0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Toà án trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1987

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TOÀ ÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CỦA CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP (Trang 49 -49 )

Với tính chất là cơ quan xét xử, TAND đã được thành lập ngay từ những ngày đầu khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 13/9/1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 33 thiết lập các Toà án quân sự, đánh dấu sự ra đời của TAND ở nước ta. Trong thời kỳ này hệ thống Toà án nhân dân (TAND) ở nước ta bao gồm:

Toà án quân sự

Toà án quân sự là Toà án được thành lập đầu tiên ở nước ta theo Sắc lệnh số 33 ngày 13/9/1945 của Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Theo Điều 1 của Sắc lệnh thì sẽ thiết lập các Toà án quân sự gồm: ở Bắc Bộ tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình; ở Trung Bộ tại: Vinh, Huế, Quảng Ngãi; ở Nam Bộ tại Sài Gòn, Mỹ Tho. UBND Trung Bộ và Nam Bộ, trong địa hạt hai bộ ấy, có thể đề đạt lên Chính phủ xin mở thêm Toà án quân sự ở những nơi trọng yếu khác.

Theo Điều 2 của Sắc lệnh thì Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả những người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trừ trường hợp phạm nhân là binh sỹ thì thuộc về nhà binh tự xử lý lấy theo quân luật.

Ngày 26/9/1945, Chủ tịch chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra Sắc lệnh ấn định địa phương thẩm quyền theo lãnh thổ của các Toà án quân sự.

Do yêu cầu của nhiệm vụ xét xử, ngày 29/9/1945 và 28/12/1945, Chủ tịch chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra Sắc lệnh đặt một Toà án quân sự tại Nha Trang và Phan Thiết.

Về hiệu lực thi hành của Bản án: Bản án của Toà án quân sự được thi hành ngay, người phạm tội không có quyền chống án, trừ trường hợp nếu Bản án tuyên tử hình thì người phạm tội có quyền đệ đơn lên Chủ tịch chính phủ xin ân giảm. Bản án sẽ được hoãn thi hành chờ quyết định của Chủ tịch chính phủ.

Toà án đặc biệt

Ngày 23/11/1945, Chủ tịch chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 64 thành lập Toà án đặc biệt. Theo Điều 3, 4, 6 và 7 của Sắc lệnh quy định: “Sẽ thiết lập ngay tại Hà Nội một Toà án đặc biệt để xử những nhân

viên của các Uỷ ban nhân dân hay các cơ quan của Chính phủ do ban Thanh tra truy tố. “Toà án đặc biệt do Chính phủ lâm thời làm Chánh án, Bộ trưởng Bộ nội vụ và Bộ trưởng Bộ tư pháp làm Hội thẩm. ”. “Toà án đặc biệt có toàn quyền quyết định, có thể tuyên án tử hình. Những án tuyên lên sẽ thi hành trong 48 giờ”, “Ban thanh tra và Toà án đặc biệt được lập ra chỉ có tính chất tạm thời”.

Như vậy, khái quát về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân trong năm 1945 cho thấy Toà án chỉ được tổ chức một cấp, những quyết định của Toà án sẽ được thi hành ngay sau khi tuyên án, không có quyền chống án, trừ trường hợp bị Toà án quân sự kết án tử hình thì có quyền làm đơn lên Chủ tịch chính phủ lâm thời xin ân giảm. Sau này, Toà án đặc biệt đã bị giải thể theo Sắc lệnh số 138-B/SL của Chính phủ.

Toà án thƣờng

Ngày 24/1/1946 Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán. Đây là Sắc lệnh đầu tiên quy định một cách đầy đủ tổ chức giải quyết các tranh chấp, xử phạt các việc vi cảnh ở cơ sở cũng như tổ chức các Toà án và quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của các ngạch Thẩm phán.

