Phân tích chất lượng tín dụng theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 47 - 49)

- Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ tiêu dư nợ đối với DNTN chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ Năm 2004 dư nợđối với thành phần kinh tế này là 166

3.2.2.5. Phân tích chất lượng tín dụng theo thành phần kinh tế

Do diễn biến kinh tế có nhiều biến động, các thành phần kinh tế hoạt động chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự biến động đó. Từ đó dẫn đến chỉ tiêu chất lượng tín dụng đối với các thành phần kinh tế cũng chịu ảnh hưởng. Chính vì vậy mà chất lượng tín dụng của khoản vay đối với các thành phần kinh tế khác nhau thì sẽ không

giống nhau. Điều này thể hiện rõ và ta dễ dàng nhìn thấy được thông qua bảng số liệu sau.

Bảng 13: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Hệ số thu nợ (%) 101,26 109,21 121,15 - DNNN 183 113,43 306,01 - Cty CP, Cty TNHH 79,11 107,27 109,01 - DNTN 83,36 109,33 105,50 - Cá thể 81,61 109,51 129,95 Nợ quá hạn/dư nợ (%) 0,30 1,10 2,43 - DNNN 23,69 12,81 3,50 - Cty CP, Cty TNHH 20,46 0,43 1,62 - DNTN 0,12 0,25 2,79 - Cá thể 0,53 2,41 2,37

(Nguồn: Tính toán từ chỉ tiêu tín dụng theo thành phần kinh tế)

- Hệ số thu nợ: Nhìn chung thì tình hình thu nợ các thành phần kinh tế năm 2004 là khó khăn nhất được thể hiện ở chỉ tiêu hệ số thu nợ nhỏ hơn 100% chỉ có đối với DNNN là đạt 183%. Trong các năm sau hệ số thu nợ diễn biến tích cực hơn và vượt mức 100%. Trong đó đáng chú ý nhất là hệ số thu nợ DNNN năm 2006 lên đến 306,01% do thu nợ tăng còn cho vay thành phần kinh tế này thì lại giảm xuống. Hệ số thu nợ các thành phần kinh tế khác cũng biến động lên xuống nhưng đều lớn hơn 100%. Hệ số thu nợđược tính bằng doanh số thu nợ/doanh số cho vay, cho nên, hệ số này tăng lên là do 2 nguyên nhân: thu nợ tăng và cho vay giảm.

- Nợ quá hạn/dư nợ: Mặc dù thu nợ các DNNN với hệ số lớn nhưng xét về nợ quá hạn trong tổng dư nợ thì cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các thành phần kinh tế và đương nhiên là lớn hơn mức chung của cả ngân hàng. Tuy nhiên qua

2006 thì giảm xuống chỉ còn 3,50%. Đáng kể nhất của chỉ tiêu này là đối với các Cty CP, Cty TNHH giảm rất mạnh vào năm 2005 thể hiện năm 2004 là 20,46% giảm xuống còn 0,43% năm 2005. Trong các thành phần kinh tế thì chỉ có đối với DNTN là chỉ tiêu này liên tục tăng qua các năm và có tỷ lệ cao thứ hai sau các DNNN trong năm 2006. Còn đối với thành phần kinh tế cá thể thì chỉ tiêu này tăng lên năm 2005 và giảm xuống một tỷ lệ nhỏ vào năm 2006. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đứng trước rủi ro cao, chính vì vậy mục tiêu của các ngân hàng là ngày càng giảm sự phát sinh của khoản mục nợ quá hạn, dần đi đến khống chế ở mức bằng 0. Ởđây, chúng ta thấy chỉ tiêu này tăng liên tục qua các năm và nợ quá hạn chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng ngày càng thấp, hay rủi ro tín dụng ngày càng tăng lên. Chỉ tiêu này không ngừng tăng lên là do nợ quá hạn tăng lên đồng thời dư nợ giảm xuống.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 47 - 49)