Hệ thống Toà án được tổ chức theo các cấp Toà án

Một phần của tài liệu Đổi mới Toà án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp (Trang 37)

Dù có những khác biệt nhất định, các quốc gia đều thành lập khắp lãnh thổ của mình một cơ cấu Toà án có tính chất thứ bậc gọi là các cấp Toà án. Có nhiều lý do để giải thích việc thành lập hệ thống Toà án theo cơ cấu thứ bậc.

Thứ nhất, Hệ thống Toà án được tách ra từ các cơ quan hành chính mà vốn

dĩ, hệ thống này có tính chất thứ bậc từ trung ương đến địa phương.

Thứ hai, Do bản chất của hoạt động xét xử có ảnh hưởng trực tiếp đến

quyền lợi của dân chúng; đến sinh mạng con người mà nó còn là vấn đề uy tín của Nhà nước. Một phán quyết sai trái không chỉ đưa đến sự thiệt hại cho người bị kết án, mà còn đem lại sự mất tín nhiệm của nhân dân vào Nhà nước và sự phản ứng của xã hội đối với hệ thống chính trị. Vì vậy cần phải có sự xem xét, cân nhắc thận trọng. Giải pháp của các quốc gia cho nhu cầu này là quy định việc xét lại bản án đã được xử bằng những Thẩm phán khác. Nếu để các Thẩm phán của chính Tòa án đó xử lại thì không ổn, vì xét cho cùng vẫn là do Toà án đó xét lại, uy tín của Tòa án sẽ bị ảnh hưởng nếu phán quyết của họ là tiền hậu bất nhất. Hơn nữa, nó còn có thể gây ra những khó xử giữa những Thẩm phán của cùng một Toà án với nhau. Nếu đưa sang Tòa án khác cùng cấp xử lại cũng do những Thẩm phán cùng hạng thực hiện và dân chúng có thể sẽ không tin tưởng, sẽ gây ra tâm lý cho rằng địa hạt khác có công lý địa hạt này thì không... Do vậy tính phổ biến hiện nay của các nước là việc xét lại bản án do Toà án cấp trên xét xử. Vì vậy, mô hình chung nhất

của hệ thống Toà án các nước là tổ chức theo nhiều cấp từ thấp đến cao. Thông thường cơ cấu hệ thống Toà án các nước bao gồm: Toà án sơ thẩm (Tòa cấp thấp); Tòa đệ nhị cấp (Tòa cấp trung); Tòa thượng thẩm (Tòa cấp cao).

Tòa sơ cấp hay còn gọi là Tòa cấp thấp có thẩm quyền giải quyết các vụ việc ít nghiêm trọng và không phức tạp.

Tòa đệ nhị cấp có thẩm quyền giải quyết các vụ việc quan trọng, phức tạp, đồng thời các Tòa này xét xử lại các vụ việc do Tòa sơ cấp chuyển lên khi có sự yêu cầu xét xử lại của bị cáo, đương sự hay cơ quan nhà nước thẩm quyền khác.

Tòa Thượng thẩm có thẩm quyền cao nhất xử lại các bản án do Tòa đệ nhị cấp chuyển lên. Và thông thường những quyết định của Tòa thượng thẩm là chung thẩm.

Như vậy mô hình của hệ thống Toà án theo các cấp: Sơ cấp, đệ nhị cấp và thượng thẩm là cơ cấu phổ biến nhất của các nước trên thế giới. Bất cứ quốc gia nào Toà án cũng được tổ chức theo mô hình này. Điều này có thể thấy qua tổ chức TA một số nước như sau:

Hệ thống Toà án Anh quốc: Gồm: (i) Toà án cấp cao;

(ii) Tòa hoàng gia; (iii) Toà án cấp thấp.

Toà án cấp cao bao gồm Tòa phúc thẩm và Toà án cấp cao. Theo quy định

của luật nước Anh thì Thẩm phán của các Tòa này tương đương nhau.

Tòa phúc thẩm xét xử các vụ có kháng cáo, kháng nghị do Tòa Hoàng gia chuyển lên. Tuy vậy trong trường hợp Tòa Hoàng gia tuyên bị cáo vô tội thì Tòa phúc thẩm không có quyền sửa bản án, mà chỉ có quyền hoặc là y án của Toầ án

Hoàng gia hoặc nếu có căn cứ thì tuyên bị cáo phạm tội và trả lại toàn bộ hồ sơ vụ án để thụ lý lại.

