thẩm quyền của Toà án các cấp
Cách thức tổ chức hệ thống Toà án có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chức năng xét xử và khả năng độc lập trong xét xử của Toà án.
TAND nước ta từ năm 1960 (theo Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức TAND năm 1960) đến nay, hệ thống TAND được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp thẩm quyền với đơn vị hành chính lãnh thổ và có ba cấp:
(i) TAND cấp huyện được tổ chức ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cấp hành chính tương đương;
(ii) TAND cấp tỉnh được tổ chức ở tất các các tỉnh và thành phố thuộc trung ương; (iii) TAND tối cao ở Trung ương.
Bên cạnh những ưu điểm như: làm tăng uy lực cho chính quyền các cấp địa phương, huy động sự tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia vào công tác xét xử của Toà án, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến Toà án, tranh thủ được sự đầu tư về vật chất, trang thiết bị làm việc thì mô hình tổ chức hệ thống Toà án này cũng bộc lộ nhiều hạn chế như:
Thứ nhất, Tạo ra cơ hội để các cơ quan Đảng và chính quyền địa phương có
phương tiện làm việc dẫn đến sự ngộ nhận Toà án giống như các cơ quan chức năng của UBND các cấp, chịu sự chỉ đạo của UBND các cấp.
Thứ hai, Xuất phát từ đặc điểm khác nhau về địa lý, dân cư, kinh tế, văn hoá,
xã hội ở mỗi quận, huyện, đồng thời tình hình và diễn biến tội phạm cũng khác nhau. Do vậy, việc tổ chức ở mỗi quận, huyện một Toà án cùng một điều kiện vật chất như nhau (Trụ sở, trang thiết bị làm việc,..) với cùng một cơ cấu như nhau (Chánh án, Thẩm phán, Thư ký,..) nhưng số vụ việc phải giải quyết ở mỗi Toà án lại khác nhau, có Toà án không có việc hoặc ít việc trong khi đó lại có những Toà án làm không hết việc tồn đọng án dẫn đến mất cân đối.
Thứ ba, Cách thức tổ chức Toà án như hiện nay gây ra nhiều lãng phí như có
Toà án huyện với những đầu tư tốn kém về con người, vật chất, tài chính,..nhưng sử dụng không hết công suất do số lượng án phải giải quyết ít. Có những Toà án thì cơ sở vật chất, con người thiếu và yếu trong khi đó số lượng án phải giải quyết nhiều dẫn đến hoạt động xét xử gặp nhiều khó khăn, án tồn đọng nhiều.
Trên cơ sở đánh giá ưu và nhược điểm của mô hình tổ chức của hệ thống TAND hiện nay, Nghị quyết 49- NQ/TW đã đề ra nhiệm vụ: “…Tổ chức hệ thống
toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, theo đó toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; TAND tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm” [7]. Đây là định
hướng đúng đắn đáp ứng được đòi hỏi trước mắt cũng như lâu dài đồi với việc hoàn thiện hệ thống Toà án ở nước ta. Thay đổi cách thức tổ chức Toà án dựa trên tiêu chí địa giới hành chính sang tiêu chí chức năng, thẩm quyền xét xử là sự đổi
lập khi xét xử của Toà án, bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực của hệ thống Toà án, khắc phục những hạn chế còn tồn tại như hiện nay.
Với định hướng trên, TAND tối cao và các ngành, các cấp liên quan đã xây dựng Đề án đổi mới, hoàn thiện hệ thống TAND ở Việt Nam với hai phương án:
Phương án 1: Tổ chức hệ thống toà án thành ba cấp: Toà án sơ thẩm khu
vực; Toà phúc thẩm và Toà án tối cao.
Theo phương án này, Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện, có nhiệm vụ xét xử sơ thẩm tất cả các loại vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án. Toà án phúc thẩm được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp tỉnh có nhiệm vụ xét xử phúc phẩm các vụ án của toà án sơ thẩm khu vực bị kháng cáo, kháng nghị. Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, giám đốc việc xét xử của các Toà án, tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ.
Phương án 2: Tổ chức hệ thống toà án thành bốn cấp: Toà án sơ thẩm khu
vực; Toà phúc thẩm; Toà thượng thẩm; Toà án tối cao.
Theo phương án này, Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh, có nhiệm vụ xét xử sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền. Toà án phúc thẩm được tổ chức theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, có nhiệm vụ chủ yếu xét xử phúc thẩm những vụ án của toà án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị và xét xử sơ thẩm một số vụ án thuộc thẩm quyền. Toà án thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm những bản án của toà án phúc thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. TAND tối cao không còn thẩm quyền xét xử phúc thẩm như hiện nay mà tập trung thực hiện nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
Để thống nhất định hướng nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, ngày 28/7/2010 Bộ chính trì có kết luận số 79 – KL/TW “Về đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của toà án, viện kiểm sát và có quan điều tra theo Nghị quyết 49 – NQ/TW” trong đó thống nhất phương hướng đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống TAND như sau: “Toà án là cơ quan xét xử của nước cộng
hoà XHCN Việt Nam. Tổ chức toà án theo tinh thần nghị quyết 49 – NQ/TW gồm 4 cấp: TAND sơ thẩm khu vực, TAND tỉnh, thành phồ trực thuộc trung ương, TAND cấp cao và TAND tối cao” [8]. Theo đó, phương án hoàn thiện hệ thống TAND
phải đảm bảo được các tiêu chí: Hệ thống toà án được tổ chức theo thẩm quyền xét xử; đảm bảo sự độc lập của Toà án; đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với hoạt động xét xử của Toà án.
