0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thực trạng tổ chức và hoạt động của Toà án trong tố tụng hình sự theo

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TOÀ ÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CỦA CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP (Trang 67 -67 )

quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Hiến pháp năm 1992 ra đời đã đặt nền tảng, cơ sở pháp lý cho sự đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống TAND ở nước ta, quy định một cách đầy đủ, rõ nét, đầy đủ, chặt chẽ hơn về vị trí, vai trò, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND. Qua đó, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của Toà án với chức năng là cơ quan xét xử trong hệ thống các cơ quan tư pháp, góp phần vào công cuộc bảm đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vào công cuộc đổi mới đất nước.

Sau chín năm thi hành BLTTHS năm 2003, đã phát huy hiệu lực, hiệu quả, công tác điều tra, truy tố, xét xử đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm quyền dân chủ, quyền con người, tỷ lệ khởi tố, bắt, giam giữ đưa ra truy tố, xét xử đạt kết quả cao, đúng pháp luật, tình trạng tồn đọng án phúc thẩm cơ bản được giải quyết; khắc phục một bước quan trọng việc lạm dụng bắt khẩn cấp, hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự và giảm thiểu đáng kể các trường hợp oan, sai.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy BLTTHS hiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, tổ chức và hoạt động điều tra, truy tố, xét xử còn theo nếp cũ, quá trình tố tụng còn chậm chạp, kéo dài với những thủ tục tố tụng còn rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho việc áp dụng, việc áp dụng các biện pháp tạm giam còn nhiều, các biện pháp ngăn chặn khác chưa phát huy hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của các cơ quan tố tụng chưa phân định rõ ràng; thẩm quyền hành chính và quyền hạn tố tụng còn đan xen, thiếu rạch ròi. Thẩm phán trong tiến hành tố tụng còn thụ động; tranh tụng tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự chưa đi vào chiều

sâu, v.v,…. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do cơ cấu tổ chức và hoạt động của TAND hiện nay còn nhiều bất cập.

2.2.1. Về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ

a/ Về cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của TAND tối cao còn cồng kềnh, kém hiệu lực, do quy định nhiều chức năng nên TAND tối cao không có điều kiện để tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản hàng đầu là hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của Toà án.

Nhiều quy định về thẩm quyền của TAND tối cao và thẩm quyền của TAND cấp tỉnh có sự trùng lặp, chưa hợp lý về vị trị của hai cấp xét xử,…Từ đó, dẫn đến cơ cấu tổ chức bộ máy cồng kềnh, nhiều vụ án bị xét xử đi xét xử lại nhiều lần, kéo dài nhiều năm không kết thúc.

Sự phân cấp và thẩm quyền của các TAND cấp quận huyện còn chưa hợp lý. Tình trạng các TAND cấp quận, huyện còn thiếu cán bộ, yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở vật chất chưa được đảm bảo, trình độ của Thẩm phán chưa đáp ứng được yêu cầu xét xử, trong khi đó TAND cấp huyện là cấp xét xử đầu tiền và xét xử đa số các vụ án, nên số lượng các vụ án thụ lý và xét xử rất lớn.

b/ Về thẩm quyền

Thứ nhất, Chưa phân định rõ thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng

gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.

Thứ hai, Một số quy định của BLTTHS về nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án

còn chưa hợp lý như:

(i) Điều 10 của BLTTHS quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có Toà án, trách nhiệm chứng minh bị

cáo có tội hay không tại phiên toà là của Hội đồng xét xử. Quy định trên vô hình dung đã coi Toà án cũng là một cơ quan có chức năng buộc tội. Vì vậy, để Toà án đúng là cơ quan xét xử, cầm cân nảy mực và đảm bảo cho việc tranh tụng tại phiên toà diễn ra dân chủ, bình đẳng, khách quan thì cần phải xác định rõ vai trò của Hội đồng xét xử tại phiên toà là người trọng tại giữa bên buộc tội và bên bào chữa để đưa ra phán quyết về vụ án.

(ii) Điều 27 của BLTTHS quy định: Khi xét hỏi từng người, chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa,…. Chính quy định trên đã khiến các chủ thể tham gia tranh tụng (Kiểm sát viên, Luật sư,…) chưa ý thức đầy đủ về quyền, nghĩa vụ của mình trong tranh tụng. Trong khi đó, trách nhiệm chứng minh phải thuộc về Viện kiểm sát, người bào chữa,.. còn Hội đồng xét xử thực hiện việc giám sát, duy trì trình tự xét hỏi và có quyền tham gia vào trình tự xét hỏi ở bất kỳ thời điểm nào khi thấy cần thiết phải làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án chưa được các bên làm rõ.