Toà án cấp cao được hình thành từ rất lâu, mang tính chất lịch sử. Toà án cấp cao thụ lý kháng cáo, kháng nghị về dân sự do Tòa thẩm quyền hẹp (Tòa cấp quận, huyện) chuyển lên. Việc xét xử của Tòa cấp cao có sự tham gia của đoàn bồi thẩm. Tòa cấp cao còn được gọi là phiên Tòa của Nữ hoàng Anh, tồn tại ở Anh từ cách đây hơn 700 năm.

Tòa Hoàng gia là Toà án xét xử sở thẩm tất cả các vụ án có cáo trạng. Khi

xét xử ở Tòa Hoàng gia có đoàn bồi thẩm tham gia.

Toà án cấp thấp (Tòa có thẩm quyền hẹp) là Toà án cấp quận, có thẩm

quyền xét xử những vụ án ít nghiệm trọng (với mức án dưới 12 tháng tù giam). Các Toà án này không có thẩm quyền trên phạm vi toàn quốc như Tòa cấp cao, mà chỉ có thẩm quyền trong phạm vi địa hạt của mình. Việc xét xử ở Toà án cấp thấp không có bồi thẩm đoàn tham gia, mà chỉ do một Thẩm phán đảm nhiệm.

Hệ thống Toà án Đan Mạch: Gồm: (i) Toà án tối cao;

(ii) Toà án cấp cao (gồm 2 Tòa: Miền Đông và Miền Tây); (iii) Toà án cấp khu vực (gồm 82 Tòa).

Về thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp, theo quy định của luật về tư pháp hình sự Đan Mạch, việc phân định thẩm quyền của các Tòa án căn cứ vào mức án và tính chất của tội phạm, cụ thể là:

Toà án cấp khu vực sơ thẩm những vụ án hình sự có mức án từ 4 năm tù, những vụ án về tội phạm chính trị hoặc những vụ án mà bị cáo không nhận tội. Xét xử phúc thẩm những bản án sơ thẩm của Toà án cấp khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.

Toà án tối cao xét xử phúc thẩm những bản án sơ thẩm của Toà án cấp cao bị kháng cáo, kháng nghị. Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm trong những trường hợp do luật định.

Hệ thống Toà án Hàn Quốc: Gồm: (i) Toà án tối cao;

(ii) Toà án cấp khu vực;

(iii) Toà án cấp địa hạt (quận, huyện, thị xã).

Toà án cấp địa hạt: xét xử các vụ án có giá trị tài sản bị xâm hại dưới 50

triệu Won hoặc có mức hình phạt tù dưới 1 năm.

Toà án cấp khu vực: xét xử các vụ án có giá trị tài sản bị xâm hại hơn 50

triệu Won hoặc có mức hình phạt tù trên 1 năm và Hội đồng bao gồm 3 thẩm phán xét xử sơ thẩm - phúc thẩm các vụ án do Tòa cấp địa hạt xét xử có kháng cáo.

Toà án tối cao: Xét xử phúc thẩm các vụ án sơ thẩm của Tòa khu vực do

một Hội đồng Thẩm phán xét xử có kháng cáo. Thẩm quyền này do các Tòa phúc thẩm (có 5 Tòa phúc thẩm) Toà án tối cao Hàn Quốc xét xử. Giám đốc thẩm lại các án đã có hiệu lực pháp luật.

Hệ thống Toà án Trung Quốc:

Theo quy định tại Điều 5 Luật tố tụng hình sự Trung Quốc thì Tòa án nhân dân thực hiện chức năng xét xử độc lập theo luật và không bị can thiệp bởi bất kỳ cơ quan hành chính, tổ chức hoặc cá nhân nào. Tuy nhiên, trên thực tế Tòa án không được hoàn toàn độc lập. Hoạt động của Tòa án bị giám sát bởi Ủy ban pháp luật chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ đạo về cơ cấu và hoạt động của Tòa án.

Hệ thống Tòa án Trung Quốc được chia thành 4 cấp bao gồm:

(i) Tòa án cấp huyện: được thành lập ở tất cả các huyện và cấp tương đương: xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự có mức dưới 15 năm tù trừ những vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án trung cấp.

