Về xây dựng pháp luật.

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 91)

Quá trình tìm hiểu các quy phạm pháp luật về giám đốc thẩm được quy định trong BLTTHS, chúng tôi đề nghị sửa đổi bổ sung một số điều luật sau:

Điều 272. Tính chất của giám đốc thẩm.

Giám đốc thẩm là xét lại vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án.

Điều 276. Tạm đình chỉ hoặc hoãn thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Những người đã kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ hoặc hoãn thi hành bản án hoặc quyết định đó.

Quyết định tạm đình chỉ hoặc hoãn thi hành bản án phải gửi cho Toà án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

Điều 277. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

1. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải nói rõ lý do và chậm nhất sau 7 ngày phải được gửi cho:

a) Toà án đã ra bản án hoặc quyết định bị kháng nghị; b) Toà án sẽ xét xử giám đốc thẩm;

c) Người bị kết án và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị.

2. Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thì trước khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 278 của Bộ luật này, người có quyền kháng nghị phải trả lời cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị.

Điều 278. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn một năm đối với tội ít nghiêm trọng, tiến hành trong thời hạn hai năm đối với tội nghiêm trọng, tiến hành trong thời hạn ba năm đối với tội rất nghiêm trọng, tiến hành trong thời hạn bốn năm đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 280. Những người tham gia phiên toà giám đốc thẩm

Phiên toà giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu Viện kiểm sát vắng mặt thì phải hoãn phiên toà.

Khi xét thấy cần thiết, Toà án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và có thể triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm.

Điều 285. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm Hội đồng giám đốc thẩm có quyền ra quyết định:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật ;

2. Huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án;

3. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại,

truy tố lại hoặc xét xử lại”.

Điều 287. Huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại, truy tố lại, hoặc xét xử lại từ cấp sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm.

Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để điều tra lại, truy tố lại hoặc xét xử lại từ cấp sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 273 của Bộ luật này. Nếu cần xét xử lại thì tuỳ trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm có thể quyết định xét xử lại từ cấp sơ thẩm hoặc cấp phúc thẩm và Hội đồng giám đốc thẩm cấp trên có quyền hủy quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm cấp dưới nếu có vi phạm pháp luật.

Trong trường hợp hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại, truy tố lại, hoặc để xét xử lại và xét thấy việc tiếp tục tạm giam, bắt giữ để tạm giam hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác đối với bị cáo là cần thiết, thì Hội đồng giám đốc thẩm hoặc Tòa án ra lệnh tạm giam, lệnh bắt để tạm giam hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án thụ lý lại vụ án.

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 91)