Hậu quả pháp lý của việc kháng nghị.

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77)

Pháp luật quy định người có quyền kháng nghị có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định trên thì người có quyền kháng nghị có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án mà không quy định hoãn thi hành bản án. Trong khi đó tại Điều 261- BLTTHS quy định hoãn chấp hành hình phạt tù và Điều 262- BLTTHS quy định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Giữa hai điều luật này có nội dung khác nhau: Hoãn chấp hành hình phạt tù chỉ áp dụng đối với người bị kết án đang tại ngoại, còn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù chỉ áp dụng đối với người bị kết án đang trong trại giam. Vậy đối với trường hợp người bị kết án bị phạt tù, nhưng khi có quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm họ vẫn chưa thi hành án thì người kháng nghị có quyền quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù không? Thực tiễn xét xử có trường hợp người kháng nghị quyết định hoãn chấp hành án phạt tù đối với người bị kết án, cũng có trường hợp kháng nghị theo hướng cho người bị kết án được hưởng án treo và không nói gì đến việc hoãn hay tạm đình chỉ việc chấp hành hình phạt tù. Các trường hợp trên, Toà án cấp sơ thẩm đều không ra lệnh thi hành án mà chờ quyết định giám đốc thẩm. Xét về khía cạnh pháp lý thì các trường hợp trên là không đúng quy định của pháp luật TTHS, còn không có quyết định gì về hoãn hay tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà cấp sơ thẩm không ra lệnh thi hành án là trái với quy định tại Điều 260 – BLTTHS.

Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác của pháp luật, chúng tôi đề nghị bổ sung vào Điều 276 - BLTTHS trường hợp hoãn thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị.

Trong thực tiễn xét xử, không chỉ có những trường hợp cần hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành bản án mà còn có không ít trường hợp người bị kết án nhưng được hưởng án treo, bị phạt cảnh cáo, phạt tiền nhưng bị kháng nghị đề

nghị Toà án xét xử giám đốc thẩm giữ nguyên quyết định của Toà án dã phạt tù giam đối với người bị kết án hoặc huỷ bản án để xét xử lại theo hướng phạt tù giam đối với họ. Nhưng BLTTHS không quy định người có quyền kháng nghị được áp dụng các biện pháp ngăn chặn đã được quy định tại chương VI BLTTHS. Do đó, rất nhiều trường hợp khi nhận được kháng nghị, người bị kết án bỏ trốn, tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh pháp luật. Sau khi có quyết định giám đốc thẩm cơ quan điều tra hoặc toà án không tiến hành được thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, BLTTHS cần quy định cho người kháng nghị đươc quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định tại chương VI- BLTTHS như ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm [42, tr 04].

VD: Trường hợp một người phạm tội rất nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, xâm phạm an ninh Quốc gia… Do sai lầm nên Tòa án cho hưởng án treo hoặc tuyên bố không phạm tội; không kê biên tịch thu tài sản. Khi nhận được bản kháng nghị theo hướng bất lợi cho mình, kẻ phạm tội có biểu hiện trốn tránh và phân tán tài sản. Trường hợp này rõ ràng là cần phải tạm đình chỉ thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật và áp dụng biện pháp ngăn chặn để đảm bảo cho việc thi hành án sau này.

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)