0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TOÀ ÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CỦA CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP (Trang 98 -98 )

a/ Sửa đổi Hiến pháp và Luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh điều tra, Luật tổ chức UBND và HĐND

Để xây dựng mô hình tổ chức Toà án theo tinh thần của Nghị quyết 49- NQ/TW của Bộ chính trị, vấn đề đặt ra là cần phải sửa đổi Hiến pháp và Luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự. Hệ thống các chức danh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cũng cần được xây dựng lại theo hệ thống Toà án mới.

Thứ nhất, Đối với Hiến pháp năm 1992 cần sửa đổi, bổ sung một số điều

quy định về: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án ở Việt Nam; cơ chế lãnh đạo của Đảng, cơ chế giám sát của cơ quan đại diện đối với hoạt động của Toà án. Cụ thể các Điều 127, 128, 131, 132, 134,…

Thứ hai, Đối với Luật tổ chức TAND cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một

số quy định về: Toà án sơ thẩm khu vực, về tổ chức và hoạt động của Toà án các cấp theo thẩm quyền xét xử.

Thứ ba, Đối với Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh về

Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về Thẩm phán TAND các cấp theo hướng: Bổ sung các chức danh Thẩm phán cao cấp và trung cấp.

Thứ tư, Đối với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh điều tra,

cần nghiên cứu, sửa đổi theo hướng thành lập, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Cơ quan công tố và điều tra cho phù hợp với mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan Toà án.

Thứ năm, Đối với Luật tổ chức UBND và HĐND, cần sửa đổi các vấn đề

liên quan đến việc bầu Hội thẩm nhân dân phù hợp với tính chất hoạt động và mô hình tổ chức của Toà án sơ thẩm khu vực.

b/ Sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự

(i) Quy định tại Điều 10 BLTTHS 2003 về nguyên tắc “xác định sự thật của vụ án”. Nội dung của nguyên tắc này quy định: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải dùng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật khách quan của vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Theo quy định này thì trách nhiệm chứng minh toàn bộ sự thật khách quan của vụ án thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án. Trong hình sự, đối tượng chứng minh được xác định là cơ sở của trách nhiệm hình sự, đó là sự việc phạm tội, người thực hiện tội phạm và những tình tiết khác có liên quan đến vụ án. Những vấn đề đó cần được các cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ để xác định bản chất của vụ án. Vì vậy, đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là tất cả những vấn đề chưa biết nhưng cần phải biết để làm sáng tỏ bản chất của vụ án, trên cơ sở đó, các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra các quyết định phù hợp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Điều 63 BLTTHS quy định những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự gồm có: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, đại điểm phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, lỗi cố ý hay vô ý, có năng lực trách nhiệm hính sự hay không, mục đích, động cơ phạm tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Ngoài ta, tuỳ từng vụ án sẽ có thêm đối tượng chứng minh của vụ án có thể được mở rộng thêm, như vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

Việc chứng minh tội phạm và làm rõ mọi tình tiết khách quan của vụ án không thuộc chức năng xét xử của Toà án mà là trách nhiệm thuộc chức năng của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.

Do đó, việc quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm của Toà án như Bộ luật TTHS hiện nay sẽ ảnh hưởng tới tính khách quan của Toà án khi ra Bản án và phán quyết của mình. Trong một chừng mực nhất định, quy định này đã vi hiến vì Hiến pháp 1992 quy định ngoài chức năng xét xử, Toà án không còn chức năng nào khác.

(ii) Quy định tại Điều 13 BLTTHS 2003 về trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự: “Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm

sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội”. Cụ thế hoá nguyên tắc này, Điều 104 của BLTTHS có quy định

thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự giao cho “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố

hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hinh sự nếu qua việc xét hỏi tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần được điều tra”.

Thực thi trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự theo quy định này thì chức năng xét xử của Toà án sẽ bị ảnh hưởng, chi phối bởi chức năng khác, nhất là ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập khi xét xử và tính khách quan khi xem xét vụ án, quyết định của bản án đối với tội phạm và người phạm tội. Ngoài ra, việc quy định Toà án có quyền khởi tố vụ án hình sự còn lấn sân sang chức năng công tố của Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra.

Do đó, muốn để Toà án xét xử bình đẳng, dân chủ, khách quan thì không nên giao cho Toà án nhiệm vụ phát hiện, khởi tố tội phạm và người phạm tội cũng như không để Toà án có trách nhiệm phải thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm mà để Toà án đưa ra các phán quyết dựa trên chứng cứ, lý lẽ của Viện kiểm sát và

người bào chữa, dựa vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên toà để có những bản án đúng pháp luật, có sức thuyết phục.

