KHỎE NGƯỜI CUNG ỨNG THỦY SẢN
Kết quả thống kê sau khi khảo sát thực tế việc tuân thủ các quy định về sức khỏe của người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả điều tra việc tuân thủ các quy định về sức khỏe người cung ứng thủy sản
Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ %
Có 0
1. Bạn có biết bất kỳ quy định nào của ngành y tế về vệ sinh cho người làm việc tiếp xúc với thực phẩm?
Không (nếu không đi đến câu 6)
100
Chưa từng 100
Hiếm khi (1 lần/3 năm) 0 Thỉnh thoảng (1 lần/2 năm) 0 6. Bạn có thường xuyên được tư vấn y
tế có liên quan trong việc xử lý thực phẩm?
Thường xuyên (1 lần/năm) 0 Không đồng ý hoàn toàn 78
Hơi không đồng ý 6 Không chắc chắn 2 Hơi đồng ý 8 7. Bạn có nghĩ rằng sức khỏe và vệ sinh của bạn có thể ảnh hưởng đến thực phẩm mà bạn xử lý? Hoàn toàn đồng ý 6 Có 2 8. Bạn có nhận được bất kỳ khuyến
khích nào để báo cáo bệnh từ quản lý? Không 98
Chưa từng 4
Hiếm khi 36
Thỉnh thoảng 36
9. Bạn vẫn tiếp xúc với nguyên liệu thủy sản khi bạn có các triệu chứng của tiêu chảy hoặc ói mửa?
Thường xuyên 24
Chưa từng 0
Hiếm khi 22
Thỉnh thoảng 34
10. Bạn vẫn tiếp xúc với nguyên liệu khi bạn bị đứt tay và vết bỏng bị nhiễm có mủ trên tay và cổ tay?
Kết quả điều tra cho thấy 100% người tham gia trong cuộc khảo sát không biết bất kỳ quy định nào của ngành y tế về vệ sinh cho người làm việc tiếp xúc với thực phẩm. Căn cứ Quyết định số 505/BYT/QĐ của Bộ Y tế ở phần thứ nhất điều 9 khoản 1 có nói rằng những người làm việc tiếp xúc với thực phẩm phải có giấy chứng nhận vệ sinh thì mới đủ điều kiện hành nghề. Qua kết quả điều tra ta thấy tất cả mọi người cung ứng thủy sản tham gia trong cuộc khảo sát điều không đủ điều kiện để hành nghề. Việc tuyên truyền những quy định của ngành y tế dành cho người cung ứng thủy sản còn yếu kém và cơ quan chức năng không xử lý những trường hợp không đủ điều kiện để hành nghề. Cho nên việc vệ sinh của những người cung ứng thủy sản dễ không đảm bảo VSATTP.
Kết quả còn cho thấy 100% câu trả lời đều nói rằng họ chưa từng được tư vấn y tế có liên quan trong việc xử lý thực phẩm. Vì thế những kỹ năng thực hành của những người cung ứng thủy sản dễ không đảm bảo VSATTP.
Bảng 3.1 cho thấy có 78% người cung ứng thủy sản nghĩ rằng sức khỏe và vệ sinh của mình không ảnh hưởng đến thực phẩm mà mình xử lý. Qua đây ta thấy suy nghĩ của họ rất không đúng về vấn đề VSATTP. Từ những suy nghĩ không đúng về VSATTP sẽ tạo ra kỹ năng thực hành không đảm bảo VSATTP mà họ xử lý. Có 6% hơi không đồng ý, 2% thì không chắc chắn và 8% là hơi đồng ý với ý kiến sức khỏe và vệ sinh của mình ảnh hưởng đến thực phẩm mà mình xử lý. Chỉ có 6% người cung ứng thủy sản hoàn toàn đồng ý với câu hỏi đặt ra. Qua kết quả điều tra ta thấy đa phần người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu còn suy nghĩ chưa đúng về những vấn đề liên quan đến VSATTP và đó cũng là một phần trách nhiệm của Nhà nước ta vì chưa giúp cho người dân hiểu rõ về vấn đề VSATTP.
Có 98% người cung ứng thủy sản tham gia trong cuộc khảo sát không nhận được bất kỳ khuyến khích báo cáo bệnh từ quản lý và chỉ có 2% là nhận được các khuyến khích báo cáo bệnh. Điều này cho thấy sự yếu kém của Nhà nước về tuyên truyền các vấn đề liên quan đến VSATTP. Mặt khác, có thể là do người cung ứng thủy sản không quan tâm đến vấn đề VSATTP cho nên họ không để ý khi quản lý phổ biến các khuyến khích báo cáo bệnh.
Theo Quyết định số 505/BYT/QĐ của Bộ Y tế ở phần thứ nhất điều 9 khoản 2 có liệt kê những người bị bệnh truyền nhiễm như ỉa chảy, tả, mụn nhọt, các bệnh ngoài da, bệnh da liễu… thì không được làm việc tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 4% người cung ứng thủy sản chưa từng tiếp xúc với nguyên liệu khi bị tiêu chảy. Trong đó có 36% trường hợp hiếm khi và thỉnh thoảng tiếp xúc với thực phẩm khi bị tiêu chảy. Trường hợp thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm khi bị tiêu chảy là 24%. Qua đây ta thấy người cung ứng thủy sản vẫn tiếp xúc với nguyên liệu khi bị tiêu chảy. Họ đã không chấp hành đúng quy định đưa ra, nguy cơ lây nhiễm VSV gây bệnh cho thực phẩm là rất cao. Ngoài ra, tất cả người cung ứng thủy sản đã từng tiếp xúc với nguyên liệu khi bị đứt tay và vết bỏng bị nhiễm mủ trên tay. Khả năng lây nhiễm VSV gây bệnh và chất kháng sinh từ người cung ứng thủy sản này là rất cao, không đảm bảo VSATTP cho người tiêu dùng. Có thể là do người cung ứng thủy sản chưa từng được tư vấn y tế có liên quan trong việc xử lý thực phẩm và họ cũng không biết sức khỏe của mình có ảnh hưởng tới nguyên liệu mà mình xử lý. Chúng ta cần phải tư vấn, tuyên truyền các quy định về sức khỏe của người cung ứng thủy sản, bên cạnh đó phải có hình thức xử lý khi người cung ứng thủy sản không chấp hành đúng nội quy Bộ Y tế đưa ra.