Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 30 - 34)

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thu về từ các khoản cho vay, bao gồm cả khoản cho vay của những năm trước đó. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại ngân hàng trong 3 năm qua được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN

Đơn vị tính: triệu đồng

2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005

Chỉ

tiêu ST TT ST TT ST TT Tiền % Tiền %

Ngắn hạn 1.990.961 67,10 2.774.764 78,73 2.695.834 80,80 783.803 39,37 -78.930 -2,84 Trung,

dài hạn

976.047 32,90 749.444 21,27 640.704 19,20 -226.603 -23,22 -108.740 -14,51

Tổng 2.967.008 100 3.524.208 100 3.336.538 100 557.200 18,78 -187.670 -5,33

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ) (ST: Số tiền, TT: Tỷ trọng)

Doanh số thu nợ tăng lên ở năm 2005 rồi lại giảm xuống vào năm 2006. Nguyên nhân của sự giảm sút này có thể là do cho vay giảm, bên cạnh đó công tác thu nợ của ngân hàng gặp khó khăn vì khách hàng làm ăn kém hiệu quả không có khả năng trả nợ ngân hàng khi đến hạn làm chỉ tiêu thu nợ giảm.

- Thu nợ ngắn hạn: doanh số thu nợ ngắn hạn biến động cùng chiều với tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu này tăng mạnh vào năm 2005. Năm 2004 thu nợ ngắn hạn là 1.990.961 triệu đồng, năm 2005 tăng lên và đạt 2.774.764 triệu đồng tức là tăng tới 39,37% so với năm trước. Thế nhưng đến năm 2006 thì chỉ tiêu này có phần giảm xuống, cụ thể là năm 2006 thu nợ ngắn hạn chỉđạt 2.695.834 triệu đồng, đã giảm 2,84% so với năm 2005. Năm 2006 cho vay ngắn hạn giảm làm cho thu nợ ngắn hạn giảm xuống, đồng thời khách hàng của những khoản vay ngắn hạn này gặp khó khăn nên không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng khiến công tác thu nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Thế nhưng nếu xét về cơ cấu thu nợ ngắn hạn trong tổng thu nợ thì lại biến động theo chiều hướng tăng cho thấy thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nợ. Năm 2004 cơ cấu này là 67,10%, tăng lên 78,73% vào năm 2005 và không ngừng tăng trưởng để đạt tỷ trọng 80,80% vào năm 2006.

- Thu nợ trung và dài hạn: Chỉ tiêu này lại biến động theo chiều hướng giảm qua các năm. Năm 2004 đạt 976.047 triệu đồng, giảm 23,22% và đạt 749.444 triệu đồng vào năm 2005, con số này tiếp tục giảm đến năm 2006 chỉ đạt 640.704 triệu đồng, ở đây doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm 14,51%. Tuy nhiên, dù doanh số thu nợ trung và dài hạn liên tục giảm nhưng tốc độ giảm ở năm 2006 đã thấp hơn năm 2005 do cho vay trung và dài hạn giảm mạnh ở năm 2006. Ngược lại với sự tăng lên của tỷ trọng thu nợ ngắn hạn trong tổng thu nợ thì thu nợ trung và dài hạn trong tổng thu nợ giảm xuống. Năm 2004 tỷ trọng thu nợ trung và dài hạn là 32,90%, giảm mạnh còn 21,27% trong năm 2005 và tiếp tục giảm với tốc độ chậm hơn vào năm 2006, đạt 19,20% cho thấy thu nợ những món cho vay trung và dài hạn khó khăn hơn đối với thu nợ cho vay ngắn hạn, hay cho vay trung và dài hạn chứa

đựng rủi ro cao hơn. Do đó chủ trương của ngân hàng là giảm dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng cho vay.

3.2.1.3. Dư n

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng hiện còn cho khách hàng vay trong kỳ là bao nhiêu, đây là khoản tiền ngân hàng cần thu về và sẽ phải thu về. Số tiền CN NHCT TP.Cần Thơ hiện còn cho vay trong 3 năm qua căn cứ vào thời hạn tín dụng phát sinh như sau.

