Nhóm giải pháp đổi mới tổ chức của TAND cấp huyện

Một phần của tài liệu Đổi mới Toà án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp (Trang 104)

Trong thời gian qua, thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện đã được mở rộng đáng kể. Nhiều loại vụ án trước đây thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh thì nay do TAND cấp huyện giải quyết. Số lượng án phải giải quyết của TAND cấp huyện luôn trong tình trạng năm sau cao hơn năm trước.

Tuy nhiên xét về vị trí của TAND cấp huyện trong hệ thống cơ quan tư pháp chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và chưa được đặt đúng tầm của cơ quan

môn của UBND cấp huyện. Trong bối cảnh đó, hoạt động xét xử của TAND cấp huyện đứng trước nguy cơ bị can thiệp, bị chỉ đạo, bị chi phối từ nhiều phía, trong đó có các tổ chức Đảng, các cơ quan hành chính địa phương và các toà án cấp trên. Do đó, để đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Toà án trong TTHS nói chung thì một trong những nhiệm vụ cần làm là tập trung vào việc đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của TAND cấp huyện, từ đó nâng tầm của TAND cấp huyện, đảm bảo tính độc lập trong hoạt động của Toà án và nâng cao vị thế của Thẩm phán.

Đổi mới TAND cấp huyện phải được coi là khâu trung tâm trong quá trình cải cách tư pháp, cải cách tổ chức hệ thống Toà án và cần được tập trung thực hiện để tạo sự đột phá. Việc đổi mới TAND cấp huyện được tiến hành đồng thời với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở cho Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, kịp thời đấu tranh, phát hiện, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật và tội phạm, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Để thực hiện nhiệm vụ trên cần xây dựng mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức và biên chế của TAND cấp huyện, từng bước tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất để TAND cấp này sẵn sàng chuyển đổi mô hình thành Toà án sơ thẩm khu vực khi có đủ điều kiện. Việc xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức của TAND cấp huyện phải căn cứ vào số lượng án giải quyết hàng năm, vào quy mô địa giới hành chính, vào đặc điểm địa lý tự nhiên, thiên nhiên và các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của từng huyện.

Một phần của tài liệu Đổi mới Toà án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp (Trang 104)