0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Những nguyên tắc của việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TOÀ ÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CỦA CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP (Trang 83 -83 )

tố tụng hình sự

TAND là một bộ phận cấu thành hệ thống bộ máy nhà nước, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các Toà án phải gắn liền với quá trình cải cách hoàn thiện bộ máy nhà nước.

Do đó, đổi mới về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Toà án không thể tách rời các nguyên tắc trong quá trình đổi mới về tổ chức và hoạt động của hệ thống và bộ máy nhà nước ở nước ta như: Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân,

nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất và có sự phân công phối hợp của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy nhà nước, nguyên tắc pháp chế XHCN,…Đây là những nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước.

Tuy nhiên, xuất phát từ chức năng xét xử là chức năng đặc thù và riêng có của Toà án nên việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Toà án còn phải tuân theo những nguyên tắc đặc thù.

a/ Nguyên tắc giản tiện, hiệu quả

Xuất phát từ tình chất đặc thù của TAND, là cơ quan bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân do đó mục đích, hoạt động của Toà án đều phải xuất phát từ lợi ích và ý chí của dân, mục tiêu là của dân, do dân, vì dân.

Muốn đạt được mục tiêu trên thì trong mọi hoạt động của Toà án đều phải bảo đảm cho sự tham gia của nhân dân một cách giản tiện, dễ dàng, hiệu quả, thuận lợi cho nhân dân, tránh những thủ tục rườm rà, phức tạp, kém hiệu quả, tăng cường sự tham gia và tạo được niềm tin của nhân dân vào công tác xét xử, tránh gây bức xúc kéo dài.

Do đó, nguyên tắc giản tiện, hiệu quả chính là nguyên tắc quan trọng nhất của sự đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Toà án trước yêu cầu của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

b/ Nguyên tắc bảo đảm sự công bằng trong xét xử

Nguyên tắc bảo đảm sự công bằng trong xét xử là nguyên tắc đặc trưng nhất của việc đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Toà án. Hoạt động của các cơ quan tư pháp trong đó có Toà án luôn đòi hỏi phải là hoạt động khách quan, công bằng nhằm đưa ra những phán xét công lý, hợp với lòng dân.

Nguyên tắc trên xuất phát từ bản chất của Nhà nước XHCN và pháp luật XHCN nước ta, pháp luật là sự thể hiện ý chí nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, là sự thể hiện lợi ích chính đáng và bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.

Do đó, đòi hỏi trong quá trình đổi mới Toà án phải luôn đảm bảo mọi hoạt động xét xử, mọi phán quyết của Toà án phải khách quan, công tâm, không phân biệt đối xử, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

c/ Nguyên tắc độc lập trong xét xử của Toà án

Để đảm bảo cho việc xét xử được bình đẳng, dân chủ, khách quan thì nguyên tắc Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là tiền đề, nền tảng của tư pháp trong nhà nước pháp quyền. Sự độc lập xét xử xuất phát từ bản chất của hoạt động tư pháp mà Toà án thực hiện “Đã nhân danh công lý và dựa vào công lý thì

Toà án phải xét xử như là một người đứng giữa, trung lập và không phụ thuộc vào bên nào”. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động xét xử của Thẩm phán bị ảnh hưởng

bởi nhiều yếu tố bên ngoài như: sức ép của các thế lực nhà nước, dư luận xã hội nhất là báo chí, sức ép của các Đảng phái, tôn giáo,…Do đó, để đảm bảo công lý Toà án, Thẩm phán phải vượt lên trên tất cả những sức ép đó.

Nguyên tắc này không chỉ thể hiện trong các đạo luật mà đã trở thành nguyên tắc hiến định, ngay từ Hiến pháp năm 1946 đã qua định nguyên tắc này, và các Hiến pháp sau này cũng đều ghi nhận và kế thừa nó.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguyên tắc độc lập trong xét xử, Hiến pháp năm 1992 quy định: “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo

Nguyên tắc trên được thể hiện và yêu cầu như sau:

