KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÁI ĐỘ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản tại vũng tàu bằng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi (Trang 73 - 84)

chuẩn đặt ra. Kỹ năng của người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu không đảm bảo VSATTP, đó là mối nguy có thể gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm.

3.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÁI ĐỘ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI CUNG ỨNG THỦY SẢN CỦA NGƯỜI CUNG ỨNG THỦY SẢN

Kiến thức và kỹ năng của người cung ứng thủy sản ở Vũng Tàu nhìn chung là còn yếu kém, người cung ứng thủy sản nhận thức đảm bảo VSATTP rất không đúng và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Kết quả điều tra thái độ người cung ứng thủy sản về trách nhiệm xử lý thực phẩm an toàn được trình bày ở hình 3.12

Hình 3.12. Kết quả điều tra thái độ người cung ứng thủy sản về trách nhiệm xử lý thực phẩm an toàn

Ghi chú: a: Không quan trọng

b: Không quan trọng, bởi vì cá nguyên liệu còn được chế biến trước khi ăn c: Quan trọng, bởi vì cơ quan kiểm tra và giám sát

d: Quan trọng, bởi vì nó giảm thiểu nguy cơ gây bệnh của cá e: Không biết

Hình 3.12 cho thấy đối với hình thức cung ứng thủy sản là ngư dân có 70% cho rằng việc xử lý thực phẩm an toàn không quan trọng, 10% thì cho rằng không quan trọng bởi vì nguyên liệu của họ còn được chế biến trước khi ăn và 20% ý kiến cho rằng xử lý thực phẩm an toàn là quan trọng bởi nó giảm thiểu nguy cơ gây bệnh của cá. Ngoài kiến thức và kỹ năng của những người ngư dân còn kém thì thái độ của họ về ATTP cũng rất kém. Thái độ người ngư dân cho rằng việc xử lý thực phẩm an toàn là không quan trọng, không ảnh hưởng đến nguyên liệu mà mình xử lý cho nên kỹ năng thực hành của họ trong quá trình xử lý nguyên liệu không đảm bảoVSATTP.

Đối với nhà bán lẻ có 36% ý kiến cho rằng việc xử lý thực phẩm an toàn là không quan trọng, 12% ý kiến cho rằng nguyên liệu còn được chế biến trước khi ăn nên việc xử lý thực phẩm an toàn là không quan trọng, chỉ 4% nghĩ rằng việc xử lý thực phẩm an toàn là quan trọng vì có cơ quan kiểm tra và giám sát, 48% người bán lẻ nhận thức việc xử lý thực phẩm an toàn là quan trọng bởi vì nó giảm thiểu nguy cơ gây bệnh của cá. Nhận thức trách nhiệm xử lý thực phẩm an toàn là không quan trọng của nhà bán lẻ cho thấy thái độ của họ về VSATTP là không đúng. Ta cần phải cung cấp thông tin để người cung ứng thủy sản hiểu hơn về công việc của mình ảnh hưởng đến thực phẩm mà mình xử lý, ảnh hưởng đến người tiêu dùng từ đó kỹ năng thực hành của họ mới tốt hơn.

Nhà phân phối có 60% ý kiến cho rằng việc xử lý thực phẩm an toàn là không quan trọng. Từ suy nghĩ không đúng về việc xử lý thực phẩm cho nên kỹ năng khi xử lý thực phẩm không ATVSTP, gây lây nhiễm chéo VSV cho nguyên liệu. Ngoài ra có 33,3% ý kiến nhà phân phối cho rằng trách nhiệm việc xử lý thực phẩm an toàn là quan trọng vì nó giảm thiểu nguy cơ gây bệnh của cá, số ý kiến còn lại thì cho rằng nó quan trọng bởi vì có cơ quan kiểm tra và giám sát.

Kết quả cho ta thấy thái độ người cung ứng thủy sản nhận thức việc xử lý thực phẩm an toàn không ảnh hưởng đến VSATTP. Muốn người cung ứng thủy sản có kỹ năng thực hành đảm bảo VSATTP thì trước hết phải thay đổi ý thức của họ,

phải để người cung ứng thủy sản biết nhiều hơn về những quy định liên quan đến công việc của mình.

