Phiên tòa giám đốc thẩm.

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79)

* Thời hạn xét xử giám đốc thẩm.

Việc xét xử giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị. Tuy nhiên, có những vụ án phức tạp, Viện kiểm sát phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu hồ sơ, thậm chí phải tăng cứu nên hết thời hạn xét xử giám đốc thẩm, Viện kiểm sát vẫn chưa chuyển trả hồ sơ cho Tòa án để Tòa án mở phiên tòa giám đốc thẩm. Cũng có trường hợp đã mở phiên tòa giám đốc thẩm, nhưng Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định hoãn phiên tòa để tăng cứu, sau khi hoãn phiên tòa do việc tăng

cứu gặp khó khăn nên hết thời hạn xét xử giám đốc thẩm vẫn không mở được phiên tòa. Phiên tòa giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bao giờ cũng phải chuẩn bị kỹ, việc triệu tập các thành viên của Hội đồng thẩm phán cũng khó khăn hơn vì có người ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và ở những đơn vị này các thành viên của Hội đồng thẩm phán thường xuyên đi công tác có khi hàng tháng mới trở về trụ sở. Vì vậy, thời hạn bốn tháng đối với phiên tòa giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán thực tế rất ít trường hợp thực hiện được.

Thời hạn bốn tháng, Tòa án xét xử giám đốc thẩm phải mở phiên tòa được tính từ ngày nhận được kháng nghị chứ không phải ngày kháng nghị. Nhưng BLTTHS lại không quy định người kháng nghị phải gửi bản sao kháng nghị cho Tòa án xét xử giám đốc thẩm chậm nhất là mấy ngày sau khi kháng nghị? Trường hợp tăng cứu thì thời hạn xét xử có được kéo dài không và kéo dài bao nhiêu ngày? Đây là những vấn đề BLTTHS chưa quy định mà trong thực tiễn công tác giám đốc thẩm vướng mắc. Vì vậy, cần bổ sung BLTTHS về thời hạn gửi kháng nghị và thời hạn tăng cứu.

* Những người tham gia phiên tòa.

Trường hợp cần thiết, Tòa án sẽ triệu tập người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Vấn đề đặt ra là cần phải làm rõ khi nào thì Tòa án thấy cần thiết phải triệu tập và có thể triệu tập? Đây là vấn đề khá phức tạp và có nhiều ý kiến khác nhau. Cho tới nay chưa có văn bản pháp luật nào hoặc văn bản dưới luật nào giải thích những trường hợp nào là cần thiết phải có sự tham gia của người bị kết án, người bào chữa người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa giám đốc thẩm. Nhưng căn cứ vào thực tiễn công tác giám đốc thẩm và thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm khi ra các quyết

định, chúng tôi thấy những trường hợp cần phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham dự phiên tòa giám đốc thẩm là: Những trường hợp kháng nghị theo hướng hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp phúc thẩm có hình phạt nhẹ hơn và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm có hình phạt nặng hơn hoặc Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo phạm tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội mà bản án phúc thẩm bị kháng nghị theo hướng hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Tóm lại, khi có kháng nghị theo hướng bất lợi thì Hội đồng giám đốc thẩm triệu tập người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến để họ trình bầy những vấn đề liên quan đến vụ án làm cơ sở cho Hội đồng xét xử ra những quyết định của mình.

* Phiên tòa giám đốc thẩm.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm cũng có nhiều vấn đề cần phải quy định nhưng hiện nay vẫn còn thiết hụt như: Phiên tòa giám đốc thẩm có chủ tọa phiên tòa không? Có chủ tọa thì chức năng, nhiệm vụ ra sao? Điều hành như thế nào và có quyền hạn gì? Luật chỉ quy định: “Tại phiên tòa giám đốc thẩm, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, nội dung kháng nghị”. Không có chỗ nào quy định chủ tọa, người được phân công trình bầy có phải trả lời những vấn đề được đưa ra thảo luận tại phiên tòa giám đốc thẩm?...

Thực tiễn xét xử giám đốc thẩm ở Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh thì chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm thường là Chánh án TAND tối cao, Chánh án TAND cấp tỉnh, nếu Chánh án vắng mặt thì ủy quyền cho một Phó chánh án chủ tọa.

