- Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ tiêu dư nợ đối với DNTN chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ Năm 2004 dư nợđối với thành phần kinh tế này là 166
3.2.3. Căn cứ theo lĩnh vực đầu tư
3.2.3.1. Doanh số cho vay
CN NHCT TP.Cần Thơ cho vay đầu tư vào các lĩnh vực chủ yếu như cho vay sản xuất kinh doanh (SXKD), cho vay nuôi trồng thủy sản (NTTS), cho vay làm dịch vụ - kinh doanh khác (DV – KD khác), cho vay tiêu dùng. Trong 3 năm qua, do chính sách đầu tư của địa phương vào các lĩnh vực khác nhau thay đổi theo từng năm làm cho nhu cầu vốn ở các lĩnh vực đầu tư khác nhau. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số cho vay vào các lĩnh vực đầu tư của ngân hàng. Sau đây là doanh số cho vay theo từng lĩnh vực đầu tư phát sinh tại ngân hàng trong 3 năm 2004, 2005, 2006.
Bảng 14: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ Đơn vị tính: triệu đồng 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu ST TT ST TT ST TT Tiền % Tiền % SXKD 1.429.826 48,80 1.517.045 47,01 1.307.553 47,48 87.219 6,10 -209.492 -13,81 NTTS 91.498 3,12 29.280 0,91 105.414 3,83 -62.218 -68,00 76.134 260,02 DV - KD khác 904.441 30,87 1.126.860 34,92 714.616 25,95 222.419 24,59 -412.244 -36,58 Tiêu dùng 504.369 17,21 553.831 17,16 626.411 22,75 49.462 9,81 72.580 13,11 Tổng 2.930.134 100 3.227.016 100 2.753.994 100 296.882 10,13 -473.022 -14,66
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ) (ST: Số tiền, TT: Tỷ trọng)
Cho vay theo lĩnh vực đầu tư có sự thay đổi về tỷ trọng do chính sách phát triển ngành của địa phương. Trong đó đầu tư vào các ngành SXKD là chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn nền kinh tế trên địa bàn thành phố. Còn đầu tư vào nuôi trồng thủy sản thì lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cho vay tại ngân hàng tuy nhiên chỉ tiêu này đã tăng mạnh vào năm 2006 trong khi tổng doanh số cho vay của ngân hàng thì lại giảm xuống vào năm này. Cho vay SXKD, cho vay DV và KD khác biến động cùng chiều với cho vay chung của ngân hàng. Trong đó chỉ có cho vay tiêu dùng là liên tục tăng qua các năm.
- Cho vay sản xuất kinh doanh: Năm 2004 CN NHCT TP.Cần Thơ cho vay 1.429.826 triệu đồng đối với ngành SXKD chiếm tỷ trọng đến 48,80% trong toàn bộ số vốn tín dụng mà ngân hàng cấp ra trong năm này. Đến năm 2005 thì cho vay ngành này tăng lên đạt mức 1.517.045 triệu đồng, tức là tăng thêm 87.219 triệu đồng hay tăng 6,10% so với năm 2004. Thế nhưng do năm 2005 ngân hàng cho vay tăng nhiều hơn sự tăng lên của cho vay SXKD nên tỷ trọng cho vay vào ngành này giảm xuống còn 47,01%. Đến năm 2006, chỉ tiêu này giảm xuống còn 1.307.553 triệu đồng thấp hơn năm 2005 là 209.492 triệu đồng hay ít hơn 13,81%. Thế nhưng
ngược lại với năm 2005, năm 2006 cho vay giảm nhiều hơn cho vay SXKD nên tỷ trọng này có phần tăng lên đạt 47,48%.
- Cho vay nuôi trồng thủy sản: Cho vay trong lĩnh vực này đạt 91.498 triệu đồng năm 2004 chiếm tỷ trọng 3,12% trong tổng cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này giảm mạnh đến 68,00% và chỉ còn đạt mức 29.280 triệu đồng vào năm 2005, tức là giảm đến 62.218 triệu đồng, sự giảm mạnh này làm cho tỷ trọng cho vay ngành này cũng giảm xuống còn 0,91%. Sở dĩ cho vay nuôi trồng thủy sản giảm mạnh ở năm 2005 là do đây là thời kỳ hoạt động nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn về giá cả thức ăn tăng cao, thị trường sản phẩm đầu ra biến động, do đó mà không có thêm hộ nào nhảy vào hoạt động trong ngành này. Thêm vào đó, một số hộ đang hoạt động trong lĩnh vực này đã ngừng hoạt động nên không có thêm nhu cầu vốn làm cho vay giảm. Sang năm 2006 thì tình hình diễn biến tích cực trở lại thể hiện ở chỉ tiêu cho vay tăng lên mức 105.414 triệu đồng, nhiều gấp 3,6 lần năm 2005, và tỷ trọng lúc này tăng lên 3,83% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng năm 2006. Cho vay tăng là do nhu cầu vốn đầu tư vào ngành này tăng cùng với sựổn định và phát triển trở lại của thị trường sản phẩm thủy sản.