Kết quả điều tra người cung ứng thủy sản học hỏi ATTP được trình bày ở hình 3.13

Hình 3.13. Kết quả điều tra người cung ứng thủy sản học hỏi về an toàn thực phẩm

Ghi chú: a: Không quan trọng

b: Không quan trọng, bởi vì cá nguyên liệu còn được chế biến trước khi ăn c: Quan trọng, bởi vì cơ quan kiểm tra và giám sát

d: Quan trọng, bởi vì nó giảm thiểu nguy cơ gây bệnh của cá e: Không biết

Kết quả cho thấy người ngư dân có 50% ý kiến cho rằng học hỏi thêm ATTP là không quan trọng và 50% ý kiến cho rằng quan trọng vì làm giảm nguy cơ gây bệnh của cá. Đối với nhà phân phối thì có 60% ý kiến tham gia trong cuộc khảo sát này cho rằng việc học hỏi về ATTP là quan trọng, bởi vì nó làm giảm thiểu nguy cơ gây bệnh của cá, 40% ý kiến cho rằng biết thêm về ATTP là không quan trọng. Còn đối với nhà bán lẻ có 68% ý kiến cho rằng việc học hỏi nhiều hơn về ATTP là quan trọng vì nó giảm thiểu nguy cơ gây bệnh của cá, số ý kiến còn lại cho rằng không quan trọng về vấn đề biết thêm ATTP. Thái độ của người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu về VSATTP còn sai lệch, hiểu sai vấn đề VSATTP sẽ là mối nguy gây mất ATTP làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Kết quả điều tra biện pháp giảm nguy cơ cá bị lây nhiễm VSV trong cuộc khảo sát thực tế về thái độ của người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu được trình bày ở hình 3.14

Hình 3.14. Kết quả điều tra biện pháp giảm nguy cơ cá bị lây nhiễm vi sinh vật

Ghi chú: a: Bảo quản cá từ -10 C đến +40 C b: Vận chuyển cá bằng container sạch c: Xử lý cá cẩn thận

d: Tất cả các ý trên e: Không biết

Qua hình 3.14 ta thấy tất cả nhà bán lẻ và ngư dân đều cho rằng để giảm nguy cơ cá bị lây nhiêm VSV thì nên bảo quản cá từ -10 C đến +40 C, còn đối với nhà phân phối thì có 93,3% đồng quan điểm với những nhà bán lẻ và người ngư dân. Kết quả cho thấy nhận thức của người cung ứng thủy sản về vấn đề giảm nguy cơ cá bị lây nhiễm VSV chưa đầy đủ. Theo QCVN 02- 10: 2009/BNNPTNT có quy định bảo quản nguyên liệu thủy sản ở nhiệt độ từ -1 đến +40C; thao tác khi bảo quản thuỷ sản phải nhanh chóng, cẩn thận, tránh lây nhiễm hoặc phát triển vi sinh vật; thuỷ sản phải được vận chuyển trên phương tiện chuyên dùng tới nơi tiêu thụ hoặc các cơ sở chế biến. Kết quả cho thấy đa phần người cung ứng thủy sản không bảo quản nguyên liệu đúng theo quy chuẩn quy định. Nguyên liệu dễ bị nhiễm chéo VSV từ môi trường bên ngoài và dễ phát triển, VSATTP cho người tiêu dùng không được đảm bảo.

Chỉ có 6,7% nhà phân phối nhận thức rằng để giảm nguy cơ cá bị lây nhiễm thì cần tất cả các biện pháp trên, từ nhiệt độ bảo quản cho đến vận chuyển cá bằng container sạch và phải xử lý cá cẩn thận. Kết quả cho thấy nhận thức của người cung ứng thủy sản về vấn đề giảm nguy cơ cá bị lây nhiễm còn thấp, chưa đúng theo quy định đưa ra. Người cung ứng thủy sản cũng nhận thức được bảo quản cá ở nhiệt thấp cũng làm giảm bớt sự lây nhiễm VSV cho cá. Ta cần cho người cung ứng thủy sản hiểu biết thêm về việc vận chuyển cá bằng container sạch hay xử lý cá cẩn thận cũng rất quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ cá bị lây nhiễm VSV, cũng đóng góp một phần không kém quan trọng như việc bảo quản cá ở nhiệt thấp.

Sức khỏe người cung ứng thủy sản rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới nguyên liệu mà họ xử lý và ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Kết quả điều tra ý kiến người cung ứng thủy sản về việc khám sức khỏe trước khi làm việc được trình bày ở hình 3.15.

