Nguyên tắc xét xử công bằng

Một phần của tài liệu Đổi mới Toà án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp (Trang 28)

Giải quyết vụ án khách quan, công bằng là mục đích mà các cơ quan tiến hành tố tụng phải hướng tới trong quá trình tiến hành tố tụng. Khi vụ án xảy ra thì việc xác định sự thật khách quan và giải quyết vụ án kịp thời, đảm bảo công bằng là đòi hỏi tất yếu của tố tụng hình sự trong nhà nước pháp quyền XHCN. Tuy nhiên, khi điều tra, truy tố, xét xử thường có sự không “cân bằng”, không bình đằng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác do một bên là đại diện cho công quyền với

phạm tội không có những sức mạnh và điều kiện như vậy. Người tiến hành tố tụng là những người thay mặt nhà nước ở các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm làm rõ bản chất vụ án. Việc vô tư của họ khi tiến hành tố tụng có ý nghĩa quan trọng góp phần vào việc giải quyết vụ án một cách khách quan nên Luật tố tụng hình sự các quốc gia cũng như trong các thiết chế tư pháp quốc tế đều coi bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng là nền tảng, là nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự [11].

Tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thể hiện trên những khía cạnh sau: (1) Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm thu thập chứng cứ, khôi phục lại sự thật khách quan vụ án; (2) Khi tiến hành tố tụng, tất cả mọi quyết định, phán quyết của Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng đều phải dựa trên cơ sở chứng cứ, trên cơ sở sự thật khách quan đã được thu thập. Đồng thời, mọi quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng ngoài việc có căn cứ pháp luật còn phải được lý giải tại sao lại áp dụng quyết định đó đối với những trường hợp cụ thể; (3) Người tiến hành tố tụng phải vô tư trong quá trình giải quyết vụ án, tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới sự vô tư của những người này đều phải được loại bỏ; (4) Tòa án có trách nhiệm xác định, đánh giá tính khách quan của vụ án và trên cơ sở đó đưa ra quyết định và bản án phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án; (5) Trách nhiệm chứng minh vụ án thuộc về bên buộc tội (Cơ quan công tố, Viện kiểm sát), những chủ thể khác của TTHS có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh.

Vấn đề cốt lõi để bảo đảm những khía cạnh nêu trên của tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án là sự vô tư của những người tiến hành tố tụng. Sự vô tư của những người này được hiểu là trong quá trình giải quyết họ phải có thái độ công tâm khi thu thập, đánh giá chứng cứ và kết luận các vấn đề của vụ án, phải dựa vào các quy định của pháp luật làm căn cứ, hướng tới công lý, bình đẳng làm mục tiêu của toàn bộ hoạt động tố tụng, không vì tình riêng mà thiên vị đưa ra các

quyết định không phù hợp với thực tế khách quan và trái pháp luật [12]. Tuy nhiên, sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người giám định chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên bên cạnh việc giáo dục, nâng cao đạo đức đối với họ cần có cơ chế pháp lý đề ngăn ngừa khả năng dẫn đế sự không vô tư khi tiến hành tố tụng ở họ. Cơ chế này phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong luật TTHS làm cơ sở pháp lý cho việc ngăn ngừa sự không vô tư của người tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người giám định, phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và tâm lý, đạo đức truyền thống ở từng quốc gia. Cơ chế cũng cần tạo một thủ tục chặt chẽ nhưng đơn giản, thuận tiện cho việc thay đổi người tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người giám định bằng việc để cho họ tự mình từ chối tiến hành tố tụng khi có những căn cứ luật định, cơ quan có thẩm quyền chỉ quyết định thay đổi khi những người này không tự nguyện. Sự chủ động từ chối tham gia tố tụng của người tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người giám định trong trường hợp này thể hiện sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tư pháp, đồng thời làm đơn giản hoá thủ tục tố tụng cũng như gánh nặng cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Ngoài trách nhiệm hướng tới sự khách quan, TTHS còn đòi hỏi việc công bằng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình tố tụng. “Quyền được xét xử công bằng” (right to a fair trial) là một quyền cơ bản và có tính phổ quát cao, tồn tại trong cả các vụ án hình sự và phi hình sự. Pháp luật nhiều quốc gia quy định quyền này với quan niệm rằng nó là quyền thiết yếu (essential) trong mọi quốc gia pháp trị [51]. Việc đối xử với một người khi họ bị buộc tội phản ánh rõ nhà nước tôn trọng nhân quyền đến mức nào, bởi vậy, quyền được xét xử, được giải quyết vụ án công bằng đã được coi là một hòn đá tảng (a cornerstone) của các xã hội dân chủ [52]. Giống như đặc tính của mọi quyền con người là phụ thuộc lẫn nhau, quyền được xét xử công bằng với các quyền khác có mối quan hệ hai chiều. Một