- Cho vay dịch vụ - kinh doanh khác: Cũng giống như cho vay SXKD, cho vay đầu tư vào lĩnh vực này biến động tương tự, tức là tăng lên vào năm 2005 rồi lại giảm xuống ở năm 2006. Năm 2004 cho vay DV – KD khác là 904.441 triệu đồng với tỷ trọng 30,87% trong tổng cho vay (lớn thứ hai sau cho vay SXKD). Sang năm tiếp theo, chỉ tiêu này tăng lên 1.126.860 triệu đồng, tức tăng thêm 222.419 triệu đồng hay tăng 24,59% so với năm 2004, tỷ trọng cũng tăng lên mức 34,92%. Tỷ trọng này tăng là do tốc độ tăng của cho vay DV – KD khác lớn hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay của ngân hàng. Thế nhưng cùng với sự giảm xuống của chỉ tiêu doanh số cho vay thì cho vay DV – KD khác năm 2006 cũng giảm theo còn 714.616 triệu đồng, tức giảm 412.244 triệu đồng hay giảm 36,58% so với năm 2005. Tuy nhiên, do cho vay của ngân hàng giảm ít hơn giảm cho vay ngành này làm cho tỷ trọng cho vay DV – KD khác trong tổng cho vay giảm xuống chỉ còn 25,95%.
- Cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng phục vụ các nhu cầu như mua xe, xây cất và sửa chữa nhà, cho vay du học. Đây là lĩnh vực có doanh số cho vay tăng lên liên tục trong giai đoạn 2004 – 2006 do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao, cũng như giá cả sinh hoạt, tiêu dùng ngày càng tăng lên. Năm 2004 cho vay vào lĩnh vực tiêu dùng là 504.369 triệu đồng chiếm 17,21% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Sang năm 2005 chỉ tiêu này tăng lên mức 553.831 triệu đồng, tức tăng 49.462 triệu đồng hay tăng 9,81% so với năm 2004. Tuy nhiên do cho vay tiêu dùng tăng ít hơn tốc độ tăng của tổng doanh số cho vay nên tỷ trọng của nó giảm xuống còn 17,16%. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên và đạt 626.411 triệu đồng năm 2006, con số này nhiều hơn năm 2005 là 72.580 triệu đồng hay tăng lên 13,11%. Cho vay tiêu dùng tăng trong khi tổng doanh số cho vay thì giảm xuống, chính điều này là nguyên nhân làm cho tỷ trọng cho vay tiêu dùng tăng lên đạt mức 22,75%, cao nhất trong 3 năm.
3.2.3.2. Doanh số thu nợ
Trong thời gian qua, tình hình kinh tế biến động mạnh, giá cả tăng đối với hầu hết các mặt hàng, mức sống của người dân ngày càng được nâng lên nên tình hình kinh doanh của các ngành trên địa bàn thành phố cũng biến động liên tục. Điều đó ảnh hưởng đến kết quả thu nợ của ngân hàng trong 3 năm qua. Chỉ tiêu này được cụ thểở bảng số liệu sau.
Bảng 15: DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
Đơn vị tính: triệu đồng 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu ST TT ST TT ST TT Tiền % Tiền % SXKD 1.174.756 39,59 1.758.453 49,90 1.644.298 49,28 583.697 49,69 -114.155 -6,49 NTTS 109.303 3,68 70.768 2,01 59.331 1,78 -38.535 -35,26 -11.437 -16,16 DV - KD khác 1.080.435 36,41 1.111.605 31,54 909.961 27,27 31.170 2,88 -201.644 -18,14 Tiêu dùng 602.514 20,31 583.382 16,55 722.948 21,67 -19.132 -3,18 139.566 23,92 Tổng 2.967.008 100 3.524.208 100 3.336.538 100 557.200 18,78 -187.670 -5,33
Nếu như cho vay SXKD chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng cho vay thì thu nợ cũng diễn ra tương tự, tỷ trọng thu nợ khoản cho vay SXKD cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nợ của ngân hàng. Tương tự như vậy thu nợ cho vay DV – KD khác chiếm tỷ trọng lớn thứ hai. Đáng chú ý thu nợ cho vay nuôi trồng thủy sản giảm liên tục qua các năm.
