Nguyên tắc bảo đảm những điều kiện để Thẩm phán độc lập, yên tâm

Một phần của tài liệu Đổi mới Toà án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp (Trang 33)

hoạt động xét xử.

Các Tòa án chỉ độc lập khi bản thân các thành viên của Tòa án độc lập, tức là thẩm phán phải độc lập. Tính độc lập của Thẩm phán chính là một trong những yếu tố cơ bản của bộ máy tư pháp độc lập. Nếu các Thẩm phán có thể bị chính phủ hành pháp hay các cơ quan chính quyền khác thay đổi nhiệm vụ vào bất kỳ thời điểm nào thì tính độc lập của Tòa án về mặt thể chế không thể đảm bảo. Thẩm phán chỉ có thể hoàn thành tốt vai trò của mình khi hoàn toàn được độc lập trong hoạt động chuyên môn. Chính hoạt động độc lập chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán là nhằm mục đích bảo đảm quyền con người, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, tránh mọi lợi dụng chức quyền mà đàn áp dân chúng.

Độc lập của Thẩm phán phải được hiểu là độc lập trên mọi phương diện (độc lập cả bên trong và lẫn độc lập cả bên ngoài). Độc lập bên trong của Thẩm phán được hiểu là mọi phán quyết của Thẩm phán tòa án cấp dưới không chịu sự chỉ đạo của Tòa án cấp trên, không bị ảnh hưởng bởi các quan hệ nội bộ, quan hệ đồng nghiệp với nhau. Các bản án, quyết định phán xét sai, sẽ được xem xét lại theo các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự, dân sự… Khi xét xử, Thẩm phán không bị phụ thuộc vào các quyết định hoặc kết luận của cơ quan điều tra (độc lập với hồ sơ vụ án), độc lập với kết luận của Viện kiểm sát (độc lập với cáo trạng và quyết định truy tố của Viện kiểm sát). Bản án của Tòa án chỉ căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa. Hội đồng xét xử căn cứ vào kết quả phiên tòa, đối chiếu với các quy định của pháp luật để xử lý vụ án và có quyền kết luận khác với ý kiến của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Vẫn cần phải nhắc lại rằng độc lập không có nghĩa là chỉ khi xét xử mà còn phải độc lập

trong mọi tình huống liên quan đến vụ việc xét xử cụ thể mà thẩm phán thụ lý. Do vậy, Thẩm phán không chỉ phải độc lập với bên trong mà còn phải độc lập với bên ngoài, độc lập với các cơ quan, kể cả các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức, cá nhân, đương sự, người thân, bạn bè, quyền lợi tài chính, nhân thân liên quan vụ án, áp lực xã hội…Thẩm phán không phải chịu bất kỳ sự chỉ đạo, ảnh hưởng nào từ phía họ đối với các phán quyết của mình. Hoạt động xét xử của Tòa án không chỉ dành cho các hành vi vi phạm pháp luật của mỗi cá nhân, kể cả các quan chức cao cấp của Nhà nước mà còn mở rộng ra cả hoạt động của các tổ chức, kể cả cơ quan quyền lực nhà nước trung ương.

Theo PGS. TS. Nguyễn Đăng Dung thì có những giải pháp để tăng cường sự độc lập cho Thẩm phán:

Thứ nhất, Thẩm phán phải có nhiệm kỳ lâu dài, thậm chí có thể là suốt đời,

lương bổng tương xứng, không bị các hoạt động chính trị của lập pháp và hành pháp chi phối. Nếu Thẩm phán chỉ được bổ nhiệm trong một nhiệm kỳ ngắn ngủi theo bất cứ một thể thức nào hoặc do bất cứ ngành quyền nào cũng vậy, họ sẽ không có được một tinh thần độc lập và cương quyết. Hơn nữa, Thẩm phán là một nghề đặc thù luôn phải chịu áp lực từ dư luận xã hội và bị đe dọa bởi các thế lực nguy hiểm trong xã hội, nên nếu không có một nhiệm kỳ vững chắc, dài lâu và chế độ lương bổng không tương xứng thì ngành nghề này khó có thể tìm được những người có tài, có đức, lại chí công, vô tư trong hoạt động xét xử. Chính sự độc lập của Tư pháp, của Thẩm phán là yếu tố quan trọng đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước pháp quyền về việc hạn chế quyền lực nhà nước, đảm bảo thực hiện các quyền dân chủ, quyền con người.