Hình 3.15. Kết quả điều tra đánh giá sức khỏe người cung ứng thủy sản trước khi tuyển dụng

Ghi chú: a: Không cần thiết

b: Không cần thiết, bởi vì nó có thể được đánh giá sau khi làm việc c: Cần thiết, xác định năng suất lao động

d: Cần thiết, ngăn chặn các nguy cơ an toàn thực phẩm e: Không biết

Theo quy định số 505/BYT/QĐ của Bộ Y tế, người làm việc tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải khám sức khỏe trước khi làm việc. Kết quả điều tra cho thấy có 50% người ngư dân cho rằng việc đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi tuyển dụng là không cần thiết. Nhà phân phối chiếm 40% và nhà bán lẻ là 48% cho rằng không cần thiết đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động trước khi tuyển dụng. Người cung ứng thủy sản đa phần nhận thức rằng công việc của họ không quan trọng trong vấn đề VSATTP, sức khỏe của họ không có ảnh hưởng tới nguyên liệu mà mình xử lý nên việc đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động trước khi tuyển dụng là không cần thiết. Có 20% ý kiến của nhà phân phối và người ngư dân cho rằng việc đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động trước khi tuyển dụng là không cần thiết, bởi vì nó có thể được đánh giá sau khi làm việc. Nhà bán lẻ có 48% ý kiến cho rằng việc đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động trước khi tuyển dụng là cần thiết bởi nó xác định năng suất lao động, có 33,3% nhà phân phối thủy sản và 30% người ngư dân đồng ý với ý kiến trên. Qua kết quả ta thấy những người cung ứng thủy sản đa phần là nhận thức sai về việc đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động trước khi tuyển dụng. Chỉ có 4% là nhà bán lẻ và 6,7% là nhà phân phối nhận thức rằng việc đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động trước khi tuyển dụng là cần thiết, bởi nó ngăn chặn các nguy cơ ATTP. Người cung ứng thủy sản nhận thức sai về việc đánh giá sức khỏe của người lao động trước khi tuyển dụng nên đa phần họ vẫn tiếp xúc với nguyên liệu mà mình xử lý khi có các triệu chứng tiêu chảy hoặc đứt tay trên tay bị nhiễm mủ. Người cung ứng thủy sản nhận thức sai về VSATTP, không chấp hành đúng quy định của Bộ Y tế, mất ATVSTP không đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Kết quả điều tra cho thấy kiến thức, kỹ năng và thái độ của người cung ứng thủy sản còn kém về nhiều mặt và sự quản lý của Nhà nước chưa chặt chẽ, từ đây ta cần phải có nhiều hành động thiết thực để nâng cao VSATTP cho người tiêu dùng trong tương lai.

1.KẾT LUẬN

Qua khảo sát từ thực tế về kiến thức, kỹ năng và thái độ về VSATTP của người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu bằng phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi ta có thể kết luận:

− Thông tin cá nhân:

• Tất cả người cung ứng thủy sản đều trên 18 tuổi.

• Tùy theo từng hình thức cung ứng thủy sản mà tỷ lệ giới tính khác nhau. Hình thức cung ứng thủy sản là nhà bán lẻ thì 96% là nữ giới; hình thức cung ứng thủy sản là ngư dân thì 100% là nam giới.

• Thời gian làm việc của người cung ứng thủy sản đa phần là trên 2 năm. • Việc cung ứng thủy sản là công việc chính thức của những người cung ứng thủy sản tại Vũng tàu, nó là nguồn thu nhập chính của họ.

• Trình độ học vấn của người cung ứng thủy sản đa phần là từ lớp 6 đến lớp 12. Riêng nhà phân phối thì trình độ cấp I chiếm tỉ lệ nhiều hơn với số người có trình độ học vấn từ cấp II đến cấp III.

− Tuân thủ các quy định về sức khỏe người cung ứng thủy sản

• 100% người cung ứng thủy sản tham gia trong cuộc khảo sát đều không biết bất kỳ quy định nào của ngành y tế về vệ sinh cho người làm việc tiếp xúc với thực phẩm.

• Tất cả người cung ứng thủy sản chưa từng được tư vấn y tế có liên quan trong việc xử lý thực phẩm.

• 78% ý kiến người cung ứng thủy sản cho rằng sức khỏe và vệ sinh của mình không ảnh hưởng đến thực phẩm mà họ xử lý.

• 98% câu trả lời của người cung ứng thủy sản không nhận được bất kỳ khuyến khích báo cáo bệnh nào từ quản lý.