Ý nghĩa của việc tổ chức Toà án không phụ thuộc vào đơn vị hành chính:
Thứ nhất, Phù hợp với đường lối cải cách tư pháp trước mắt cũng như lâu
dài mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, tạo mô hình tổ chức Toà án một cách khoa học, góp phần đổi mới và tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với các Toà án.
Thứ hai, Việc tổ chức Toà án theo cấp xét xử sẽ tạo sự độc lập của Toà án
trong hoạt động xét xử, hạn chế sự lệ thuộc của Toà án, cụ thể là sự lệ thuộc giữa Toà án cấp dưới với Toà án cấp trên, giữa Toà án với các cơ quan hành chính. Toà án cấp sơ thẩm không còn là Toà án cấp dưới của Toà án cấp phúc thẩm.
Thứ ba, Việc tổ chức Toà án theo cấp xét xử sẽ giúp thu gọn đầu mối. Theo
cách thức tổ chức Toà án như hiện nay, số lượng Toà án cấp quận, huyện tương đối nhiều, Nhà nước phải trang trải các khoản kinh phí để xây dựng trụ sở, trang thiết bị, cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ Toà án gây lãng phí tốn kém và hoạt động không hiệu quả. Nếu theo mô hình mới này sẽ giúp tiết kiệm kinh phí, tăng
cường cho đầu tư xây dựng cơ sơ vật chất, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Toà án đủ năng lực và chuyên môn cao.
Tuy nhiên, để thực hiện việc đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND theo mô hình đổi mới trên, luận văn đưa ra một số những vấn đề cần phải giải quyết sau:
Thứ nhất, Về trách nhiệm báo cáo công tác của Chánh án toà án: Theo quy
định của Hiến pháp thì Chánh án TAND địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Nếu tổ chức Toà án khu vực thì trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cấp nào. Việc giám sát công tác xét xử của Toà án khu vực sẽ do ai đảm nhiệm.
Thứ hai, Về chế độ bổ nhiệm Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán toà án:
Nếu toà án sơ thẩm khu vực được thành lập không cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh thì việc bổ nhiệm Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán sẽ được thực hiện như thế nào vì theo quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 thì hồ sơ bổ nhiệm Chánh án, Phó chánh án cấp tỉnh hoặc cấp huyện phải có sự đồng ý của thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Việc bổ nhiệm Thẩm phán phải thông qua Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán do Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm chủ tịch Hội đồng, sau đó mới trình Chánh án Toà án tối cao ký quyết định bổ nhiệm.
Thứ ba, Về chế độ bầu Hội thẩm nhân dân: Theo quy định của Luật tổ chức
TAND thì Hội thẩm nhân dân được Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Nếu thành lập toà án sơ thẩm khu vực thì việc bầu Hội thẩm nhân dân thực hiện như thế nào.
Thứ tư, Đối với những Toà án khu vực ở những vùng điều kiện giao thông
đến Toà án thì Toà án khu vực cần có chi nhánh đặt ở một số nơi để tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho người dân.
Thứ năm, Yếu tố về vật chất: Việc thành lập Toà án khu vực đòi hỏi phải
xây mới về Trụ sở, trang thiết bị làm việc, kéo theo đó là sự thay đổi của các luật liên quan, tổ chức các cơ quan liên quan như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, thi hành án,….
Thứ sáu, Bổ sung chức danh thẩm phán cao cấp và cơ cấu thẩm phán hợp lý
ở Toà án các cấp.
Thứ bảy, Đổi mới cơ chế lãnh đạo Đảng và cơ chế giám sát của cơ quan đại
diện đối với Toà án các cấp. Toà án nhân dân tối cao nên thành lập Đảng bộ ngành Toà án nhân dân để lãnh đạo, chỉ đạo Toà án các cấp về mọi mặt; các tổ chức Đảng ở Toà án các cấp được tổ chức và hoạt động theo ngành dọc. Việc giám sát của cơ quan dân cử đối với hoạt động của Toà án các cấp sẽ do Quốc hội. Toà án các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chánh án Toà án tối cao. Chánh án Toà án tối cao báo cáo và chịu trách nhiệm trước Quốc Hội. Sự giám sát này bảo đảm tính thống nhất, toàn diện trong hoạt động giám sát của Quốc Hội đối với hoạt động xét xử của Toà án.
Thứ tám, Cần xây dựng lộ trình thành lập Toà án sơ thẩm khu vực, gồm các
giai đoạn: Giai đoạn một: Nghiên cứu, khảo sát, Giai đoạn hai: Áp dụng thí điểm việc thành lập Toà án sơ thẩm khu vực, Giai đoạn ba: Tổng kết rút kinh nghiệm việc thí điểm thành lập Toà án sơ thẩm khu vực.