Thứ nhất, Đòi hỏi sự độc lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử trong

việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét đánh giá chứng cứ và đưa ra các kết luận về sự việc phạm tội và người thực hiện tội phạm không bị phụ thuộc vào quan điểm của các thành viên khác trong Hội đồng xét xử. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì việc xét xử sơ thẩm hoặc trong những trường hợp nhất định của xét xử phúc thẩm thành phần của Hội đồng xét xử gồm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Hội thẩm là người không chuyên làm công tác xét xử nhưng khi thực hiện quyền xét xử phải độc lập với Thẩm phán trong mọi khâu của quá trình xét xử, tránh sự phụ thuộc vào Thẩm phán. Chính vì vậy, pháp luật TTHS đã quy định trong việc phát biểu giải quyết vụ án Hội thẩm nhân dân đưa ra quan điểm trước, Thẩm phán là người đưa ra quan điểm sau cùng để không ảnh hưởng tới tính độc lập của Hội thẩm. Các vấn đề của vụ án đều phải được giải quyết bằng cách biểu quyết và quyết định theo đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và lưu trong hồ sơ vụ án.

Thứ hai, Sự độc lập của Hội đồng xét xử với các cơ quan Nhà nước, tổ chức

xã hội và các cá nhân. Trong quá trình xét xử cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp hoặc tác động vào các thành viên của Hội đồng xét xử để họ phải xét xử theo ý kiến chủ quan của mỉnh. Mọi hành động can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào đều làm ảnh hưởng tới tính khách quan của vụ án và đều bị coi là bất hợp pháp.

Thứ ba, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Luật nội dung và luật tố tụng là chuẩn mực để các thành viên Hội đồng xét xử đối chiếu với sự việc xảy ra, với hành vi được mang ra xét xử. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Hội đồng xé xử sẽ đưa ra các phán quyết của mình về sự việc phạm tội và hành vi phạm tội của bị cáo một cách chính xác, phù hợp với diễn biến thực

tế của vụ án đã xảy ra. Ngoài việc tuân theo pháp luật, khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không bị phụ thuộc bởi bất kỳ điều kiện nào.

Thứ tư, Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử còn được thể hiện

trong quan hệ giữa các cấp xét xử, Toà án cấp trên không được quyết định hoặc gợi ý cho Toà án cấp dưới trước khi xét xử một vụ án cụ thể. Đồng thời khi xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Toà án cấp trên cũng không bị phụ thuộc bởi các nhận định, những phán quyết của Toà án cấp dưới.

Tuy nhiên, việc quy định nguyên tắc độc lập khi xét xử không mâu thuẫn với nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thể chế hoá đường lối của Đảng nên việc tuân theo pháp luật cũng chính là phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Mọi sự can thiệp của các cấp uỷ Đảng vào hoạt động xét xử đều là sự nhận thức không đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác xét xử của Toà án.

Độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật không có nghĩa là Thẩm phán, Hội thẩm được quyền tuỳ tiện và chủ quan, đồng thời cũng không mâu thuẫn với việc trao đổi, bàn bạc với đồng nghiệp hoặc Toà án cấp trên trước khi giải quyết các vụ án. Trên thực tế tại các Toà án đều quy định trước khi đưa vụ án ra xét xử các Thẩm phán đều phải đưa ra bàn án. Sau khi trao đổi, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của người khác, Thẩm phán phải tự phân tích, tổng hợp, đánh giá các chứng cứ, tài liệu trong vụ án một cách khách quan, toàn diện từ đó đưa ra các quyết định một cách độc lập dựa trên các quy định của pháp luật.

Nguyên tắc trên bảo đảm cho Hội đồng xét xử thực hiện quyền tự quyết của mình khi xét xử đồng thời buộc họ phải có nghĩa vụ, trách nhiệm cá nhân về tính đúng đắn, hợp pháp của các quyết định của mình khi giải quyết vụ án.

Tóm lại, việc đổi mới Toà án nói chung và Toà án trong TTHS nói riêng là yêu cầu, quá trình bức thiết mang tính khách quan nhằm đáp ứng các nhu cầu của sự phát triển kinh tế, tăng cưòng pháp chế XHCN, phát huy nền dân chủ, nâng cao chất lượng của công tác xét xủ. Việc đổi mới trên rất khó khăn, phức tạp. đòi hởi phải tuân theo những nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và những nguyên tắc đặc thù riêng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ xét xử của Toà án.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TOÀ ÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CỦA CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP (Trang 83 -83 )

×