Thời hạn kháng nghị

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 50)

Việc phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm kịp thời để báo với người có quyền kháng nghị biết là một việc rất quan trọng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của bị cáo; đảm bảo sự tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật. Việc quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cũng chính là để tăng cường công tác giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới.

Điều 278- BLTTHS quy định: “1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết cần minh oan cho họ…”

Theo quy định trên thì việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không bị hạn chế về thời hạn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào hễ có lợi cho người bị kết án là quyết định kháng nghị mà phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để quyết định kháng nghị hay không.

VD: Một người bị kết án 5 năm tù, đã chấp hành xong hình phạt tù. Sau khi ra tù người này đề nghị cho họ được hưởng án treo để được giải quyết chế độ nghỉ hưu. Trong trường hợp này, dù có muốn kháng nghị theo hướng cho người này được hưởng án treo thì cũng không thể thực hiện được bởi lẽ án treo chỉ là biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện. Hình phạt tù mà Tòa án áp dụng đối với họ, họ đã chấp hành hình phạt xong. Nếu đặt vấn đề miễn chấp hành hình phạt tù đối với họ là vô nghĩa. Vì vậy, dù có lợi cho người bị kết án thì trong trường hợp cụ thể này việc kháng nghị cũng không thực hiện được.

Còn kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án là trường hợp như kháng nghị vì bản án đã áp dụng hình phạt quá nhẹ; cấp phúc thẩm giảm hình phạt không đúng; bị cáo được miễn hình phạt; miễn trách nhiệm hình sự không đúng mà đáng lẽ bị xử phạt; định tội danh nhẹ mà đáng lẽ phải định tội danh nặng hơn; không kết tội một người mà đáng lẽ phải kết tội; Cũng được coi là kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án nếu kháng nghị với lí do trong khi thi hành bản án Tòa án đã giảm hình phạt hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án.v.v. cho người không có đủ tiêu chuẩn hoặc không đúng quy định của pháp luật. Như vậy, đối với những quyết định của Tòa án xử lý về hình sự, luật quy định chỉ được kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án trong thời kỳ một năm kể từ ngày bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Bởi lẽ, không thể bất cứ lúc nào cũng có thể thay thế một hình phạt đã tuyên án đối

với người bị kết án bằng một hình phạt nặng hơn. Nếu không kháng nghị trong thời hạn một năm thì trong bất cứ trường hợp nào cũng không được kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án.

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 50)