MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 76 - 78)

- Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ tiêu dư nợ đối với DNTN chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ Năm 2004 dư nợđối với thành phần kinh tế này là 166

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN QUA

TẠI NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN QUA

Trong thời gian qua, do tình hình kinh tế có nhiều biến động, lại thêm nhiều thiên tai dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố Cần Thơ khiến cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp bấp bênh, kém hiệu quả, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng tại CN NHCT TP.Cần Thơ thể hiện qua các chỉ tiêu hệ số thu nợ, nợ quá hạn và nợ quá hạn/tổng dư nợ.

Bằng mọi nỗ lực của ban quản trị và các cán bộ tín dụng, CN NHCT TP.Cần Thơ đã có nhiều biện pháp linh hoạt để khống chế tỷ trọng chỉ tiêu này.

* Kiểm soát chặt chẽ khoản cho vay

Để giảm thiểu rủi ro về tín dụng cũng như đảm bảo khoản cho vay có chất lượng, trong thời gian qua CN NHCT TP.Cần Thơ đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của khách hàng để kịp thời có biện pháp xử lý nhằm đảm bảo chỉ tiêu thu nợ cũng như hạn chế nợ quá hạn tại ngân hàng.

- Trước hết, phải phân tích khách hàng thông qua các nội dung trong mô hình phân tích tín dụng “6C”, bao gồm: Character (uy tín), Capacity (năng lực của người đi vay), Casflows (nguồn tiền trả nợ), Collateral (tài sản cầm cố, thế chấp), Conditions (điều kiện, môi trường kinh doanh của khách hàng), Control (sự kiểm soát của khách hàng). Nguồn thông tin để phân tích các chỉ tiêu này dựa vào hồ sơ khách hàng; một số thông tin lưu trữ tại ngân hàng nếu là khách hàng đã từng vay vốn hay thông tin được lưu trữ ở ngân hàng khác; thông tin từ cơ quan thuế thông qua việc khách hàng đó có nộp thuế đầy đủ và đúng nghĩa vụ hay không; thông tin từ các báo và tạp chí hay phỏng vấn trực tiếp khách hàng.

- Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, ngân hàng tiến hành kiểm soát tình hình của doanh nghiệp trước khi quyết định có cho vay hay không. Việc

doanh nghiệp cung cấp; hoặc thẩm định hiệu quả của các phương án, dự án đầu tư đối với những doanh nghiệp mới thành lập; xuống tận các cơ sở để thẩm định tính trung thực của các khoản mục tài sản cố định, thiết bị, máy móc nhà xưởng của doanh nghiệp, tìm hiểu chủ trương phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như nhu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm đối với những ngành này để đưa ra quyết định.

- Khi đã kiểm tra và quyết định cho khách hàng vay thì trong quá trình cho vay ngân hàng cũng luôn quan tâm đến các khoản vay thông qua việc giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của khoản cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý. Với sự kiểm soát này, phía ngân hàng sẽ giúp đỡ cho bên vay vốn cải thiện tình hình kinh doanh nếu gặp khó khăn bằng cách tư vấn, hỗ trợ thêm vốn nếu thấy cần thiết bởi vì khi cho vay ngân hàng luôn mong muốn khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả để ngân hàng thu nợ dễ dàng hơn; đồng thời phát hiện kịp thời những khách hàng sử dụng vốn sai mục đích để có biện pháp xử lý như thu hồi vốn trước hạn, chuyển sang nợ quá hạn trước thời hạn.

- Yêu cầu khách hàng vay tiền mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo tiền vay để khi có thiên tai, hỏa hoạn, biến cố bất ngờ xảy ra làm hư hao tài sản thì người đi vay vẫn còn có tiền bảo hiểm để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

* Xử lý nợ quá hạn

Đối với những khoản vay bị quá hạn, tùy vào nguyên nhân không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của khách hàng mà ngân hàng sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau.

- Cho vay thêm: Việc cho vay thêm chỉ được ngân hàng thực hiện đối với những khoản vay quá hạn mà nguyên nhân phương án hay dự án sản xuất kinh doanh gặp khó khăn chủ yếu là do thiếu vốn, đồng thời ngân hàng còn căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của NHCT VN. Trong thời gian qua, ngân hàng cũng đã xem xét và cho vay thêm một số dự án khả thi và kết quả là dự án hoạt động tốt, ngân hàng thu được vốn làm tăng doanh số thu nợ và giảm nợ quá hạn.

- Yêu cầu bên đi vay bổ sung thêm tài sản đảm bảo: nhờ công tác giám sát giúp ngân hàng biết được tính bất ổn của những khoản vay cũng như khả năng tài chính của khách hàng để yêu cầu khách hàng tăng tài sản đảm bảo cho khoản vay nhằm tạo ra một công cụđảm bảo cho khoản cho vay giảm được rủi ro.

- Chuyển sang nợ quá hạn: khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì ngân hàng có quyền chuyển sang nợ quá hạn dù cho khoản cho vay đó chưa đến hạn. Nhờ công tác giám sát chặt chẽ, ngân hàng đã phát hiện và chuyển nợ quá hạn một số khoản vay.

- Khoanh nợ, xóa nợ: ngân hàng đã lập hồ sơ khoanh nợ, xóa nợ cho một số khoản cho vay và hạch toán ra khỏi tài khoản nợ quá hạn, giúp nợ quá hạn giảm, không còn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay: Đối với những khoản cho vay có đảm bảo thì ngân hàng tiến hành xử lý tài sản mà khách hàng dùng đảm bảo cho khoản vay bằng cách phát mãi hay bán đấu giá để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 76 - 78)