến quả chín 17 tuần tuổi. Hoạt tính
protease tăng đến 13 tuần tuổi, tiếp theo giảm mạnh trong khi quả 15 tuần tuổi rồi giảm nhẹ đến khi quả chín 17 tuần tuổi.
5. Lượng lipit: trong quả xoài tượng tăng dần từ quả 3 tuần tuổi đến 13
tuần tuổi rồi giảm nhẹ từ quả 15 tuần tuổi đến khi chín (17 tuần tuổi).
6. Hàm lượng axit tổng số: giảm mạnh trong quả 5 tuần tuổi rồi tăng
đến cực đại trong quả 11 tuần tuổi sau đó giảm dần liên tục đến khi quả chín (17 tuần tuổi) trong khi đó vitamin C tăng mạnh đạt cực đại trong quả 5 tuần tuổi rồi giảm dần liên tục đến khi quả chín (17 tuần tuổi). Hoạt độ của
11 tuần tuổi rồi lại giảm nhanh trong quả 13 tuần, sau đó tăng nhẹ trong quả 16 tuần rồi lại giảm trong quả chín 17 tuần.
7. Hàm lượng tanin trong quả xoài tượng Bắc Giang: Giảm liên tục và
trong quả chín chỉ còn xấp xỉ bằng 1/22 của chỉ số đó trong quả 3 tuần tuổi.
8. Hàm lượng xenlulozơ: khá cao trong quả 3 tuần tuổi, tăng dần và đạt
cực đại ở quả 9 tuần tuổi rồi giảm dần và ổn đạt tối thiểu trong quả chín (17 tuần tuổi).
9. Hoạt độ của enzim catalase và peroxidase: biến động ngược nhau
trong thời kỳ quả 3 đến 5 tuần tuổi (catalase giảm, peroxidase tăng) rồi ít biến động đến 13 tuần tuổi, sau đó hoạt độ của các 2 enzim đều tăng nhanh và đạt cực đại trong quả chín 17 tuần tuổi.
10. Quả xoài tượng chín ở Bắc Giang chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng
cần thiết cho con người đặc biệt với lượng cao axit hữu cơ tổng số, vitamin C, hàm lượng tanin rất thấp, có đầy đủ các axit amin kể cả các axit amin không thay thế, các chất khoáng thiết yếu với lượng cao, các chất canxi, magie, natri, sắt, photpho, lưu huỳnh: so với các giống xoài khác cũng được trồng tại Bắc Giang nhìn chung quả xoài tượng có giá trị tương đương lượng tổng số, ngoài ra hàm lượng đường tổng số và vitamin C có thấp hơn chút ít.
11. Thời điểm chín sinh lý của quả xoài tượng tại Bắc Giang là 16
tuần tuổi
II. Đề nghị
Thời gian thu hái tốt nhất đối với quả xoài tượng trồng tại Lạng giang - Bắc giang là thời kỳ 16 tuần tuổi, khi đó quả đó chín sinh lí. Nếu thu hoạch sớm hay muộn hơn phẩm chất quả đều kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn - Kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn cây ăn trái và môi trường. NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh 2004, trang 197 - 205. 2. Lâm Thị Kim Châu, Văn Đức Chớn, Ngụ Đại Nghiệp - Thực tập lớp hoá
sinh. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh 2004 trang 51, 69 - 72, 107. 3. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng - Hoá sinh học. NXB Giáo dục, 2003. 4. Phạm Thị Trõn Chõu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tường - Thực hành
hoá sinh. NXB Giáo dục, 1998.
5. Phan Văn Chi, Nguyễn Bích Nhi, Nguyễn Thị Tỵ - Xác định thành phần axit amin bằng phương pháp dẫn xuất hoá với OPA và FMOC trên hệ HP- Amino Quant Series II, Kỷ yếu 1997, Viện công nghệ sinh học, trang 454 - 461.
6. Nguyễn Thị Hiền, Vũ Thị Thư. Hoá sinh học. NXB ĐHSP - 2004, trang 147 - 420.
7. Vũ Công Hậu (1969), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXBNN. TP Hồ Chí Minh, 1996, tr.168-169, 458 - 483.
8. Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Như Khanh, Nguyễn Thị Lan Phương, Hoàng Thị Phương. Phẩm chất hạt của một số giống vừng đen
Sesamum indicum L. địa phương và ngoại nhập. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ IV... 183 - 186
9. Nguyễn Như Khanh, Nguyễn Bảo Châu. Sinh học phát triển thực vật. NXB Giáo dục, 2009. 183 trang. 194 - 197
10. Kỹ thuật trồng và thâm canh Xoài, Nhãn, Vải. Tài liệu tập huấn nông dân. NXB Nông nghiệp 2005, 440 trang.
11. Kỹ thuật trồng, chăm súc cõy ăn quả theo ISO - Cây Xoài. NXB Lao động xã hội 2006, 122 trang.
12. Phạm Thị Thanh Mai, Đỗ Quý Hai, Phạm Thị Hạnh. Hoạt tính chống oxi hóa của cây sen (Nelumbo micifera Gaertn). Những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống. Hội nghị toàn quốc 2005. Trường đại học Y Hà Nội in tháng 11 năm 2005. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội 2005. 634 - 637
13. Trịnh Thường Mại (1995), "Các giống xoài xuất khẩu", Thông tin KHKT Rau - hoa - quả, số 5, tr.9-11.
14. Trịnh Thường Mại, Lưu Quang Trung (2000), Thị hiếu thị trường xoài thế giới, Báo Nông nghiệp, số 111 ra ngày 04 tháng 8, tr.14.
15. Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Như Khanh. Thực hành sinh lý thực vật. NXB Giáo dục - 1982, 183 trang.
16. Nguyễn Văn Mùi. Thực hành hoá sinh học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001, 173 trang.
17. 575 giống cây trồng nông nghiệp mớ. Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp (APS) hợp phần giống cây trồng. NXB Nông nghiệp - 2005, 412 trang.
18. Nghề làm vườn 11. NXB Giáo dục 2007.tr.92.
19. Phan Văn Tân. Nghiên cứu 1 số chỉ tiêu quang hợp và mối tương quan của chúng với năng suất cà phê tại Đắc Lắc. Luận án tiến sĩ sinh học. Hà Nội. 2001
20. Nguyễn Đắc Tạo, nguyễn Minh Trí. Tìm hiểu ảnh hưởng của một số nguyên tố sinh thái đến phẩm chất quả bưởi Thanh Trà ở huyện Hương Hà Thừa Thiên - Huế. Hội nghị khoa học toàn quốc lần 4. Hóa sinh và sinh học phân tử, y học và công nghiệp thực phẩm. Ngày 15 - 17 tháng 10 năm 2008 NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 407 - 409.
21. Hoàng Minh Tấn, Vũ Quang Sáng, Nguyễn Kim Thanh. Giáo trình sinh lý thực vật. NXB Đại học Sư phạm, 2006.
22. Võ Minh Thư, Đặng Thị Oanh. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa của 3 giống xoài Hòa lộc, Cát mốc, bưởi trồng tại vùng đất đồi núi Quy Nhơn,
Bình Định. Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc 2004. Định hướng Nông lâm nghiệp Miền núi Thỏi Nguyờn 23 tháng 9 năm 2004. NXB khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội -2004. 678-680.
23. Tôn Thất Trình. Tìm hiểu các loại cây ăn trái có triển vọng xuất khẩu. NXB Nông nghiệp 1995.
24. Tổng Cục Thống kê (2005), Số liệu thống kê Nông lâm thuỷ sản 2001-2004, http:// www.gso.gov.vn.
25. Lê Thị Chung. Tìm hiểu và ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật để kiểm soát hiện tượng rụng trái xoài non (Mangifera indica L.). Tóm tắt luận án tiến sĩ sinh học. TP HCM-2003
26. Trần Thế Tục và cộng sự. Giáo trình cây ăn quả - Trường Đại học Nông nghiệp. NXB Nông nghiệp - 1998, 268 trang.
27. Trần Thế Tục, Ngô Hồng Bình. Cây Xoài và kỹ thuật trồng. NXB Lao động và Xã hội.
28. Từ điển bách khoa nông nghiệp. Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam. Hà Nôi 1991. 455 trang
29. Vũ Văn Vụ, Vũ Thị Tâm, Hoàng Minh Tấn. Sinh lý học thực vật. NXB Giáo dục - 1999.
30. Nguyễn Văn Vượng. Nghiên cứu thực trạng sản xuất, đặc tính nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất xoài ở tỉnh Bắc Giang. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. 2006
31. AC. Humel. The biochemistry of fruits and ther products voll.
Academic Press London and New York.