- Cho vay sản xuất kinh doanh: Thu nợ các khoản cho vay vào lĩnh vực SXKD ở mức thấp hơn vào năm 2004, tăng mạnh ở năm 2005 nhưng lại giảm xuống vào năm 2006. Năm 2004 chỉ tiêu này chỉ đạt 1.174.756 triệu đồng chiếm 39,59% tổng thu nợ trong năm đó. Sang năm 2005 thu nợ cho vay SXKD tăng lên đến 49,69% với số lượng tăng là 583.697 triệu đồng làm cho chỉ tiêu này trong năm 2005 đạt đến 1.758.453 triệu đồng, tỷ trọng cũng tăng lên mức 49,90% tổng thu nợ. Chỉ tiêu này giảm đi 114.155 triệu đồng vào năm 2006 với tỷ lệ giảm là 6,49% xuống còn 1.644.298 triệu đồng. Cùng với sự giảm xuống này thì chỉ tiêu tỷ trọng của nó trong tổng thu nợ cũng giảm xuống còn 49.28% do thu nợ SXKD giảm mạnh hơn tốc độ giảm của tổng thu nợ.
- Cho vay nuôi trồng thủy sản: Thu nợ cho vay nuôi trồng thủy sản giảm liên tục qua các năm do tình hình kinh doanh trong ngành này gặp khó khăn trong thời gian qua khiến những hộ kinh doanh trong ngành này không thu được lợi nhuận thậm chí có hộ còn phải thua lỗ nên khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của họ với ngân hàng bị hạn chế. Điều đó đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu nợ của ngân hàng và ảnh hưởng đến kết quả thu nợ chung trong năm 2006. Năm 2004 thu nợ ngành này là 109.303 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,68% tổng thu nợ. Chỉ tiêu này giảm xuống còn 70.768 triệu đồng vào năm 2005, tức giảm 38.535 triệu đồng hay giảm 35,26% so với năm 2004, đồng thời tỷ trọng của nó cũng giảm xuống còn 2,01% do thu nợ cho vay ngành này giảm còn tổng thu nợ thì tăng lên. Chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống vào năm 2006 và chỉđạt 59.331 triệu đồng, thấp hơn năm 2005 là 11.437 triệu đồng so với năm 2005 hay đã giảm với tỷ lệ 16,16%. Chỉ tiêu tỷ trọng cũng giảm vì tổng thu nợ giảm ít hơn sự giảm sút của chỉ tiêu thu nợ ngành
nuôi trồng thủy sản. Năm 2006 thu nợ cho vay nuôi trồng thủy sản chiếm 1,78% tổng thu nợ.
- Cho vay dịch vụ - kinh doanh khác: Cho vay DV – KD khác bao gồm các ngành như kinh doanh bất động sản, xây dựng, dịch vụ cầm đồ… Đây là lĩnh vực đầu tư tín dụng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Do vậy, thu nợ cho vay vào những ngành này cũng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau cho vay SXKD. Thu nợ ngành này năm 2004 là 1.080.435 triệu đồng chiếm tỷ trọng 36,41%. Năm 2005 chỉ tiêu này tăng lên 1.111.605 triệu đồng, cao hơn năm 2004 là 31.170 triệu đồng hay tăng 2,88%. Tuy số tuyệt đối thì tăng lên, nhưng xét về tỷ trọng thì lại giảm xuống và chỉ còn 31,54% do thu nợ ở ngành này tăng chậm hơn tốc độ tăng của tổng thu nợ. Thu nợ cho vay DV – KD khác tăng là do nhu cầu dịch vụ của người dân ngày càng tăng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ làm ăn ngày càng hiệu quả giúp cho họ có khả năng trả nợ cho ngân hàng, nhờ vậy ngân hàng thu được nợ. Đến năm 2006 thì chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 909.961 triệu đồng và tỷ trọng cũng giảm xuống còn 27,27%, tức là đã giảm 201.644 triệu đồng hay giảm 18,14% so với năm 2005.
- Cho vay tiêu dùng: Mặc dù cho vay tiêu dùng liên tục tăng lên về số lượng nhưng thu nợ thì lại có khi giảm xuống. Năm 2004 thu nợ cho vay lĩnh vực này là 602.514 triệu đồng chiếm tỷ trọng 20,31%. Năm 2005 chỉ tiêu này giảm xuống còn 583.382 triệu đồng tức đã giảm 19.132 triệu đồng hay giảm 3,18 % so với năm 2004, đồng thởi tỷ trọng cũng giảm xuống còn 16,55%. Thu nợ cho vay tiêu dùng giảm do ngân hàng cho vay lĩnh vực này phần lớn là trung và dài hạn. Sang năm 2006 thì tình hình thu nợ diễn biến tích cực trở lại theo hướng tăng lên cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Chỉ tiêu này đạt 722.948 triệu đồng vào năm 2006, cao hơn năm 2005 là 139.566 triệu đồng hay tăng 23,92%, còn tỷ trọng tăng lên và đạt 21,67%. Chỉ tiêu này tăng lên trong năm 2006 do những món cho vay trung và dài hạn trước đây đến hạn thanh toán và ngân hàng thu được nợ về.