• 96% người cung ứng thủy sản không thực hiện đúng quyết định số 505/BYT/QĐ của Bộ Y tế đưa ra, họ vẫn tiếp xúc với nguyên liệu thủy sản khi có các triệu chứng của tiêu chảy hoặc ói mửa.

• 100% người cung ứng thủy sản không chấp hành đúng quyết định số 505/BYT/QĐ của Bộ Y tế quy định, họ vẫn tiếp xúc với nguyên liệu thủy sản khi bị đứt tay và có vết bỏng bị nhiễm mủ trên tay.

− Kiến thức về vệ sinh thực phẩm và ATTP của người cung ứng thủy sản: • Tất cả người cung ứng thủy sản đều cho rằng VSV trong cá được bảo quản bằng đá phát triển rất chậm.

• Kết quả điều tra cho thấy 36% người cung ứng thủy sản không chấp hành đúng QCVN 02 – 11: 2009 /BNNPTNT của Bộ NT&PTNT quy định.

• 94% người cung ứng thủy sản không biết việc rửa tay làm giảm nguy cơ ô nhiễm VSV của cá.

• 96% người cung ứng thủy sản tham gia trong cuộc khảo sát không biết các bệnh như thương hàn, vàng da, tiêu chảy có thể bị truyền nhiễm khi tiếp xúc với cá sống.

• 100% người cung ứng thủy sản khi bị bệnh ngoài da đều xem xét phải làm gì để tìm giải pháp tốt nhất cho sức khỏe, họ không quan tâm đến vấn đề ATTP.

− An toàn thực phẩm và kỹ năng vệ sinh của người cung ứng thủy sản: • Không người cung ứng thủy sản nào luôn luôn đeo găng tay sạch khi tiếp xúc nguyên liệu thủy sản. Họ không thực hiện đúng quy định QCVN 02-10: 2009/BNNPTNT yêu cầu.

• 86,7% nhà phân phối và 80% ngư dân chưa từng rửa tay trước và sau khi sử dụng găng tay.

• 93,3% nhà phân phối chưa từng rửa tay trước khi tiếp xúc với cá nguyên liệu, không thực hành đúng quy định QCVN 02-10: 2009/BNNPTNT của Bộ NN&PTNT.

• Tất cả người cung ứng thủy sản đều ăn uống trong khu vực làm việc, không thực hiện đúng QCVN 02-10: 2009/BNNPTNT quy định.

• Người cung ứng thủy sản không thực hiện đúng nội quy trong QCVN 02- 10: 2009/BNNPTNT quy định, họ đặt cá nguyên liệu trên mặt đất.

• 100% nhà phân phối và ngư dân không rửa sạch rổ, dụng cụ tiếp xúc với nguyên liệu bằng chất tẩy rửa / chất khử trùng theo quyết định số 505/BYT/QĐ của Bộ Y tế quy định.

− Thái độ VSATTP của người cung ứng thủy sản:

• Người cung ứng thủy sản cho rằng không quan trọng trong việc xử lý thực phẩm an toàn.

• Người cung ứng thủy sản cho rằng học hỏi thêm về ATTP là không cần thiết. • Gần 100% nhận thức của người cung ứng thủy sản ở Vũng Tàu về bảo quản cá nguyên liệu không đúng quy định QCVN 02- 10: 2009/BNNPTNT đặt ra.

• 6,7% nhà phân phối và 4% nhà bán lẻ cho rằng đánh giá sức khỏe người cung ứng thủy sản trước khi tuyển dụng là cần thiết để ngăn chặn nguy cơ mất ATTP.

2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Với kiến thức, kỹ năng và thái độ về VSATTP của người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu còn rất yếu, VSATTP không đảm bảo ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, do vậy ta cần:

− Soạn thảo giáo trình kiến thức về VSATTP dành cho những người cung ứng thủy sản phù hợp.

− Tổ chức các lớp học, bố trí thời gian học phù hợp với môi trường của từng hình thức cung ứng thủy sản.

− Phổ biến, tuyên truyền những quy định có liên quan đến VSATTP cho người cung ứng thủy sản.

− Tư vấn sức khỏe những người cung ứng thủy sản định kỳ.

− Kiểm tra kỹ năng vệ sinh của người cung ứng thủy sản chặt chẽ để đảm bảo VSATTP.

− Có chế tài xử phạt nghiêm khắc với những kỹ năng vệ sinh không đúng

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản tại vũng tàu bằng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi (Trang 73 - 84)