32. Lincoln Taiz, et al. Plant physiology 3 edition Sinauer Associates, Inc.
Publishers, Sunderland, Massachusetts, 2006
33. Meтоды биохимиеского исследования растений. Изд. 2-e, переработанное и дополненное. Под редакцией д-ра биолог. Наук A.И.Ермакова. Ленинград издателъство ״Колос ״, 1972,456 страниц
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ...1
1. Lí do chọn đề tài ...1
2. Mục đích của đề tài ...2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...2
PHẦN NỘI DUNG ...4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...4
1.1. Đặc điểm sinh học ...4
1.1.1. Nguồn gốc phân loại của cây xoài ...4
1.1.2.Hình thái của cây xoài ...4
1.1.3 Đặc tính sinh thái của cây xoài ... 10
1.1.3.1 Nhiệt độ: ... 10
1.1.3.2. Lượng mưa ... 10
1.1.3.3. Đất đai ... 11
1.1.3.4. Ánh sáng ... 12
1.2 Giá trị của cây xoài ... 12
1.2.1.Về mặt dinh dưỡng ... 12
1.2.2. Ý nghĩa kinh tế ... 13
1.2.3. Hiệu quả về mặt xã hội và môi trường ... 14
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ xoài trên thế giới và trong nước. ... 14
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới ... 14
1.3.2. Tình hình sản xuất xoài và tiêu thụ xoài trong nước ... 17
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 21
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ... 21
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu ... 21
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu quả : ... 21
2.3.2.1. Phương pháp thu mẫu : ... 21
2.3.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu ... 22
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu... 30
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ... 32
3.1. Động thái một số chỉ tiêu sinh lí theo tiến trình sinh trưởng phát triển của quả xoài tượng trồng tại Lạng Giang. ... 32
3.1.1. Theo dõi thời điểm ra hoa và hình thành quả. ... 32
3.1.2. Động thái một số chỉ tiêu sinh lý của quả xoài tượng, trồng tại Lạng Giang, Bắc Giang theo tiến trình sinh trưởng, phát triển của quả. ... 33
3.1.2.1. Kích thước và thể tích quả ... 33
3.1.2.2. Khối lượng quả tươi và tỷ lệ các chất khô trong quả ... 38
3.1.2.3. Thành phần sắc tố và sự biến đổi sắc tố quang hợp trong vỏ quả xoài tượng qua các thời kỳ phát triển. ... 39
3.2 Sự biến đổi một số chỉ tiêu hoá sinh của quả xoài tượng theo tiến trình sinh trưởng và phát triển của quả. ... 43
3.2.1 Sự biến đổi hàm lượng đường khử và tinh bột ... 43
3.2.1.1 Hàm lượng đường khử ... 44
3.2.1.2 Hàm lượng tinh bột ... 46
3.2.2 Sự biến đổi hàm lượng protein ... 47
3.2.3 Sự biến đổi hàm lượng lipit. ... 49
3.2.4. Sự biến đổi hàm lượng axit tổng số ... 51
3.2.5. Sự biến đổi hàm lượng vitamin C. ... 53
3.2.6. Sự biến đổi hàm lượng Tanin ... 55
3.2.6. Sự biến đổi hàm lượng xenlulozơ ... 57
3.2.7 Sự biến đổi hoạt độ của một số enzim trong thịt quả xoài tượng qua các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của quả. ... 60
3.2.7.2 Hoạt độ của protease ... 63
3.2.7.3 Hoạt độ ascorbat oxidase ... 65
3.2.7.4 Hoạt độ của catalase ... 67
3.2.7.5 Hoạt độ của peroxidase ... 68
3.3 Phẩm chất dinh dưỡng của quả xoài tượng ... 70
3.3.1 Thành phần dinh dưỡng trong thịt quả. ... 70
3.3.2 Thành phần axit amin trong cùi xoài ... 72
3.3.3 Thành phần khoáng trong thịt quả ... 73
3.4 So sánh một số chỉ tiêu giữa quả xoài tượng với quả xoài giống khác trồng tại Bắc Giang ... 75
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ... 78
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn GS. TS