(ii) Toà án trung cấp: được thành lập ở tất cả các thành phố thuộc tỉnh: xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự liên quan đến an ninh quốc gia; những vụ án mà bị cáo là người nước ngoài và những vụ khác có mức án trên 15 năm tù; xét xử phúc thẩm những vụ án của Toà án cấp huyện có kháng cáo, kháng nghị.

(iii) Toà án cấp cao: Được thành lập ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu tự trị: xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong khu vực, phúc thẩm những bản án sơ thẩm của Toà án trung cấp có kháng cáo, kháng nghị.

(iv) Toà án tối cao: xét xử sơ chung thẩm những vụ án hình sự có ảnh hưởng đến toàn quốc; phúc thẩm những bản án sơ thẩm của Toà án cấp cao có kháng cáo, kháng nghị.

Mỗi cấp Tòa án tương đương với mỗi cấp chính quyền địa phương. Bên cạnh các Tòa án nhân dân thì Trung Quốc còn có các Tòa án quân đội được tổ chức trong Quân đội để xét xử các vụ án hình sự, dân sự liên quan đến quân nhân xảy ra trong nội bộ Quân đội. Tòa án cũng phụ thuộc chính quyền địa phương về ngân sách và nhân sự. Hội đồng nhân dân quyết định ngân sách và nhân sự của Tòa án cùng cấp. Thẩm phán cũng không thể đưa ra quyết định độc lập. Quyết định của Thẩm phán được xem xét kỹ lưỡng, bị giám sát, bị chỉ đạo và bị hủy bỏ bởi ủy ban Thẩm phán và Chánh án của mỗi Tòa án mà không ai trong số những người này tham gia xét xử trực tiếp vụ án.

Hệ thống Toà án Liên bang Nga: Gồm:

(i) TAND quận, huyện (thành phố cấp quận): có thẩm quyền xét xử mọi tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp trên hoặc Toà án quân sự.

(ii) Toà án khu, tỉnh, thành phố cấp tỉnh, tỉnh tự trị, khu tự trị, cộng hòa tự trị: Xét xử sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền và xét xử phúc thẩm các bản án của quận, huyện (thành phố cấp quận) có kháng cáo, kháng nghị.

(iii) Toà án tối cao Liên bang Nga có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án đặc biệt phức tạp hoặc có ý nghĩa xã hội đặc biệt mà Toà án tự mình lấy lên hoặc theo đề nghị của Viện trưởng, Phó viện trưởng kiểm sát Cộng hòa Liên bang; phúc thẩm các vụ án của Toà án tối cao cộng hòa tự trị, Toà án khu, Toà án tỉnh, Toà án thành phố, Toà án tỉnh tự trị; Toà án khu tự trị; giám đốc thẩm các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, qua việc nghiên cứu hệ thống Toà án một số nước nêu trên, tuy Toà án tổ chức có khác nhau theo mỗi nước nhưng ở góc độ khái quát có thể thấy điểm chung nhất là hệ thống phân chia các cấp độ khác nhau theo đó cấp thấp nhất xét xử những vụ việc đơn giản ít quan trọng. Cấp thứ hai vừa xét xử sơ thẩm những vụ việc quan trọng và phức tạp đồng thời xử lại án cấp thấp. Cấp cao nhất phúc xử lại án sơ thẩm cấp thứ hai và giám đốc thẩm tất cả án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy đó là mô hình chung nhất nhưng trên thực tế việc tổ chức hệ thống Toà án tùy thuộc nhiều yếu tố mỗi nước và mỗi giai đoạn ở từng nước cũng có những thay đổi khác nhau cho phù hợp.

Hệ thống TAND ở nước ta cũng được tổ chức theo ba cấp (TAND cấp huyện; TAND cấp tỉnh; TAND tối cao) song về thẩm quyền TAND các cấp còn là

vấn đề bất hợp lý – nên là nội dung quan trọng trong các giải pháp cải cách TAND. Việc nghiên cứu đầy đủ nghiêm túc kinh nghiệm các nước vẫn có ý nghĩa thiết thực để xây dựng mô hình Toà án nước ta trong công cuộc đổi mới.

Một phần của tài liệu Đổi mới Toà án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)