Vì vậy, không nên quy định cho Toà án có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, trong trường hợp nếu phát hiện tội phạm mới khi xét xử tại phiên toà, Toà án có thể kiến nghị hoặc thông báo thông tin về tội phạm để Viện kiểm sát quyết định truy tố.

(iii) Quy định tại Điều 27 BLTTHS 2003: “Trong tiến trình tiến hành tố

tụng hính sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa”.

Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội. Tuy nhiên, Toà án không có điều kiện để nắm bắt được cuội nguồn của tội phạm. Vì vậy, việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm của Toà án chỉ nên giới hạn ở việc trấn áp bằng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác thông qua bản án và việc giáo dục, thuyết phục người phạm tội. Từ đó, thực hiện việc phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng đối với tội phạm.

(iv) Quy định tại Điều 196 BLTTHS 2003: “Toà án chỉ xét xử những bị cáo

và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử. Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố”.

Theo quy định này thì Toà án không được xét xử người và những hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố, hoặc xét xử theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Nếu qua xét xử Toà án phát hiện còn có người khác phạm

tội hoặc tội phạm khác của bị cáo chưa được truy tố thì Toà án có thể quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm mới và giao cho Viện kiểm sát quyết định điều tra.

Trong trường hợp khác Toà án phát hiện bị cáo phạm tội danh nặng hơn thì Toà án ra quyết định điều tra bổ sung theo tội danh nặng hơn, đề nghị Viện kiểm sát thay đổi tội danh đã truy tố. Nếu Viện kiểm sát không đồng ý thay đổi tội danh và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Toà án vẫn quyết định xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Toà án không được xử theo tội danh nặng hơn đối với một tội phạm, nhưng Toà án có quyền xét xử theo khung hình phạt nặng hơn khung hình phạt mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng khi khung hình phạt đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án. Nếu qua xét xử Toà án thấy cần đổi tội danh thì Hội đồng xét xử chỉ có thể đổi tội danh nhẹ hơn hoặc thay đổi tội danh có khung hình phạt tương đương với tội phạm đã bị truy tố.

Trước khi mở phiên toà, nếu Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố thì Toà án ra quyết định đình chỉ vụ án. Nếu Viện kiểm sát rút một phần quyết định truy tố thì Toà án xét xử phần không rút của quyết định truy tố. Ngay tại phiên toà, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút toàn bộ hay một phần quyết định truy tố hoặc kết luận theo tội danh nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn xét xử toàn bộ vụ án. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì tuyên bố bị cáo vô tội. Nếu tại phiên toà, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên chỉ rút quyết định truy tố đối với một tội hoặc một số tội và giữ nguyên quyết địnn truy tố đối với tội khác hay Kiểm sát viên chỉ rút quyết định truy tố đối với một hoặc một số bị cáo và giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo hoặc các bị cáo còn lại thì Hội đồng xét xử vẫn xét xử toàn bộ vụ án. Hội đồng xét xử có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận việc rút truy tố của Viện kiểm sát. Căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận được ghi trong Bản án.

Quy định này đã hạn chế chức năng xét xử của Toà án và việc xét xử của Toà án phụ thuộc vào các điều, khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố. Vì vậy, chỉ cần quy định Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố còn hành vi thuộc cấu thành tội phạm nào danh cho quyền chủ động của Toà án.

Thứ hai, Sửa đổi các điều luật quy định về nguyên tắc hai cấp xét xử, thẩm

quyền xét xử của Toà án các cấp,…

Thứ ba, Đổi mới việc tổ chức các phiên toà hình sự, nâng cao chất lượng

tranh tụng theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, công khai, dân chủ, nghiêm minh theo tinh thần của cải cách tư pháp và quy định của pháp luật tố tụng. Cần quy định trong Bộ luật TTHS tranh tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử.

Thứ tư, Tăng cường việc tổ chức các phiên toà xét xử lưu động tại địa

phương nơi xảy ra vụ án, thông qua đó nâng cao ý thức pháp luật trong quần chúng nhân dân, đề cao được tính giáo dục và phòng ngừa chung.

Thứ năm, Hoàn thiện các quy định của BLTTHS về nhiệm vụ, quyền hạn

của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TOÀ ÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CỦA CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP (Trang 98 -98 )

×