(iii) Điều 13, Điều 104 của BLTTHS quy định: Toà án có quyền khởi tố vụ án hình sự là chưa phù hợp. Chức năng của Toà án trong TTHS là xét xử, có ý nghĩa là vai trò của Toà án là người trọng tài đứng giữa bên buộc tội và bên bào chữa để giải quyết vụ án. Do đó, Toà án chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý thuộc về chức năng xét xử. Khởi tố vụ án hình sự tuy chưa phải là buộc tội đối với một người cụ thể nhưng đó là nhiệm vụ thuộc về chức năng buộc tội.

c/ Về Cơ sở vật chất

Về trụ sở làm việc

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của các Toà án đã có những bước cải thiện nhất định. Tuy nhiên, do cơ chế phân bổ ngân sách chưa hợp lý và điều kiện kinh tế của

đất nước còn khó khăn, nên quá trình phân bổ kinh phí và thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho các Tòa án còn chậm so với yêu cầu nhiệm vụ của ngành, cũng như yêu cầu về cải cách tư pháp.

(i) Đối với Tòa án nhân dân tối cao, xuất phát từ thẩm quyền theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao hiện có các trụ sở tại Hà Nội, Đà nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, do chưa bố trí được địa điểm thích hợp để xây dựng trụ sở, nên hiện nay các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao phải làm việc tại 02 địa điểm khác nhau. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh thì vẫn đang bố trí làm việc tạm tại trụ sở của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Các trụ sở này được xây dựng từ thời Pháp thuộc, đang trong tình trạng xuống cấp và quá tải, chỉ đáp ứng được nhu cầu làm việc tối thiểu của các đơn vị giúp việc thuộc Tòa án nhân dân tối cao. Riêng chỉ có Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng thì đang được đầu tư xây dựng mới.

(ii) Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, hiện có 62/63 Toà án nhân dân cấp tỉnh có trụ sở làm việc, 01 đơn vị chưa có trụ sở là Toà án nhân dân tỉnh Hậu Giang (do một thời gian dài chưa được bố trí địa điểm để xây dựng trụ sở, hiện nay mới được địa phương cấp đất và đang triển khai xây dựng trụ sở). Trong số các trụ sở Tòa án nhân dân cấp tỉnh, có 43 trụ sở được đầu tư xây dựng từ năm 2006 đến nay, nên quy mô đầu tư khá tốt, mỗi trụ sở có từ 4-5 phòng xét xử, cơ bản đáp ứng được yêu cầu hiện nay của các Tòa án này. Các trụ sở còn lại chủ yếu được xây dựng từ những năm 1985-1993 nên diện tích nhỏ hẹp (từ 2000-3.000m2 đất/trụ sở). Trong tình hình hiện nay, số lượng biên chế và số vụ án mỗi đơn vị giải quyết đều tăng lên gấp đôi so với năm 1993, nên các trụ sở này đều không đáp ứng được so với yêu cầu nhiệm vụ của các Tòa án.

thụ lý, giải quyết nhiều nhất trong toàn ngành và đều đóng trên địa bàn các thành phố lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng từ thời Pháp, từ đó đến nay chưa được trùng tu, sửa chữa lớn, trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng nặng và hiện có 04 đơn vị đang làm việc tại đây là: Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; Viện Kiểm sát phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở làm việc của Tòa án nhân dân thành phố phố Hà Nội hiện nằm trong khuôn viên đất của Tòa án nhân dân tối cao, được xây dựng từ giai đoạn 1993 - 1995. Năm 2009, Tòa án nhân dân thành phố phố Hà Nội lại sát nhập với Toà án nhân dân tỉnh Hà Tây, nên trụ sở này không những đã xuống cấp, lạc hậu mà còn đang trong tình trạng quá tải.

(iii) Về trụ sở làm việc của các Toà án nhân dân cấp huyện, cả nước hiện có 695 Toà án nhân dân cấp huyện, trong đó hầu hết đã có trụ sở làm việc, hiện còn 18 đơn vị mới thành lập từ năm 2006 đến nay nhưng chưa có trụ sở do chưa được chính quyền địa phương quy hoạch, cấp đất và đang phải thêu trụ sở làm việc. Trong số các trụ sở hiện nay của các Tòa án nhân dân cấp huyện, có 475 trụ sở được đầu tư xây dựng mới từ năm 2006 - 2011, mỗi trụ sở đều có ít nhất 03 phòng xét xử trở lên, về cơ bản có thể đáp ứng được yêu cầu khi thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Đối với các trụ sở còn lại, do được đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới từ nhiều năm trước nên quy mô và công năng sử dụng rất hạn chế so với yêu cầu hiện nay.

