Nhóm giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất, địa vị pháp lý của

Một phần của tài liệu Đổi mới Toà án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp (Trang 106)

và Hội thẩm nhân dân.

a/ Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lƣợng Thẩm phán

Mở rộng nguồn tuyển chọn và đổi mới cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán theo hướng nghiên cứu mở rộng diện đối tượng được xem xét tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán theo hướng cho phép tất các các trường hợp có đủ điều kiện, tiêu chuẩn (trừ tiêu chuẩn về thời gian công tác pháp luật) trong và ngoài cơ quan Toà án được tham gia vòng sơ chọn hoặc kỳ thi chọn ứng viên bổ nhiệm Thẩm phán. Sau khi được sơ chọn hoặc đã trúng tuyển kỳ thi chọn, các ứng viên cam kết làm việc trong ngành Toà án sẽ được cử đi học khoá đào tạo nghiệp vụ xét xử theo kinh phí đào tạo của ngành Toà án chi trả.

b/ Không áp dụng nhiệm kỳ đối với Thẩm phán

Để đảm bảo vị thế độc lập của Thẩm phán, việc không áp dụng nhiệm kỳ đối với Thẩm phán là đòi hỏi đúng đắn vì Thẩm phán phải được hiểu là một chức danh tư pháp chứ không phải là chức danh lãnh đạo. Vì là chức danh tư pháp nên Thẩm phán phải được bổ nhiệm chọn đời cho đến khi nghỉ hưu. Việc không áp dụng nhiệm kỳ Thẩm phán sẽ giúp cho Thẩm phán thoát khỏi áp lực của việc tái bổ nhiệm, góp phần nâng cao trách nhiệm cá nhân và vị thế độc lập của Thẩm phán trong hoạt động xét xử.

Tuy nhiên việc không áp dụng nhiệm kỳ đối với Thẩm phán phải được kết hợp với thường xuyên có khoá bồi dưỡng nghiệp vụ để cập nhật và nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môm cho Thẩm phán và phải qua kỳ thi sát hạch, người nào không vượt qua sẽ bị miễn nhiệm hoặc bãì nhiệm.

c/ Đổi mới công tác quản lý, giáo dục Thẩm phán

Ban hành quy chế về đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán.

d/ Nâng cao chất lƣợng Hội thẩm nhân dân và cán bộ, công chức khác

Thứ nhất, Đổi mới cơ chế bầu cử Hội thẩm nhân dân để có thể lựa chọn

những những người thực sự có trình độ, tâm huyết tham gia hoạt động của toà án, tạo cơ chế để Hội thẩm nhân dân tham gia một cách đích thực, có hiệu quả hoạt động xét xử của Toầ án, đảm bảo nguyên tắc khi xét xử hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.

Thứ hai, Về tiêu chuẩn của Hội thẩm nhân dân gồm: tiêu chuẩn về chính trị,

chuyên môn và tiêu chuẩn khác, yêu cầu Hội thẩm phải có những hiểu biết nhất định về pháp luật để đảm bảo việc tham gia hoạt động xét xử của Hội thẩm không phải là hình thức.

e/ Cần có chế độ bảo vệ Thẩm phán và công chức Toà án Các biện pháp bảo đảm về an ninh, pháp lý, xã hội.

f/ Nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất, cải tiến chế độ tiền lƣơng và chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán và cán bộ công chức Toà án.

Xuất phát từ những quan điểm cơ bản về đổi mới Toà án trong TTHS trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp ỏ nước ta có thể rút ra một số kết luận sau: Việc đổi mới Toà án trong TTHS là một yêu cầu khách quan trong quá trình cải cách tư pháp ở nước ta. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ rất lớn và có tầm quan trọng trong quá trình cải cách tư pháp, do đó việc đổi mới Toà án phải được tiến hành thận trọng theo lộ trình hợp lý, đưa ra được những giải pháp phù hợp như nhóm giải pháp cấp bách và được tiến hành thường xuyên: xây dựng cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ trong tổ chức Toà án, đảm bảo các yếu tố vật chất trong tổ chức Toà án, nâng cao vị trí, vai trò của Toà án và vị thế của Thẩm

phán trong xã hội,…Nhóm giải pháp đổi mới căn bản mô hình tổ chức Toà án, nghiên cứu thành lập Toà án sơ thẩm khu vực, hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

KẾT LUẬN

Đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của TAND nói chung và TAND trong TTHS nói riêng là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, tuy nhiên đây là vấn đề rất rộng và phức tạp cả về lý luận và thực tiễn.

