Về tổ chức thực hiện công tác giám đốc thẩm.

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 96)

Hiện nay, công tác giám đốc thẩm vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, sự phân công nhiệm vụ giữa Thẩm phán, Thẩm tra viên, Cán bộ nghiên cứu còn chồng chéo. Có tỉnh ở phòng giám đốc kiểm tra không có một thẩm phán nào, cho nên có năm không có kháng nghị giám đốc thẩm mặc dù có những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật vi phạm pháp luật cho nên cần có những hoạt động kiểm tra một cách đồng bộ của các cơ quan có thẩm quyền ở các Tòa án nhằm giúp cho việc phát hiện và kháng nghị kịp thời những bản án hoặc quyết định có vi phạm pháp luật. Ngoài ra, việc tổ chức theo dõi thi hành các quyết định giám đốc thẩm chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế đã có trường hợp quyết định giám đốc thẩm ban hành nhiều năm nhưng chưa được thi hành. Trước mắt cần tiến hành giải quyết án tồn đọng, đồng thời tiếp tục nghiên cứu đưa ra mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và các loại án khác. Trong tác nghiệp thi hành án, cần kết hợp giữa hoạt động có tính chất chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan thi hành án với việc từng bước xã hội hóa một số công việc trong thi hành án.

KẾT LUẬN

Giám đốc thẩm trong Luật tố tụng hình sự là một giai đoạn tố tụng đặc biệt nhằm xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án. Thông qua thủ tục này Tòa án cấp trên thực hiện chức năng giám đốc xét xử đối với Tòa án cấp dưới, kịp thời khắc phục những vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng khi xử lý vụ án hình sự, bảo vệ quyền, lợi ích của công dân, cũng thông qua thủ tục giám đốc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tổng kết công tác xét xử để áp dụng pháp luật được thống nhất.

Chế định giám đốc thẩm quy định tại Chương XXX Bộ luật tố tụng năm 2003 quy định từ khâu phát hiện kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm nhưng vẫn còn có một số bất cập, văn bản hướng dẫn chưa cụ thể nên trong thực tiễn áp dụng còn hiểu khác nhau, vận dụng khác nhau. Trong quá trình cải cách tư pháp chế định giám đốc thẩm cũng có những thay đổi. Vì vậy, để thay đổi cho phù hợp với những quy định mới và nâng cao hiệu quả giám đốc thẩm trong thời gian tới, ngành Tòa án cần khắc phục những mặt còn tồn tại của hoạt động giám đốc thẩm, xây dựng hoàn chỉnh các quy định về giám đốc thẩm: áp dụng và tuân thủ đúng việc kháng nghị, xét xử giám đốc thẩm; tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt; thường xuyên tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm để vận dụng pháp luật được phù hợp.

Để cụ thể hóa những đường lối đổi mới trong các Nghị quyết của Đảng và nhà nước về chế định giám đốc thẩm như Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 2/6/2005 Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì những thay đổi về giám đốc thẩm đòi hỏi BLTTHS phải sửa đổi một cách toàn diện trong đó bao

gồm cả việc sửa đổi các quy định về giám đốc thẩm. Qua đó mới nâng cao hiệu quả xét xử giám đốc thẩm và bảo đảm bản án hoặc quyết định được ban hành đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, giữ vững lòng tin của nhân dân đối với chế độ tốt đẹp của chúng ta.

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)