Bảng 6: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN

Đơn vị tính: triệu đồng

2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005

Chỉ

tiêu ST TT ST TT ST TT Tiền % Tiền %

Ngắn hạn 976.047 61,34 676.547 52,29 418.974 58,90 -299.500 -30,68 -257.573 -38,07 Trung,

dài hạn 615.075 38,66 617.383 47,71 292.412 41,10 2.308 0,38 -324.971 -52,64

Tổng 1.591.122 100 1.293.930 100 711.386 100 -297.192 -18,68 -582.544 -45,02

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ) (ST: Số tiền, TT: Tỷ trọng)

Mặc dù cho vay năm 2005 và 2006 lần lượt tăng lên rồi lại giảm xuống nhưng tổng dư nợ thì liên tục giảm qua các năm, chỉ có dư nợ cho vay trung và dài hạn là tăng lên trong năm 2005 nhưng chỉ tăng một con số nhỏ. Nguyên nhân là do ngân hàng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, mà chỉ tiêu này lại biến động giảm liên tục qua các năm làm cho tổng dư nợ giảm. Ngoài ra việc giảm xuống của dư nợ trong thời gian qua tại ngân hàng còn do cho vay trung và dài hạn giảm xuống. Sở dĩ như vậy là bởi vì nhu cầu vốn trung và dài hạn trên địa bàn giảm, về mặt chủ quan thì quy trình xét duyệt đầu tư tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng có phần chặt chẽ hơn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong kinh doanh, bên cạnh đó chính sách tín dụng của ngân hàng cũng có phần thay đổi theo hướng tăng tỷ

- Dư nợ ngắn hạn: Ta thấy dư nợ ngắn hạn giảm dần qua các năm với tốc độ lớn và không đều nhau. Năm 2005 giảm 30,68% so với năm 2004 và năm 2006 tốc độ giảm cao hơn, giảm đến 38,07% so với năm 2005. Dư nợ ngắn hạn năm 2004 là 976.047 triệu đồng giảm còn 676.547 triệu đồng vào năm 2005 và tiếp tục giảm còn 418.974 triệu đồng vào năm 2006. Dư nợ ngắn hạn năm 2005 giảm là do cho vay thấp còn thu nợ thì lại cao hơn năm 2004. Chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống ở năm 2006 do thu nợ giảm ít hơn tốc độ giảm của cho vay. Thế nhưng xét về mặt cơ cấu thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm mạnh ở năm 2005 rồi lại tăng lên vào năm 2006 do biến động của dư nợ ngắn hạn lớn hơn biến động của tổng dư nợ. Tỷ trọng này đạt 61,34% năm 2004, giảm xuống còn 52,29% năm 2005 và tăng lên 58,90% năm 2006. Dư nợ ngắn hạn giảm mạnh trong tổng dư nợ là do trong thời gian này nhu cầu vay ngắn hạn giảm, thêm vào đó những món cho vay ngắn hạn trước đó đã được thanh toán thể hiện qua chỉ tiêu thu nợ ngắn hạn tăng.

- Dư nợ trung và dài hạn: Dư nợ trung và dài hạn năm 2005 tăng với tỷ lệ nhỏ là 0,38%, nhưng đến năm 2006 thì giảm mạnh đến 52,64%. Sở dĩ có sự biến động về dư nợ cho vay trung và dài hạn như vậy là do một số món vay trung và dài hạn của những năm trước đến hạn và ngân hàng đã thu về hết nên xóa sổ những món vay này, mặt khác doanh số cho vay trung và dài hạn không những không tăng lên mà còn có phần giảm xuống. Về mặt tỷ trọng, mặc dù chính sách của ngân hàng là giảm dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn nhưng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn năm 2005 lại tăng lên điều này không có nghĩa là ngân hàng đã đi ngược lại với chính sách tín dụng đã đề ra mà cụ thể là chúng ta dễ dàng thấy được dư nợ trung và dài hạn giảm dần qua các năm. Ởđây, sở dĩ tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn tăng là do sự giảm xuống của dư nợ lớn hơn tốc độ giảm của dư nợ cho vay trung và dài hạn vì trong nhất thời ngân hàng không thể thu về những món cho vay trung và dài hạn nhanh được. Năm 2004 tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn là 38,66% tăng mạnh trong năm 2005 và đạt 47,71%, đến năm 2006 chỉ tiêu này đã giảm xuống còn 41,10% nhưng vẫn còn cao hơn mức 38,66% năm 2004. Chúng ta thấy rằng dư nợ trung và dài hạn còn chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng dư nợ trong 3 năm qua.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 30 - 34)