Yếu tố thị trường

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 72 - 73)

- Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ tiêu dư nợ đối với DNTN chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ Năm 2004 dư nợđối với thành phần kinh tế này là 166

4.1.3. Yếu tố thị trường

máy móc, xây dựng nhà xưởng, vật liệu xây dựng tăng cao, giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất và lương cán bộ công nhân viên cũng được điều chỉnh tăng nên nhu cầu vốn tăng mạnh làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên. Cùng với sự tăng lên về chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, đời sống người dân được cải thiện và có phần tăng thêm, nhu cầu sản phẩm sinh hoạt tiêu dùng tăng làm cho tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng chuyển biến tốt giúp các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và trảđược nợ góp phần tăng doanh số thu nợ cho ngân hàng.

Thế nhưng do cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong năm 2006 khiến tình hình kinh doanh giảm hiệu quả trở lại trong đó không loại trừ việc các ngân hàng hoạt động với hiệu quả giảm xuống. Đồng thời trong năm này cho vay của ngân hàng cũng giảm làm cho thu nợ giảm. Thêm vào đó, tình trạng tiêu thụ cá nguyên liệu của những hộ nuôi cá tra, cá basa ở Thốt Nốt gặp khó khăn, điêu đứng, trong khi giá thức ăn thì không ngừng tăng lên. Điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cơ sở này giảm sút, thu nhập thấp hoặc không có thu nhập nên khó khăn trong việc trả nợ vay.

4.1.4. Thiên tai

Khó khăn của các doanh nghiệp và người dân trong thời kỳ này là thiên tai dịch họa xảy ra liên tục. Dịch cúm gia cầm, lở mồm lông móng ở gia súc, rồi đến dịch rầy hại lúa vào cuối năm 2006 gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, một số hộ bị mất trắng cho nên khả năng trả nợ ngân hàng không có làm cho chỉ tiêu thu nợ giảm và ảnh hưởng đến việc tăng lên của chỉ tiêu nợ quá hạn trong tổng dư nợ tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)