Vấn đề hoãn phiên tòa giám đốc thẩm luật chỉ quy định khi biểu quyết về nội dung kháng nghị nếu không có ý kiến nào được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành thì phải hoãn phiên toà. nhưng thực tế xét xử giám đốc thẩm xẩy ra nhiều trường hợp cũng phải hoãn. Vậy, thời gian hoãn là bao nhiêu? Thời gian hoãn có tính thời hạn xét xử không? Trường hợp nào được hoãn và trường hợp nào không được hoãn? sự vắng mặt của VKS có hoãn phiên toà không?

* Phạm vi giám đốc thẩm.

Về phạm vi giám đốc thẩm quy định tại Điều 284 BLTTHS. Đến nay chưa có văn bản giải thích của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, trong thực tế cũng như nghiên cứu lý luận còn có những nhận thức khác nhau về quy định này. Đặc biệt là thẩm quyền của Tòa án giám đốc thẩm đối với phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị.

Ý kiến 1: Hội đồng giám đốc thẩm có thể quyết định cả những vấn đề mà kháng nghị không đề cập theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác [16, tr 131].

Ví dụ: Kháng nghị để giảm hình phạt cho A trong vụ án có A, B, C. Toà án giám đốc thẩm nhận thấy bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với A,B,C đã áp dụng hình phạt quá nhẹ, cần phải huỷ bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với A,B,C để xét xử lại theo hướng tăng hình phạt đối với cả 3 người.

Ý kiến 2: Hội đồng giám đốc thẩm phát hiện thấy căn cứ tăng hình phạt cũng không được ra quyết định theo hướng không có lợi đối với họ [16, tr 132].

Để áp dụng đúng tinh thần của pháp luật chúng tôi cho rằng cần phân biệt rõ hai khái niệm “xem xét” và “quyết định” trong phạm vi xét xử giám

đốc thẩm. Theo pháp luật tố tụng hiện hành thì Hội đồng giám đốc thẩm chỉ có thẩm quyền ra quyết định dựa trên những điều kiện và nguyên tắc quy định tại các điều 284, 286, 287 BLTTHS. Trong khi xem xét toàn bộ vụ án, Hội đồng giám đốc thẩm có thể phát hiện những sai lầm khác của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng không thoả mãn các điều kiện quy định tại các điều 284, 286, 287 BLTTHS thì Hội đồng giám đốc thẩm không có quyền ra quyết định mà chỉ có quyền kiến nghị cho người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định tại Điều 274- BLTTHS nhằm khắc phục toàn diện các sai lầm của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Vậy, những trường hợp nào cấp giám đốc thẩm không bị hạn chế bởi nội dung kháng nghị? Từ thực tiễn xét xử và các quy định luật tố tụng hình sự, chúng tôi xin nêu 2 trường hợp.

Trường hợp 1: Đối với người và những vấn đề có kháng nghị thì cấp giám đốc thẩm không bị hạn chế trong nội dung kháng nghị thường là: Bản án bị kháng nghị để đổi tội danh hoặc áp dụng hình phạt nhẹ hơn, nặng hơn thì cấp giám đốc thẩm có quyền hủy bản án để điều tra lại hoặc xét xử lại.

Trường hợp 2. Đối với người bị kết án không bị kháng nghị thì cấp giám đốc thẩm không bị hạn chế bởi nội dung kháng nghị trong những trường hợp như: trường hợp kháng nghị chỉ có yêu cầu giảm hình phạt cho người bị kết án nhưng cấp giám đốc thẩm thấy cần phải đình chỉ tố tụng đối với người bị kết án khác vì hành vi của họ không cấu thành tội phạm.

Hiện nay, có quan điểm cho rằng cần hạn chế phạm vi giám đốc thẩm và quy định tương tự như ở trình tự phúc thẩm là “Hội đồng giám đốc thẩm xem xét nội dung kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì xem xét các phần khác của bản án hoặc quyết định không bị kháng nghị”. Lập luận bảo vệ quan điểm này

là cần chuyển trách nhiệm xem xét toàn bộ vụ án cho người có quyền kháng nghị.

Theo chúng tôi, việc đồng nhất tính chất giám đốc thẩm với phúc thẩm là hoàn toàn không hợp lý. Bởi vì, đây là hai giai đoạn hoàn toàn khác nhau về bản chất và yêu cầu tố tụng. Mặt khác, kháng nghị của người có thẩm quyền chỉ là căn cứ pháp lý để mở phiên tòa giám đốc thẩm, không phải là văn bản pháp lý có hiệu lực phủ định bản án hoặc quyết định pháp luật đã có hiệu lực thi hành. Vì vậy, chúng tôi cho rằng quan điểm nêu trên chưa có căn cứ chấp nhận, chưa phù hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển khoa học pháp lí hiện nay.

