Thẩm quyền giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 56)

Xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm là giai đoạn tố tụng quan trọng và có nhiều đặc thù so với xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Nó quyết định việc chấp nhận hay bác bỏ các yêu cầu kháng nghị cho rằng bản án đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm nghiêm trọng. Qua đó đảm bảo việc đưa bản án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành đúng đắn, phù hợp với chân lý khách quan. Như vậy, thẩm quyền giám đốc thẩm các vụ án của Tòa án là tập hợp các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến việc giao vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị cho Tòa án cấp nào giải quyết, phạm vi các vấn đề cần giải

quyết, quyền ra các quyết định của Tòa án cấp giám đốc thẩm trong qúa trình giải quyết vụ án nhằm đạt được yêu cầu đặt ra.

Do luật tổ chức TAND được sửa đổi, bổ sung nên ở TAND tối cao không còn Uỷ ban thẩm phán mà chỉ có Toà hình sự và Hội đồng thẩm phán. Do vậy, theo luật tổ chức Toà án nhân dân và Điều 279- BLTTHS thì hiện nay chỉ còn ba cấp giám đốc thẩm là Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh, Tòa hình sự TAND tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao là có thảm quyền giám đốc thẩm.

Nếu theo quy định tại Điều 248 BLTTHS năm 1988 thì về lý thuyết cũng như thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp một quyết định kháng nghị nhưng do nhiều Toà án xét xử giám đốc thẩm.

VD: Bản án sơ thẩm do Toà án cấp huyện xét xử sơ thẩm có hai bị cáo A,B. Sau khi xét xử sơ thẩm chỉ có bị cáo B kháng cáo. Toà án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm đối với bị cáo B. Trong trường hợp này, bản án có hiệu lực pháp luật đối với A là bản án sơ thẩm của Toà án cấp huyện, còn đối với B là bản án của Toà án cấp tỉnh. Sau khi bản án sơ thẩm và phúc thẩm có hiệu lực pháp luật, phát hiện Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết án A và B đều không đúng pháp luật phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Căn cứ vào quyết định kháng nghị thì Toà hình sự TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm đối với B và Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh xét xử giám đốc thẩm đối với A. Quy định này vừa phức tạp và làm cho vụ án kéo dài, có trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm của Toà hình sự chấp nhận kháng nghị nhưng Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh không chấp nhận kháng nghị làm cho việc giám đốc thẩm mất hết ý nghĩa và vụ án lại kéo dài nếu quyết định giám đốc thẩm của

Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh bị kháng nghị (nếu việc không chấp nhận kháng nghị là trái pháp luật).

Từ thực tiễn đó tại khoản 4 Điều 279 BLTTHS năm 2003 quy định: "Những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của các cấp khác nhau được quy định tại các khoản 1,2 và 3 của Điều này thì cấp có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án".

BLTTHS căn cứ vào nguyên tắc Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới nên Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh và Uỷ ban thẩm phán TAQS cấp quân khu giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Tòa án cấp huyện, TAQS khu vực; Tòa hình sự TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, TAQSTW xét xử giám đốc thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật TAQS cấp quân khu và những bản án hoặc quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm của Tòa án này đối với những bản án, quyết định của TAQS khu vực; Hội đồng thẩm phán TAND tối cao giám đốc thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAQSTW, của Toà hình sự, các Toà phúc thẩm TAND tối cao bị kháng nghị.

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)