Hệ thống Toà án theo Sắc lệnh này gồm có:

(i) Toà án sơ cấp được thành lập ở mỗi quận (huyện, phủ, châu), gồm: một Thẩm phán, một lục sư, một hay nhiều thư ký giúp việc.

(ii) Toà án đệ nhị cấp được thành lập ở mỗi tỉnh và ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn, gồm: một Chánh án, một biện lý, một dự thẩm, một chánh lục và những thư ký giúp việc. Tuỳ nơi nhiều hay ít việc có thể tăng thêm một số Thẩm phán, lục sư hay để một Thẩm phán kiêm nhiệm nhiều chức vụ.

(iii) Toà án thượng thẩm được thành lập ở mỗi kỳ gồm: ở Bắc Kỳ đặt tại Hà Nội, Trung Kỳ đặt tại Thuận Hoá (Huế), Nam Kỳ đặt tại Sài Gòn. Mỗi Toà thượng thẩm gồm: Một Chánh nhất, các Chánh án phòng, các Hội thẩm, một chưởng lý, một hay nhiều phó chưởng lý, những tham lý, một chánh lục sư, các lục sư; những tham tá và thư ký.

Ngoài các Toà án thì ở xã còn có Ban tư pháp xã.

Về tổ chức ngạch Thẩm phán gồm có hai ngạch: ngạch sơ cấp và ngạch đệ

nhị cấp. Thẩm phán sơ cấp làm việc ở Toà sơ cấp, Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở các Toà đệ nhị cấp và Toà thượng thẩm.

Ngày 17/4/1946, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 51 quy định thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữa các thành viên trong Toà án, cụ thể:

Về hình sự, Toà án sơ cấp có thẩm quyền:

(i) Chung thẩm những án phạt bạc từ 0đ50 đến 9đ00, những án xử bồi thường từ 150đ trở xuống cho nguyên đơn bị thiệt hại trong một vụ vi cảnh.

(ii) Sơ thẩm những án phạt giam từ 1 đến 5 ngày, những án xử bồi thường quá 150đ hoặc những việc xin bồi thường quá số tiền ấy mà nguyên đơn thỉnh cầu trong đơn khiếu hay chậm nhất. lúc việc vi cảnh đem ra phiên toà xét xử.

Về hình sự, Toà án đệ nhị cấp có thẩm quyền:

(i) Chung thẩm những án vi cảnh của Toà án sơ cấp bị kháng cáo.

(ii) Sơ thẩm những việc tiểu binh và đại binh. Những việc tiểu binh là những việc có thể bị phạt tù từ 6 ngày đến 5 năm hay phạt bạc trên 9đ.

Về hình sự, Toà thượng thẩm có thẩm quyền:

Xét xử những việc kháng cáo của các Toà án đệ nhị cấp.

Toà án binh

Ngày 23/8/1946, Chính phủ ra Sắc lệnh số 163 thành lập Toà án binh lâm thời tại Hà Nội, gồm một Chánh án và hai Hội thẩm ngồi xử, một Uỷ viên Chính phủ đứng buộc tội, một lục sư.

Toà án lâm thời có thẩm quyền xét xử:

(i) Các quân nhân phạm bất cứ về một tội gì, trừ những tội vi cảnh, thuộc thẩm quyền của Toà án tư pháp và những thường tội định ở Điều thứ 49 Sắc lệnh số 71 ngày 22/5/1946 thuộc quyền nghị phạt của các cấp chỉ huy quân đội.

(ii) Những nhân viên các ngành chuyên môn trong quân đội, những người làm việc trong quận đội như công nhân, chủ thầu, khi phạm pháp có liên quan đến quân đội.

(iii) Những người thuộc bất cứ hạng nào mà phạm pháp ở trong các đồn trại, quân y viện, nhà để lao binh hoặc một cơ quan nào của quân đội, hoặc phạm pháp làm thiệt hại đến quân đội.

