So sánh Giám đốc thẩ mở Việt Nam với cấp thượng thẩm của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 30)

án bị kháng nghị mà không phụ thuộc vào nội dung kháng cáo, kháng nghị

VD: Điều 612-1 BLTTHS quy định: Trong mọi vụ án hình sự khi cần bảo vệ trật tự công cộng bảo đảm quản lý tốt công tác tư pháp thì Toà phá án có thể quyết định huỷ bản án và cũng có hiệu lực đối với các bên kháng cáo.

Thủ tục phá án của Toà phá án: là thủ tục tố tụng viết. Sau khi các bên trao đổi đơn thư phản tố cho nhau. Hội đồng xét xử phá án nghe báo cáo của một Thẩm phán báo cáo viên, nhận xét của các bên và kết luận của Viện công tố. Trên cơ sở đó Hội đồng xét xử phá án ra một bản án.

Các quyết định của Hội đồng phá án: gồm hai loại:

Loại thứ nhất: Nếu kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ thì Toà phá án ra quyết định bác đơn kháng cáo, kháng nghị (Điều 607BLTTHS).

Loại thứ hai: Nếu xét thấy đơn xin phá án có căn cứ chính đáng thì Toà phá án ra một quyết định phá án phúc thẩm.

Một là: huỷ án phúc thẩm và giao cho một toà phúc thẩm khác xét xử lại nếu là bản án phúc thẩm (Điều 609,610 BLTTHS)

Hai là: Toà phá án trao cho Toà phúc thẩm ban đầu nhưng yêu cầu htành lập một Hội đồng xét xử khác (Điều 611 BLTTHS).

Ba là: Toà phá án huỷ bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án (Điều 606 BLTTHS).

1.3.2. So sánh Giám đốc thẩm ở Việt Nam với cấp thượng thẩm của Nhật Bản. Bản.

BLTTHS của Nhật bản được ban hành trong đó quy định đối với cấp thượng thẩm của Nhật Bản:

- Về mục đích: cấp thượng thẩm của Nhật Bản và cấp giám đốc thẩm của Việt Nam đều có chung mục đích nhằm đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật một cách chính xác, sửa chữa những sai lầm trong quá trình xét xử của cấp dưới thông qua đó nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, của quốc gia.

- Về tính chất: đều là cấp xét xử cao nhất và duy nhất (đặc biệt là về cấp giám đốc thẩm do Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao tiến hành). Trong quá trình thực hiện không điều tra chứng cứ mới mà chỉ xét xử việc vi phạm, đều có quyền đưa ra các nhận định pháp lý cuối cùng, đều có quyền thực hiện việc áp dụng thống nhất pháp luật. Tuy nhiên ở đây cũng có điểm khác biệt:

Nếu như ở cấp thượng thẩm của Nhật bản là cấp xét xử thứ 3 xét xử đối với vụ án chưa có hiệu lực pháp luật, được tiến hành dựa trên cơ sở có đơn kháng cáo của đương sự. Nếu trong trường hợp huỷ bản án thì chính cấp này có thể tự giải quyết vụ án.

Nhưng cấp giám đốc thẩm ở Việt Nam thì không coi là cấp xét xử thứ 3 vì tại Điều 11 Luật tổ chức TAND quy định: “ 1. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử” và chỉ xét xử bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; được tiến hành dựa trên cơ sở kháng nghị của những người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 275 BLTTHS năm 2003. Trong trường hợp huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì không tự giải quyết vụ án.

- Chức năng của bản án và quyết định:

Các bản án và quyết định của cấp thượng thẩm Nhật Bản theo chế độ án lệ, trong phần lí do của bản án thể hiện các nhận định pháp lý trở thành tiền lệ cho việc xét xử các vụ án khác. Điều này ràng buộc các Toà án khác trên thực tế. Còn các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cấp giám đốc

thẩm ở Việt Nam có giá trị là nguồn để TAND tối cao tổng kết hoạt động xét xử và đưa ra chỉ đạo về việc áp dụng thống nhất pháp luật.

Qua đây chúng ta thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới còn mắc sai lầm. Vì vậy việc khắc phục nó là cần thiết. Ở nhiều nước quy định thủ tục xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có vi phạm trong qúa trình xử lý vụ án. Tất cả hoạt động đó đều nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên, lợi ích của Nhà nước, của xã hội.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giám đốc thẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 30)