Thứ hai, Thẩm phán phải do bổ nhiệm. Những người được chọn vào làm việc

yếu tố khách quan, đặc biệt là năng lực, tính liêm khiết và kinh nghiệm. Bất cứ cách thức lựa chọn Thẩm phán tòa án nào cũng phải bảo đảm không có sự bổ nhiệm vì những động cơ không chính đáng. Trong việc lựa chọn Thẩm phán không được phân biệt đối xử trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị và các quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, thành phần xuất thân, trừ yêu cầu rằng, một ứng viên được chọn vào cơ quan xét xử phải là công dân của quốc gia có liên quan và yêu cầu đó, không bị coi là có tính chất phân biệt đối xử.

Như vậy, nhiệm kỳ của Thẩm phán, sự độc lập, an ninh, thù lao thích đáng, các điều kiện dịch vụ, lương hưu và tuổi về hưu phải được pháp luật bảo đảm .

Thứ ba, tăng cường trách nhiệm của Thẩm phán. Thẩm phán là một chức

danh thực hiện nghề nghiệp đặc thù, nghĩa là một nghề lao động trí não, đầy khó khăn phức tạp luôn bị đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội. Khi được phân công giải quyết vụ án, người thẩm phán phải suy nghĩ, cân nhắc rất nhiều trên cơ sở quy định của pháp luật để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, thấu tình, đạt lý. Việc xét xử tùy tiện hay một lời phán xử sai trái của Thẩm phán không những làm thay đổi định mệnh của một con người mà còn làm hiệu quả của hệ thống tư pháp trong việc tạo ra trật tự xã hội bị suy giảm. Vì vậy vấn đề trách nhiệm của người thẩm phán trong hoạt động xét xử được đặt lên hàng đầu và cần được tăng cường.

Ngoài cơ chế giám sát bên trong (Hội thẩm nhân dân, luật sư, người thưa kiện…) thì nguyên tắc xét xử công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho nhân dân tham dự phiên tòa, giám sát hoạt động của Tòa án chính là việc giám sát từ bênngoài.

Thứ tư, nâng cao năng lực chuyên môn và kinh nghiệm xét xử của Thẩm

phán. Bản thân nguyên tắc độc lập của Thẩm phán buộc người lĩnh trách nhiệm thẩm phán phải có năng lực, phải có chuyên môn nghiệp vụ.

Hoạt động xét xử của Tòa án có thể dẫn đến chỗ công dân, pháp nhân, các tổ chức được hưởng các quyền và lợi ích hoặc gánh chịu các nghĩa vụ nhất định, nên thẩm phán không có quyền được sai lầm trong hoạt động xét xử. Sai lầm của Thẩm phán không chỉ làm thiệt hại một cá nhân cụ thể mà còn gây nên sự mất niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự công bằng trong xã hội. Vói nghiệp vụ chuyên môn cao sẽ giúp cho người Thẩm phán hoàn thành được trọng trách nặng nề này.

Thứ năm, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán phải được quy chuẩn và

Thẩm phán được quyền xét xử theo lương tâm. Công bằng, vô tư, khách quan và tình người là những phẩm chất không thể thiếu được của người Thẩm phán. Làm thế nào để Thẩm phán là người có trách nhiệm, là người độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử, làm thế nào để người Thẩm phán dùng tài năng của mình cho việc bảo vệ nền công lý quốc gia, tất cả điều này đều phụ thuộc rất nhiều vàolương tâm và đạo đức của người Thẩm phán.

Một phần của tài liệu Đổi mới Toà án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)