KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƯỜI CUNG ỨNG

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản tại vũng tàu bằng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi (Trang 55 - 60)

THỦY SẢN

Cuộc điều tra đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về VSATTP của người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu bằng phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi có 50 người tham gia trong cuộc khảo sát. Trong tổng số 50 người cung ứng thủy sản tham gia trong cuộc khảo sát thì có 25 người là nhà bán lẻ ở các chợ địa phương ở Vũng Tàu, 15 người là nhà phân phối và 10 người là ngư dân tại các cảng ở Vũng Tàu.

Kết quả điều tra sau khi khảo sát thực tế về thông tin cá nhân của những người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu cho thấy mỗi hình thức cung ứng thủy sản có các thông tin cá nhân khác nhau. Các thông tin cá nhân đặc trưng cho công việc của mỗi hình thức cung ứng thủy sản

Kết quả điều tra thông tin về độ tuổi của những người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu được trình bày ở hình 3.1.

Hình 3.1. Kết quả điều tra độ tuổi người cung ứng thủy sản

Hình 3.1 ta thấy người cung ứng thủy sản là nhà bán lẻ tham gia trong cuộc điều tra khảo sát tại Vũng Tàu có độ tuổi trung bình từ 18 đến 40 tuổi chiếm 40% trong tổng số người tham gia tại các chợ địa phương, từ 40 đến 60 tuổi chiếm 56%

trong tổng số và còn lại là người có độ tuổi trên 60 tuổi (nghĩa là người có độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 4%).

Bên cạnh đó, người phân phối thủy sản tại cảng cá ở Vũng Tàu đa phần là từ 18 đến 60 tuổi. Không có người phân phối thủy sản dưới 18 tuổi, có 13,3% là trên 60 tuổi, có 33,3% người phân phối thủy sản có độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi và 53,3% tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Riêng đối với hình thức cung ứng thủy sản là ngư dân thì hơi khác so với hai hình thức cung ứng thủy sản trên. Người ngư dân có độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi chiếm 70% tổng số người ngư dân tham gia cuộc khảo sát và độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi chiếm 30%. Đặc thù môi trường làm việc của những người ngư dân là ở ngoài biển, làm việc trong điều kiện thời tiết sóng gió nguy hiểm, vất vả nên người làm công việc này đa phần là thanh niên và trung niên đòi hỏi phải có sức khỏe.

Kết quả cho thấy tất cả người cung ứng thủy sản đều trên 18 tuổi, là người đã trưởng thành, có đủ nhận thức để biết những việc mình làm. Vậy có thể nói những câu trả lời của người cung ứng thủy sản tham gia trong cuộc khảo sát là suy nghĩ và hành động đúng theo bản năng và nhận thức.

Kết quả điều tra về giới tính ở mỗi hình thức cung ứng thủy sản rất khác nhau, được trình bày ở hình 3.2.

Hình 3.2. Kết quả điều tra tỷ lệ giới tính của người cung ứng thủy sản

Trong số những người cung ứng thủy sản tại chợ địa phương có 96% là nữ giới, chỉ 4% là nam giới. Điều này cho thấy đa phần nhà bán lẻ là nữ giới, ngoài ra nữ giới thường là người nội trợ, nấu ăn trong gia đình và ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề ATVSTP cho những người xung quanh. Hình thức phân phối thủy sản số lượng nữ giới và nam giới làm công việc này ít có sự khác biệt. Qua hình 3.2 ta thấy nữ giới chiếm 60% và nam giới chiếm 40%. Đa phần nữ giới phân loại cá sau khi cá được vận chuyển từ tàu lên cảng, là người tiếp xúc trực tiếp đến nguyên liệu, nam giới thì vận chuyển cá, việc nữ giới đảm bảo VSATTP rất quan trọng. Đối với người ngư dân thì 100% đều là nam giới. Công việc của người ngư dân đòi hỏi phải có sức khỏe, thường xuyên đi xa bờ và có một vài vấn đề nhạy cảm về mê tín nên thông thường nữ giới không làm công việc này. Kết quả điều tra cho thấy sự khác nhau về giới tính ở mỗi hình thức cung ứng thủy giúp ta sau này nếu có chương trình đào tạo thì phải phù hợp với từng hình thức cung ứng thủy sản.