Nếu một người trong quân đội đồng thời phải truy tố trước Toà án binh lâm thời vì một tội thuộc thẩm quyền của Toà ấy và trước một Toà án tư pháp hoặc quân sự vì một tội thuộc thẩm quyền các Toà án ấy thì phải do Toà án binh lâm thời xét xử trước.

Trường hợp nhiều người cùng bị can về một tội mà trong đó có cả quân nhân, cả thường dân thì việc đó sẽ do Toà án binh lâm thời xét xử.

Ngày 09/1/1946, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Đây là đạo luật cơ bản, là nền tảng cho việc xây dựng bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật mới. Chương VI của Hiến pháp đã quy định về tổ chức và hoạt động của Toà án.

Điều 63 Hiến pháp 1946 quy định:

“Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gồm có:

a. Toà án tối cao;

b. Các Toà án phúc thẩm;

c. Các Toà án đệ nhị cấp và sơ cấp.”

Theo quy định của Hiến pháp năm 1946 thì Toà án là cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, giữ vị trí độc lập trong tổ chức bộ máy nhà nước, là cơ quan thực hiện quyền xét xử. Để đảm bảo tính độc lập của Toà án, Hiến pháp đã quy định “Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp

xét xử “Trong khi xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ý

kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc đại hình”.

Đánh giá về tổ chức và hoạt động của Toà án nước ta trong giai đoạn này cho thấy hoạt động của Toà án đã góp phần trấn áp kẻ thù, giữ vững thành quả cách mạng, bảo vệ lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được thì Toà án còn bộc lộ những yếu kém cần được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, trên một lãnh thổ tồn tại nhiều loại Toà án dẫn đến có sự chồng chéo về thẩm quyền xét xử. Toà án vừa thực hiện quyền công tố vừa thực hiện quyền xét xử. Một số địa phương không có Toà án thì Uỷ ban hành chính thực hiện chức năng của Toà án.

Ngày 22/5/1950 Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 85 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. Theo Sắc lệnh này thì “Toà án sơ cấp và đệ nhị cấp được đổi thành

Toà án nhân dân huyện, toà án nhân dân tỉnh, hội đồng phúc án thành Toà phúc thẩm, phụ thẩm nhân dân thành hội thẩm nhân dân”. Hội đồng xét xử của Toà án

nhân dân huyện, tỉnh gồm một thẩm phán, hai hội thẩm nhân dân, Toà phúc thẩm gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Hội thẩm nhân dân được quyền nghiên cứu hồ sơ và biểu quyết. Thủ tục tố tụng được quy định đơn giản, hợp lý hơn đảm bảo việc giải quyết các vụ án nhanh chóng.

Tháng 4 năm 1958 Quốc hội đã quyết định thành lập Toà án nhân dân tối cao và Viện công tố nhân dân Trung ương, tách hệ thống TAND và Viện công tố khỏi Bộ tư pháp.

Ngày 31/11/1959, Quốc hội khoá 1 kỳ họp thứ 11 đã thông qua Hiến pháp mới của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Theo quy định tại chương VIII của Hiến pháp năm 1959 thì cơ quan tư pháp là “Toà án nhân dân và Viện kiểm sát

Tại Điều 97 của Hiến Pháp cũng đã quy định chức năng của Toà án như sau: “TANDTC nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, các TAND địa phương, các TA quân

sự là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Theo đó, hệ

thống TAND bao gồm: TANDTC, TAND địa phương, các Toà án quân sự. Trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.

Căn cứ vào các quy định của Hiến pháp năm 1959 về tổ chức và hoạt động của TAND, ngày 14/7/1960, tại kỳ họp thứ nhất khoá II, Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức Toà án nhân dân. Đây là hệ thống Luật đầu tiên quy định về tổ chức, hoạt động của TAND.