* Quyết định giám đốc thẩm.

Hội đồng giám đốc thẩm khi mở phiên tòa giám đốc thẩm sẽ xét toàn bộ vụ án và kết thúc bằng quyết định giám đốc thẩm chứ không phải là bản án như xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Đây cũng là vấn đề gây nhiều thắc mắc.

Quan điểm 1. Khi tiến hành xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, Tòa án nhân danh Nhà nước ra quyết định dưới hình thức “bản án” [42, tr 04].

Quan điểm 2. Cho rằng pháp luật tố tụng hình sự quy định hai cấp xét xử có tính chất phổ thông và bản án pháp luật có hiệu lực thi hành là biểu hiện chấm dứt quyền hạn tố tụng bắt buộc đối với bị cáo. Tòa án nhân danh Nhà nước đã kết luận bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, mức hình phạt, các biện pháp tư pháp cần áp dụng. Còn việc xét xử giám đốc thẩm là quá trình giám đốc kiểm tra của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới. Hội đồng giám đốc thẩm nhân danh Nhà nước xem xét lại vụ án nhằm khắc phục những sai lầm của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật do có kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị theo luật định chứ không phải kháng cáo

của bị cáo. Vì vậy, Hội đồng giám đốc thẩm chỉ ra “quyết định giám đốc thẩm” chứ không ra bản án là chính xác [42, tr 04].

Chúng tôi cho rằng quan điểm hai là hợp lý. Nếu chỉ nhìn nhận ở góc độ nội dung và hình thức thì Tòa án cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm có thể cùng giải quyết những vấn đề liên quan đến hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo, hình phạt và các biện pháp tư pháp cần áp dụng. Nhưng xét về tính chất, mục đích và ý nghĩa nhiệm vụ của tố tụng thì quyết định giám đốc thẩm hoàn toàn khác với bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Trong quá trình xem xét giải quyết vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, cái đích cuối cùng và chính nhất của Hội đồng giám đốc thẩm với tư cách là của Tòa án cấp trên kết luận bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới có sai lầm hay không và hướng khắc phục những sai lầm này. Trong khi đó, cái đích của Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm là kết luận bị cáo có tội hay không có tội, việc áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp khác.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 285- BLTTHS thì Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng luật hiện hành không quy định quy phạm trên được thực hiện trong trường hợp cụ thể nào. Nếu tất cả nội dung kháng nghị không được chấp nhận nhưng Hội đồng xét xử giám đốc thẩm thấy có sự vi phạm ở phần khác không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì giải quyết như thế nào?

Thực tế có trường hợp điều tra đầy đủ nhưng do nhận thức của cơ quan điều tra không đúng pháp luật nên VKS truy tố bị can với tội danh nhẹ hơn so với hành vi phạm tội. Mà Tòa án bị giới hạn xét xử bởi quy định tại Điều 196- BLTTHS “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Toà án có thể xét

xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về tội danh khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố”. Vì vậy, dẫn đến sai lầm trong bản án. Trong trường hợp này, Hội đồng giám đốc thẩm chỉ cần hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để truy tố lại mà không cần điều tra lại.

BLTTHS quy định Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại nhưng không quy định trường hợp giám đốc thẩm cấp trên có quyền hủy quyết định giám đốc thẩm của Tòa án cấp dưới có sai lầm. Cụ thể: Có một số Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh không đảm bảo đủ hai phần ba số thành viên Uỷ ban thẩm phán trở lên nhưng vẫn tổ chức hội đồng giám đốc thẩm để xét xử. Khi có yêu cầu hủy quyết định giám đốc thẩm để xét lại giám đốc thẩm hoặc hủy quyết định giám đốc thẩm của Tòa hình sự TòAND tối cao, giữ nguyên quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh, thì lại không có quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Theo chúng tôi, Tòa án giám đốc thẩm cấp trên có quyền hủy quyết định giám đốc thẩm của Tòa án cấp dưới để giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc phúc thẩm đã đúng pháp luật. Trường hợp hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại thì chỉ được giao cho cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Quy định tại điều 287 chưa đáp ứng được yêu cầu trên, điều đó gây không ít khó khăn cho thực tiễn xét xử giám đốc thẩm.

Trên đây, chúng tôi chỉ xin nêu ra một số những vướng mắc trong khi áp dụng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về giám đốc thẩm rất thường gặp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra số lượng lớn các án giám đốc thẩm.

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)