phiên tòa công bằng là yếu tố thiết yếu để bảo đảm các quyền cơ bản khác của con người như quyền sống, quyền được an toàn về thân thể, tự do ngôn luận... Ngược lại, trong một xã hội không dân chủ, các quyền cơ bản của con người không được tôn trọng thì khó có thể có chuyện mọi người đều được xét xử công bằng. Quan hệ chặt chẽ giữa quyền được xét xử công bằng với pháp trị và dân chủ cũng đã được khẳng định chính thức trong Tuyên ngôn Dakar về quyền được xét xử công bằng tại châu Phi. Từ các văn bản pháp luật thì quyền được xét xử công bằng được hiểu

là quyền cơ bản của người bị buộc tội trong vụ án hình sự và của các bên trong vụ việc phi hình sự trước cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, Công tố và Tòa án), được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận và bảo vệ, bao gồm nhiều quyền cụ thể (như được bảo đảm quyền bào chữa, được xét xử nhanh chóng, công khai bởi Tòa án độc lập, không thiên vị...) nhằm bảo đảm cho việc xét xử được công bằng, cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân.

Giải quyết vụ án công bằng đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm những quyền cụ thể sau đối với người bị tình nghi phạm tội: 1) Quyền bình đẳng trước Tòa án và được xét xử bởi Tòa án độc lập, không thiên vị, công khai; 2) Quyền bào chữa; 3) Quyền được xét xử theo thủ tục riêng của người chưa thành niên; 4) Quyền kháng cáo; 5) Quyền được bồi thường khi bị kết án oan; 6) Quyền không bị xét xử hai lần về cùng một tội danh; 7) Không bị truy cứu hình sự vì lý do không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng; 8) Không bị coi là có tội nếu hành vi không cấu thành tội phạm theo pháp luật vào thời điểm thực hiện hành vi; 9) Không áp dụng hồi tố cũng được nghiên cứu khi đề cập đến quyền được xét xử công bằng.

Khách quan, công bằng không những là đòi hỏi tất yếu khi giải quyết vụ án mà còn là đòi hỏi đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và trở thành nguyên tắc trách nhiệm của những cơ quan này được quy định trong Luật tố tụng hình sự ở

nhà nước pháp quyền. “Công lý không chỉ phải được thực thi mà công lý còn phải

được chứng tỏ rằng nó đang được thực thi trên thực tế giải quyết vụ án”. Điều đó

có nghĩa là thủ tục giải quyết vụ án phải được quy định trong luật theo hướng bảo đảm tôn trọng sự thật khách quan, công lý, đồng thời những quy định đó phải được áp dụng trong thực tế giải quyết vụ án. Các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, làm cho những quy định đó trở thành hiện thực trong thực tiễn giải quyết vụ án.

Thủ tục tố tụng giải quyết vụ án hình sự đòi hỏi tính chặt chẽ, dân chủ, tranh tụng, minh bạch tôn trọng công lý, bảo vệ quyền con người. Những yêu cầu này, trước hết được thể hiện trong các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự thông qua việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật. Thông thường xuất phát từ chính sách tố tụng hình sự, cơ quan lập pháp xác định các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự làm cơ sở cho việc xây dựng những chế định cụ thể của TTHS. Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) được đánh giá tốt khi nó thỏa mãn những tiêu chí sau: (1) Những quy định của Luật TTHS bảo đảm cho công lý được thực thi; (2) Những quy định của Luật TTHS bảo đảm quyền con người được tôn trọng; (3) Những quy định của Luật TTHS bảo đảm để tố tụng được được tiến hành công bằng, dân chủ, minh bạch; (4) Những quy định của Luật TTHS bảo đảm không để bất kỳ cơ quan tiến hành tố tụng nào có thể lợi dụng quyền hạn của mình xâm phạm lợi ích của xã hội, vi phạm quyền con người trong quá trình giải quyết vụ án; (5) Những quy định của Luật TTHS phù hợp với thực tế đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đến lượt mình, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật TTHS, làm cho các quy định của pháp luật được thể hiện đầy đủ nhất trong thực tiễn giải quyết vụ án. Tất cả mọi tư tưởng tiến bộ được

quy định trong pháp luật tố tụng sẽ trở thành vô nghĩa nếu các quy phạm pháp luật không được các cơ quan tiến hành tố tụng thực thi một cách nghiêm chỉnh.

Một phần của tài liệu Đổi mới Toà án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp (Trang 28)