Kết quả điều tra về thời gian người cung ứng thủy sản làm công việc này bao lâu, sau khi thống kê được trình bày ở hình 3.3.

Hình 3. 3. Kết quả điều tra thời gian làm việc của người cung ứng thủy sản

Qua hình 3.3 ta thấy thời gian làm việc của nhà bán lẻ đa phần trên 10 năm. Có 88% nhà bán lẻ làm việc trên 10 năm, số người còn lại làm việc từ 2 đến 10 năm. Nếu nhà bán lẻ không đảm bảo vấn đề VSATTP thì đây chính là mối đe dọa cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đối với hình thức cung ứng thủy sản là nhà phân phối thì có 6,7% là làm việc dưới 1 năm, có 46,7% nhà phân phối làm việc từ 2 đến 10 năm và trên 10 năm. Từ đó cho thấy họ có đủ kinh nghiệm làm việc và có đủ nhận thức để biết công việc của mình đang làm. Riêng đối với người ngư dân thì tần suất lao động khá cao, có 60% ngư dân làm việc từ 2 đến 10 năm và 40% làm việc trên 10 năm. Kết quả cho thấy người ngư dân làm việc được một thời gian dài và công việc đã quen thuộc đối với họ trong cuộc sống lao động. Chính vì vậy những hành động, suy nghĩ hay ý thức có thể đã ăn sâu trong tâm trí của họ. Nên câu trả lời của những người ngư dân đã phản ánh được phần nào về ý thức hay kỹ năng của họ và đã phản ánh được thực trạng về sự hiểu biết vấn đề VSATTP của người cung ứng thủy sản.

Kết quả điều tra khảo sát thực tế về việc làm của những người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu được trình bày ở hình 3.4

Hình 3.4. Kết quả điều tra hình thức làm việc của người cung ứng thủy sản

Kết quả cho thấy 100% người cung ứng thủy sản tham gia trong cuộc khảo sát trả lời đây là công việc chính thức của họ. Có thể nói công việc cung ứng thủy sản là nguồn thu nhập chính của họ cho nên người cung ứng thủy sản chỉ không làm việc khi bệnh quá nặng. Nguy cơ mất VSATTP trong khi họ bệnh nhẹ mà vẫn làm việc là rất cao.

Kết quả điều tra trình độ học vấn của những người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu được trình bày ở hình 3.5

Hình 3.5. Kết quả điều tra trình độ văn hóa của người cung ứng thủy sản

Qua hình 3.5 ta thấy đa số người cung ứng thủy sản có trình độ học vấn thấp. Đối với nhà bán lẻ có 4% là chưa từng đi học. Người có trình độ văn hóa cấp I chiếm 12%, số còn lại có trình độ học vấn từ lớp 6 đến lớp 12. Đối với trình độ văn hóa của người cung ứng thủy sản là nhà phân phối thì có phần khác hơn so với người bán lẻ. Đa phần nhà phân phối thủy sảncó trình độ học vấn cấp I, trong đó người có trình độ văn hóa từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 73,3% và 26,7% có trình độ văn hóa từ lớp 6 đến lớp 12. Đối với người ngư dân thì trình độ học vấn từ lớp 1 cho

đến lớp 5 chiếm 20%, số còn lại là từ lớp 6 cho đến lớp 12 chiếm 80%. Nhìn chung trình độ học vấn của người cung ứng thủy sản là thấp, do đó có thể những hiểu biết của họ về VSATTP còn nhiều hạn hẹp. Nếu như Nhà nước hay các bộ phận chuyên ngành có soạn thảo, đề ra kế hoạch đào tạo về kiến thức có liên quan đến VSATTP nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng của những người cung ứng thủy sản thì cần phải dựa vào trình độ học vấn của họ mà có chương trình đào tạo cụ thể sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản tại vũng tàu bằng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)