Giai đoạn từ năm 2003 đến nay.

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 25)

Qua mười lăm năm thực hiện, BLTTHS năm 1988 đã được sửa đổi bổ sung vào tháng 6 năm 1990, tháng 12 năm 1992 và lần thứ ba tháng 6 năm 2000 nhưng các quy định trong BLTTHS năm 1988 nói chung và các quy định về giám đốc thẩm nói riên đã bộc lộ những thiếu sót, nhược điểm không còn phù hợp với tình hình xã hội có nhiều thay đổi, không còn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của nền kinh tế, cải cách hành chính, cải cách từ pháp. Vì vậy, việc sửa đổi một cách toàn diện BLTTHS hiện hành là yêu cầu cấp thiết

để đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm trong tình hình mới. Thể chế hoá chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp đồng thời để cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất với các văn bản pháp luật mới được ban hành có những nội dung liên quan đến tố tụng hình sự như: BLHS năm 1999, luật tổ chức TAND năm 2002, luật tổ chức VKSND năm 2002. Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua BLTTHS và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2004. Trong Bộ luật này thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại chương XXX, phần thứ sáu gồm 18 Điều, từ Điều 272 đến Điều 289. Trong Bộ luật mới giữ nguyên bốn điều bỏ một điều quy định trong luật cũ, các điều luật còn lại đều được sửa đổi, bổ sung.

Hiện nay, trong quá trình hội nhập quốc tế và sự ra nhập WTO của Việt Nam đánh dấu một bước phát triển vượt bậc cùng với công cuộc cải cách kinh tế và cải cách hành chính, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp, coi đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Theo đó các quy định của Pháp luật nước ta nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng cũng phải có những thay đổi cho phù hợp với các nước. Theo xu hướng đó Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020" và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" theo đó hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan thiếu căn cứ

và phát triển án lệ. Do vậy, sửa đổi BLTTHS nói chung và chế định giám đốc thẩm nói riêng là rất cần thiết.

Qua các giai đoạn phát triển của các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự thì các quy định về thủ tục giám đốc thẩm của Nhà nước ta kể từ sau Cách mạng tháng Tám đến này được hình thành và từng bước phát triển, vận động theo những quy luật khách quan, vừa kế thừa vừa phát triển vừa mang tính tất yếu, phổ biến vừa mang tính đặc thù, phù hợp với thực tế khách quan ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Cùng với sự phát triển của dân tộc, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về giám đốc thẩm cũng từng bước phát triển và ngày càng hoàn thiện, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, đảm bảo việc áp dụng hình phạt đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 25)