Về phương tiện, trang thiết bị làm việc

Hiện nay, toàn ngành Tòa án có 251 xe ô tô, 1.524 xe máy, 12.370 máy vi tính, 2.414 máy phôtôcoppy, 2.375 máy điều hòa nhiệt độ, 851 camera, 2.066 bộ thiết bị âm thanh, 81 máy phát điện, 2.173 bộ bàn ghế hội trường xét xử, khoảng 13.000 bộ bàn, ghế, tủ cho cán bộ, công chức, 6.982 giá lưu giữ hồ sơ... Trung bình mỗi Tòa án nhân dân cấp tỉnh được trang bị 03 ôtô (riêng Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội mỗi đơn vị được trang bị 07chiếc), 01 xe môtô, 05 máy phôtôcoppy; mỗi Tòa án nhân dân cấp huyện được trang bị 02 xe môtô, 02 máy phôtôcoppy. Bàn nghế hội trường xét xử, bàn nghế làm việc của cán bộ và thiết bị âm thanh được trang cấp khá đầy đủ; trung bình mỗi cán bộ đều được bố trí 01 máy vi tính để bàn để sử dụng. Tuy nhiên, đa số các thiết bị, phương tiện này được trang bị từ nhiều năm trước nên công năng sử dụng hạn chế, nhiều thiết bị đã được khấu hao hết thời gian sử dụng, đặc biệt bàn nghế hội trường xét xử của các Tòa án không có mẫu thống nhất nên không đồng bộ, bàn ghế làm việc của cán bộ, công chức ở nhiều Tòa án được trang bị từ những năm 1990 trở về trước. Để tăng cường các phương tiện làm việc cho các Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao đã xây dựng, được Chính phủ phê duyệt và đang triển khai thực hiện đề án mua sắm các trang thiết bị cho các Tòa án giai đoạn 2010 – 2013.

Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Trong những năm qua, bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, ngành Tòa án nhân dân đã tiến hành triển khai một số dự án về công nghệ thông tin, nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án và bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định, như xây dựng Trung tâm dữ liệu của Tòa án nhân dân tối cao với mạng LAN kết nối 500 máy

dân các cấp; xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ và các công tác khác (Hệ thống phần mềm quản lý án Hình sự; phần mềm quản lý vụ việc Dân sự, Hôn nhân và Gia đình; phần mềm Sổ tay thẩm phán; phần mềm quản lý cán bộ ngành Toà án nhân dân; Phần mềm quản lý các văn bản pháp luật và phần mềm kế toán). Các hệ thống phần mềm này được triển khai từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện, đã bước đầu giúp cho việc tin học hóa việc quản lý, theo dõi và tra cứu vụ án, quản lý hồ sơ cán bộ. Ngoài ra, để đáp ứng như cầu trao đổi, tra cứu thông tin của cán bộ công chức trong ngành và công chúng, ngành Tòa án nhân dân đã triển khai xây dựng hệ thống thư điện tử của ngành và Cổng thông tin điện tử ngành Tòa án nhân dân. Đồng thời, để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động của ngành, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 50/QĐ-TA phê duyệt Đề án “Tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Tòa án nhân dân giai đoạn 2011-2015” với mục đích từ nay đến năm 2015, 70% các hoạt động của ngành Toà án nhân dân nói chung và công tác giải quyết, xét xử các vụ án nói riêng đều được ứng dụng công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, nhìn chung thì cơ sở hạ tầng trang thiết bị công nghệ thông tin của ngành Tòa án nhân dân còn rất lạc hậu; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của Tòa án còn chậm so với các Bộ, Ngành khác; kinh phí đầu tư cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong toàn ngành Tòa án nhân dân còn rất hạn chế. Mặt khác, trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Tòa án các cấp còn nhiều bất cập.

d/ Về đội ngũ cán bộ

Về số lượng cán bộ, công chức

Tổng số cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân hiện nay là 12.763 người. Trong đó, Tòa án nhân dân tối cao có 645 người; 63 Tòa án nhân dân cấp tỉnh có

3.525 người và 695 Tòa án nhân dân cấp huyện có 8.593 người. So với chỉ tiêu biên chế được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân bổ thì toàn ngành Tòa án nhân dân còn thiếu 761 người, trong đó Tòa án nhân dân tối cao còn thiếu 77 người, các Tòa án nhân dân địa phương còn thiếu 684 người. Cụ thể:

Tòa án nhân dân tối cao hiện có 645 người. Trong đó:

(i) Về chức danh: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là 104 người (chiếm 16,1%); Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và chức danh khác là 541 người (chiếm 83,9%) - xem Phụ lục 1;

(ii) Về giới tính: nam là 347 người và nữ là 298 người (chiếm 46,2%); (iii) Dân tộc ít người: 08 người (chiếm 1,2%).

So với chỉ tiêu biên chế được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân bổ, Tòa án nhân dân tối cao hiện còn thiếu 77 người, trong đó thiếu 16 Thẩm phán.

63 Tòa án nhân dân cấp tỉnh hiện có 3.525 người. Trong đó:

(i) Về chức danh: Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh là 1.042 người (chiếm 29,6%); Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án là 1.831 người (chiếm 51,9%); chức danh khác là 652 người (18,5%) - xem Phụ lục 1a;

(ii) Về giới tính: nam là 1.818 người và nữ là 1.707 người (chiếm 48,4%); (iii) Dân tộc ít người: 236 người (chiếm 6,7%);

So với chỉ tiêu biên chế được phân bổ còn thiếu 186 người, trong đó thiếu 76 Thẩm phán.

695 Tòa án nhân dân cấp huyện hiện có 8.593 người. Trong đó:

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TOÀ ÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CỦA CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP (Trang 67 -67 )

×