Phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 68 - 71)

- Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ tiêu dư nợ đối với DNTN chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ Năm 2004 dư nợđối với thành phần kinh tế này là 166

3.2.5. Phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng

Trong thời gian qua, tình hình cung cấp tín dụng tại ngân hàng diễn biến phức tạp, thể hiện ở chỉ tiêu doanh số cho vay giảm, dư nợ giảm mạnh đặc biệt là nợ quá hạn phát sinh tăng liên tục qua các năm. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng tại ngân hàng ngày càng giảm sút. Tình hình tín dụng tại ngân hàng trong giai đoạn 2004 – 2006 cho chúng ta thấy được cụ thể chất lượng tín dụng trong việc cấp tín dụng theo các hình thức khác nhau. Sau đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng tín dụng tại ngân hàng trong thời gian qua.

Bảng 24: CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch % Chênh lệch % Dư nợ bình quân (triệu đồng) 1.466.683 1.369.727 1.375.386 -96.956 -6,61 5.659 0,41 Hệ số thu nợ (%) 101,26 109,21 121,15 7,95 7,85 11,94 10,94 Nợ quá hạn/cho vay (%) 0,16 0,44 0,63 0,28 174,36 0,18 41,59 Nợ quá hạn/dư nợ (%) 0,30 1,10 2,43 0,81 271,56 1,32 119,78 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 2,02 2,57 2,43 0,55 27,19 -0,15 -5,72

- Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn hơn 100% qua các năm cho thấy tình hình thu nợ của ngân hàng là tốt, thế nhưng cũng cần phải nói rằng, năm 2006 chỉ tiêu này tăng là do doanh số cho vay của ngân hàng giảm xuống. Chỉ tiêu này không ngừng tăng lên trong giai đoạn này, năm 2004 là 101,26%, năm 2005 là 109,21% và năm 2006 là 121,15%. Chúng ta thấy tốc độ tăng của chỉ tiêu này năm 2006 cao hơn năm 2005 là do sự giảm xuống của chỉ tiêu cho vay năm 2006.

- Nợ quá hạn/dư nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về chất lượng tín dụng của ngân hàng, thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy số tiền cho vay có khả năng mất vốn nhiều, hay là rủi ro tín dụng tăng. Cho nên các ngân hàng nói chung và CN NHCT TP.Cần Thơ nói riêng luôn tìm cách để hạn chế đến mức thấp nhất chỉ tiêu này xuống mức càng nhỏ càng tốt. Trong ba năm qua, chỉ tiêu này có những biến động không mấy khả quan, nếu như năm 2004 nợ quá hạn/dư nợ là 0,30% thì đến năm 2005 tăng lên 1,10%, tức tăng 271,56% so với năm 2004 (gấp 3,7 lần), chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên ở năm 2006 và đạt 2,43%, tức tăng 119,78% năm 2005. Sự tăng mạnh của chỉ tiêu này là dấu hiệu cho thấy tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng ngày càng giảm, có nghĩa là rủi ro tín dụng ngày càng tăng.

- Vòng quay vốn tín dụng: Được thể hiện bằng doanh số thu nợ/dư nợ bình quân, chỉ tiêu này càng cao cho thấy tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng càng nhanh, cho nên chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Ởđây, chúng ta thấy chỉ tiêu này năm 2004 là 2,02 vòng, có nghĩa là với cùng một lượng vốn, luồng vốn từ ngân hàng được cấp ra ngoài rồi quay trở lại ngân hàng thông qua sự hoàn trả của khách hàng hơn 2 lần trong một năm. Đến năm 2005 thì chỉ tiêu này không dừng lại ở mức 2,02 vòng như năm 2004 mà tăng lên đến 2,57 vòng, trong năm này thì luồng tiền ra vào ngân hàng 2,57 lần, đây có thể được coi là tốc độ luân chuyển tương đối nhanh do ngân hàng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Thế nhưng sang năm 2006 chỉ tiêu này có phần giảm trở lại và đạt mức 2,43 vòng, mặc dù thấp hơn năm 2005 nhưng

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 68 - 71)