3.2.3.3. Dư nợ
Dư nợ theo từng lĩnh vực đầu tư chịu ảnh hưởng của việc cấp tín dụng của ngân hàng vào các lĩnh vực này cũng như ảnh hưởng bởi số tiền thu nợ về qua các năm đối với từng lĩnh vực đầu tư khác nhau. Trong 3 năm qua, do ngân hàng hạn chế cấp tín dụng, đồng thời tăng cường công tác thu nợ làm cho chỉ tiêu dư nợ biến động giảm liên tục với tỷ lệ lớn. Điều này được cụ thểở bảng số liệu phản ánh số dư nợ theo từng lĩnh vực đầu tư tại ngân hàng trong thời gian qua như sau.
Bảng 16: DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
Đơn vị tính: triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
Chỉ
tiêu ST TT ST TT ST TT Tiền % Tiền %
SXKD 804.302 50,55 541.932 41,88 206.981 29,10 -262.370 -32,62 -334.951 -61,81 NTTS 72.090 4,53 23.379 1,81 81.806 11,50 -48.711 -67,57 58.427 249,91 NTTS 72.090 4,53 23.379 1,81 81.806 11,50 -48.711 -67,57 58.427 249,91 DV - KD khác 567.075 35,64 608.524 47,03 371.266 52,19 41.449 7,31 -237.258 -38,99 Tiêu dùng 147.655 9,28 120.095 9,28 51.333 7,22 -27.560 -18,67 -68.762 -57,26 Tổng 1.591.122 100 1.293.930 100 711.386 100 -297.192 -18,68 -582.544 -45,02
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ) (ST: Số tiền, TT: Tỷ trọng)
Cùng với sự giảm sút về tổng dư nợ thì dư nợ ở một số lĩnh vực đầu tư cũng giảm theo. Ởđây, dư nợ cho vay SXKD và cho vay tiêu dùng giảm liên tục trong giai đoạn này, còn dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản và cho vay DV- KD khác thì biến động tăng giảm bất thường. Chỉ tiêu tổng dư nợ giảm dần qua các năm cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng đạt được hiệu quả tích cực. Ngoài ra, sự giảm sút của chỉ tiêu dư nợ còn do cho vay giảm.
- Cho vay sản xuất kinh doanh: Dư nợ năm 2004 là 804.302 triệu đồng chiếm đến 50,55% về tỷ trọng trong tổng dư nợ trong năm này. Thế nhưng, do công tác thu nợ có hiệu quả, mặc dù cho vay có tăng nhưng năm 2005 thì dư nợ cho vay
SXKD đã giảm xuống còn 541.932 triệu đồng, tức giảm tới 262.370 triệu đồng hay giảm 32,62% so với năm 2004. Do giảm với tốc độ mạnh nên đã làm cho tỷ trọng cũng giảm xuống còn 41,88%. Không dừng lại ở đó, sang năm 2006 cùng với sự giảm xuống của chỉ tiêu cho vay thì dư nợ đã giảm rất mạnh đến 61,81% tức giảm 334.951 triệu đồng về số lượng. Chỉ tiêu này năm 2006 giảm xuống còn 206.981 triệu đồng, và chỉđạt mức 29,10% về tỷ trọng trong tổng dư nợ.
- Cho vay nuôi trồng thủy sản: Dư nợ cho vay lĩnh vực nuôi trồng thủy sản biến động không theo sự biến động của tổng dư nợ. Năm 2005 chỉ tiêu này biến động giảm cùng với sự giảm xuống của tổng dư nợ, nhưng sang năm 2006 thì chỉ tiêu này lại tăng mạnh và đạt mức cao hơn năm 2004. Năm 2004 dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản là 72.090 triệu đồng chiếm 4,53% tổng dư nợ. Chỉ tiêu này giảm mạnh vào năm 2005 xuống mức 23.379 triệu đồng vào năm 2005, tức là giảm đến 48.711 triệu đồng hay giảm 67,57% so với năm 2004, do giảm mạnh nên tỷ trọng này cũng giảm theo chỉ còn chiếm 1,81% tổng dư nợ thời kỳ này. Dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản giảm mạnh vào năm 2005 là do cho vay lĩnh vực này giảm và giảm nhiều hơn sự giảm sút của chỉ tiêu thu nợ. Thế nhưng đến năm 2006 thì chỉ tiêu này có sự biến động tăng đột biến lên đến mức 81.806 triệu đồng (gấp 3,5 lần năm 2005) chiếm tỷ trọng 11,50% tổng dư nợ, cao nhất trong 3 năm qua. Sở dĩ chỉ tiêu này biến động mạnh trong năm 2006 như vậy là do cho vay tăng trong khi thu nợđối tượng này thì lại giảm xuống.
- Cho vay dịch vụ - kinh doanh khác: Dư nợ đối với cho vay vào lĩnh vực