Theo Điều 2 của Luật tổ chức TAND năm 1960 thì: “Các Toà án nhân dân

gồm có: Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự” và “Các Toà án nhân dân địa phương gồm có: Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương, Toà án nhân dân ở các khu vực tự trị”, “ở các khu vực tự trị, tổ chức các Toà án nhân dân địa phương sẽ do Hội đồng nhân dân khu vực tự trị quy định, căn cứ vào Điều 95

của Hiến pháp và những nguyên tắc tổ chức Toà án nhân dân trong luật này”

Các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của TAND cũng được kế thừa và phát triển bao gồm: Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc khi xét xử TAND có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc xét xử công khai, nguyên tắc quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo, v.v,...

Tuy nhiên, Luật tổ chức TAND năm 1960 chỉ quy định có tính chất nguyên tắc về thẩm quyền của các Toà án nhân dân các cấp mà không quy định cụ thể về tổ chức của TAND mỗi cấp, chỉ quy định có tính chất nguyên tắc về chế độ bầu cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân mà không quy định về tiêu chuẩn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.

Để kiện toàn Toà án nhân dân các cấp, tăng cường tính nhân dân của tổ chức TAND và bảo đảm cho việc xét xử được chính xác và đúng pháp luật, ngày 23/3/1961 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh quy định cụ thể tổ chức của TAND tối cao và tổ chức của các TAND địa phương.

Theo quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh thì TAND tối cao gồm có: Chánh án, một hoặc nhiều Phó Chánh án, các Thẩm phán và Thẩm phán dự khuyết. Về tổ chức gồm có: “Uỷ ban thẩm phán TAND tối cao, các Toà chuyên trách của TAND

tối cao: Toà hình sự, Toà dân sự và Toà quân sự; Toà phúc thẩm của TAND tối cao; Hội đồng toàn thể thẩm phán TAND tối cao”. Trong pháp lệnh này cũng quy

định một cách cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi tổ chức tương ứng. Mặc dù trong pháp lệnh không quy định cụ thể Bộ máy giúp việc nhưng theo Điều 6 của Pháp lệnh và thực tiễn tổ chức của TAND tối cao thời gian này cho thấy còn có Bộ máy giúp việc như Văn phòng, Vụ tổ chức, tổng hợp, nghiên cứu pháp luật, v.v,...

Về việc bầu, miễn nhiệm, nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán được quy định như sau: Chánh án TAND tối cao do Quốc hội bầu và miễn nhiệm với nhiệm kỳ là 5 năm. Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm phán dự khuyết và uỷ viên Uỷ ban thẩm phán TAND tối cao do Uỷ ban thường vụ Quộc hội bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch UBND thường vụ Quốc hội.

Đối với TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương gồm có Chánh án, một hoặc nhiều Phó Chánh án, các Thẩm phán. Trong cơ cấu tổ chức không chia thành các Toà chuyên trách như TAND tối cao mà chỉ có Uỷ ban thẩm phán “Chánh án, Phó Chánh án và các Thẩm phán Toà

án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và bãi miễn. Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương hoặc đơn vị hành chính tương đương là bốn năm. Uỷ viên uỷ ban thẩn phán của các Toà án nhân dân nói trên do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và bãi miễn”.

Đối với TAND huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương gồm có Chánh án và Thẩm phán, nếu cần thiết thì có Phó chánh án.

Về thẩm quyền:

(i) Hoà giải những việc tranh chấp về dân sự;

(ii) Phân xử những việc hình nhỏ không phải mở phiên toà; (iii) Sơ thẩm những vụ án dân sự;

(iv) Sơ thẩm những vụ án hình sự có thể phạt từ hai năm tù trở xuống;

Ngoài ra, còn có nhiệm vụ xây dựng tổ chức tư pháp và hướng dẫn công tác hoà giải ở các thị trấn và xã, tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân.

Khái quát tổ chức và hoạt động của TAND trong giai đoạn này, có thể đưa

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TOÀ ÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CỦA CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP (Trang 49 -49 )

×