Từ kết quả nghiên cứu luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề sau:

Thứ nhất, Làm rõ được vị trí, chức năng của Toà án trong tổ chức Bộ máy

nhà nước.

Thứ hai, Khái quát được mô hình tổ chức, hoạt động của Toà án trong TTHS

ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam qua từng giai đoạn.

Thứ ba, Đưa ra được những nguyên nhân dẫn đến thực trạng hoạt động của

Toà án và nhu cầu khách quan cần phải đổi mới tổ chức, hoạt động của Toà án trong TTHS.

Thứ tư, Đưa ra được những nguyên tắc cơ bản bảo đảm cho quá trình đổi

mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Toà án trong TTHS đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và phân tích trên, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới Toà án trong TTHS như sau:

Thứ nhất, Hoàn thiện mô hình hệ thống tổ chức TAND trong TTHS theo

hướng Toà án phải được tổ chức theo thẩm quyền xét xử, đảm bảo vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và vai trò giám sát của cơ quan dân cư đối với hoạt động xét xử của Toà án. Theo đó, hệ thống TAND nên được tổ chức thành 4 cấp: Toà án tối cao, Toà án thượng thẩm, Toà án phúc thẩm khu vực và Toà án sơ thẩm khu vực. Trong đó, Toà án sơ thẩm khu vực được thành lập thay cho TAND cấp huyện.

Thứ hai, Hoàn thiện các quy định của Bộ luật TTHS, loại bỏ những điều luật

quy định không hợp lý. Xây dựng cơ chế bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử của TAND.

Thứ ba, Đổi mới, mở rộng thẩm quyền của TAND cấp huyện hiện nay.

Thứ tư, Đổi mới chế định bổ nhiệm thẩm phán, chế độ bảo vệ Thẩm phán.

Nâng cao hiệu quả của Hội thẩm nhân dân trong việc tham gia hoạt động xét xử.

Thứ năm, Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động cho

Toà án.

Thứ sáu, Cải cách chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ

công chức ngành Toà án.

Thứ bảy, Đổi mới việc tổ chức các phiên toà hình sự, nâng cao chất lượng

tranh tụng theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, công khai, dân chủ, nghiêm minh theo tinh thần của cải cách tư pháp và quy định của pháp luật tố tụng.

Những kết quả mà luận văn đã đạt được thể hiện sự nỗ lực của bản thân, sự tận tình giúp đỡ của thầy hướng dẫn khoa học, của các bạn đồng nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề về tổ chức và hoạt động của Toà án nói chung và Toà án trong TTHS nói riêng là một nội dung rất lớn bao gồm nhiều vấn đề và rất quan trọng, cần có thời gian nghiên cứu công phu, toàn diện và không thể giải quyết trong thời gian ngắn và luận văn cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các đồng nghiệp để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và phát triển luận văn hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1996), Hán - Việt Từ điển, NXB thành phố Hồ Chí Minh. 2. Lê Thúc Anh (2007), “Cải cách tư pháp với việc sớm hình thành Toà án sơ

thẩm khu vực”, Toà án nhân dân (20)

3. Ban chấp hành trung ương Đảng (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Ban chấp hành trung ương Đảng (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 02/1/2002 về một số

nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

7. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

8. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79- KL/TW ngày 28/7/2010 về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW, Hà Nội.

9. Vương Chính Bình (204), Bộ thông sử thế giới vạn năm, NXB Văn hoá

thông tin, tr. 375 - 377.

10. Lê Văn Châu (2008), Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự, Luận án tiến sĩ. 11. Nguyễn Ngọc Chí (2010), Giáo trình Toà án Hình sự Quốc tế, NXB Chính

12. Nguyễn Ngọc Chí (2008), “Đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người giám định trong tố tụng hình sự”, Nhà nước và pháp luật (8), tr. 53 - 57.

13. Nguyễn Ngọc Chí (2010), “Chức năng của Toà án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp”, Nghiên cứu lập pháp - Quốc hội.

14. Nguyễn Ngọc Chí (2009), “Một số yếu tố ảnh hưởng tới nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, Nhà nước và

pháp luật (2)

15. Nguyễn Đăng Dung (2004), Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền,

NXB Tư pháp, tr. 11.

16. Lưu Tiến Dũng (2005), “Độc lập xét xử ở các nước quá độ - Một góc nhìn so sánh”, Toà án nhân dân (9).

17. Hoàng Mạnh Hùng (2007), “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND ở Việt Nam hiện nay”, Cộng sản, 1 (122).

18. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), “Hoàn thiện các chức năng tố tụng hình sự trong tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta”, Nhà nước và pháp luật (09). 19. Nguyễn Văn Huyên (2002), Thẩm quyền của Toà án các cấp theo Luật tố

tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ.

20. Lê Huy Hoà (2001), Bách khoa trí thức phổ thông, NXB Văn hoá thông tin, tr. 310.

21. Vũ Gia Lâm (2007), “Đổi mới tổ chức hệ thống Toà án nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc 2 cấp xét xử”, Luật học (06).

22. Vũ Gia Lân (2008), Nguyên tắc 2 cấp xét xử trong luật tố tụng hình sự Việt

23. Khoa luật - trường Đại học tổng hợp Hà Nội (1993), Giáo trình lịch sử nhà

nước và pháp luật, tr. 23.

24. Phan Gia Ngọc (2006), “Toà án không nên có chức năng buộc tội”, Toà án

nhân dân (04).

25. Nguyễn Như Phát (2004), “Một số ý kiến về cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Nhà nước và pháp luật (3).

26. Nguyễn Thái Phúc (2008), “Vấn đề tranh tụng và tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự theo yêu cầu của cải cách tư pháp”, Nhà nước và pháp luật (08).

27. Đinh Văn Quế (2007), “Một số vấn đề về tổ chức hệ thống Toà án theo định hướng cải cách tư pháp”, Toà án nhân dân (23).

28. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Quốc hội (1960), Luật tổ chức Toà án nhân dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

31. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Quốc hội (1981), Luật tổ chức Toà án nhân dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

34. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

NXBChính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Quốc hội (1992), Luật tổ chức Toà án nhân dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Toà án nhân dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38. Bùi Ngọc Sơn (2003), “Sự độc lập của Toà án trong nhà nước pháp quyền”,

Nghiên cứu lập pháp (4), tr. 43.

39. Nguyễn Trương Tín (2008), “Một số vấn đề về mối quan hệ giữa tranh tụng trong tố tụng hình sự và chức năng xét xử của Toà án trong bối cảnh cải cách tư pháp”, Nhà nước và pháp luật (10).

40. Phạm Quý Tỵ (2005), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân”, Nghiên cứu lập pháp (07).

41. Đào Trí Úc (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, NXB Khoa học xã hội, tr. 52.

42. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1961), Pháp lệnh về tổ chức của TAND tối cao

và TAND địa phương.

43. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà

án nhân dân, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

44. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà

45. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2011), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều

của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.

46. Viện khoa học pháp lý (2005), Các biện pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc

khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập chỉ tuân theo pháp luật.

47. Võ Khánh Vinh (2004), “Các hệ thống Toà án ở các nước trên thế giới”,

Toà án nhân dân số (23).

48. J.Clifford Wallace (2006), “Khắc phục tham nhũng tư pháp trong khi phải bảo đảm độc lập tư pháp”, Toà án nhân dân (8), tr. 41.

49. Pearl Buck (2001), Chuyện Kinh thánh, NXB Văn học, tr. 210 - 311. 50. E.E.Nexmeyanow (2004), Triết học - Hỏi và Đáp, tr. 186.

51. Mục từ Right to a fair trinal, Từ điển Wikipedia, http://en.wikipedia.org/wiki/Right to a fair trinal

52. Quyền được xét xử công bằng (The Right to a Fair Trinal), Ân xá Mỹ, http://www.amnestyusa.org/Intermational Justice/

PHỤ LỤC

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC TOÀ ÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 1946 ĐẾN NAY

1- Theo Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 về Tổ chức Toà án và các ngạch thẩm phán

2- Theo Hiến pháp năm 1946 (trong thực tế hệ thống Toà án chƣa đƣợc tổ chức theo Hiến pháp này)

4- Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960; Pháp lệnh về Tổ chức toà án nhân tối cao và tổ chức toà án nhân dân địa phƣơng năm 1961; Quyết định 165 ngày 21/02/1961 của Bộ Tổng tham mƣu về tổ chức biên chế ngành toà án quân sự.

5- Theo Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1981; sửa đổi bổ sung năm 1988; Pháp lệnh về tổ chức toà án quân sự; sửa đổi bổ sung năm 1990

6- Theo Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1992; sửa đổi bổ sung năm 1993 và 1995; Pháp lệnh về tổ chức toà án quân sự năm 1993

Một phần của tài liệu Đổi mới Toà án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp (Trang 106)