VAI TRÒ NGƯỜI CUNG ỨNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản tại vũng tàu bằng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi (Trang 33 - 35)

Người cung ứng thủy sản là phương tiện để đưa nguyên liệu sau khi đánh bắt tới tay người tiêu dùng. Tùy theo từng trường hợp mà nguyên liệu thủy sản có thể qua tay nhiều người cung ứng hay chỉ trực tiếp từ ngư dân.

Ngoài ra người cung ứng thủy sản có vai trò quan trọng về VSATTP, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguyên liệu thủy sản, ảnh hưởng gián tiếp đến bữa ăn của từng gia đình nói chung và mỗi cá nhân nói riêng. Người cung ứng thủy sản xử lý, vận chuyển, bảo quản nguyên liệu trước khi tới tay người tiêu dùng. Chất lượng nguyên liệu có tốt hay không, có ATVSTP hay không là phụ thuộc vào những người cung ứng thủy sản rất nhiều vì chúng ta không thể chế biến thức ăn ngon, đảm bảo VSATTP từ nguyên liệu ươn hỏng và không đảm bảo ATVSTP .

Thủy sản ở nước ta rất phong phú và đa dạng. Nó được cung cấp phổ biến rộng rãi đến tay người tiêu dùng tại Việt Nam. Người tiêu dùng mua phần lớn thủy sản tại thị trường bán lẻ như là các chợ tại khu vực gần nơi mình sống. Rất ít người tiêu dùng mua thủy sản tại các cửa hàng bán thủy sản hay các siêu thị hiện đại.

Người tiêu dùng mua nguyên liệu thủy sản từ các thị trường chính được trình bày ở bảng 1.8 [13].

Bảng 1.8. Các nguồn tin thị trường chính của thủy sản Việt Nam

Loại thị trường Siêu thị Chợ Bán lẻ trực tiếp từ ngư dân Tự đánh bắt

Tỷ lệ phần trăm (%) 6.0 70.6 0.5 22.9

Qua bảng 1.8 ta thấy nguồn cung ứng thủy sản tại chợ tới tay người tiêu dùng rất lớn. Có thể do giá ở chợ địa phương luôn rẻ hơn ở các siêu thị, đồ tươi không phải hàng đông lạnh, dễ mua và có nhiều mặt hàng hơn so với siêu thị hay là mua trực tiếp từ ngư dân.

Đã có rất ít nghiên cứu về vệ sinh và an toàn thực phẩm của thị trường thủy sản trong nước liên quan đến ô nhiễm do vi sinh vật (VSV). Theo Nguyễn và các cộng sự (2007), có cung cấp về mức độ ô nhiễm vi sinh của người cung ứng thủy

sản cho người tiêu dùng tại các chợ địa phương ở Việt Nam. Nhìn chung, nghiên cứu báo cáo rằng hết sức không hợp vệ sinh khi xử lý và làm sạch cá tại các chợ địa phương gây ra tái nhiễm đáng kể [11].

Nghiên cứu cũng cho rằng người cung ứng thủy sản trong thị trường bán lẻ ở địa phương nên được thông báo về việc cá không hợp vệ sinh khi xử lý và làm sạch, và cách này có thể được cải thiện để giảm ô nhiễm vi khuẩn đường ruột từ người cung ứng thủy sản.

Theo điều tra thì các mẫu tôm, cua, sò, hến bán lẻ từ thị trường bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh đã bị ô nhiễm nặng do vi khuẩn đường ruột. Nó đã được tìm thấy 94%, 18% và 32% tương ứng mẫu tôm, cua, sò, hến bị nhiễm E. coli, salmonella spp, và V. parahaemolyticus. Nguyên nhân gây bệnh từ tôm, cua, sò,

hến do vi khuẩn đường ruột gây ra kể từ khi động vật có vỏ thường được ăn sống hoặc sau khi nấu tái [12]. Kết quả cho thấy mức độ ô nhiễm của thủy sản do vi sinh vật là khá cao, nó là tiềm năng của việc gây mất ATTP và gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm hiện nay.

Vai trò của người cung ứng thủy sản có một tầm quan trọng lớn trong việc cung cấp nguyên liệu thủy sản đảm bảo chất lượng tới tay người tiêu dùng. Nó có thể là nguồn gốc của ô nhiễm vi sinh vật gây mất ATVSTP hay là nguồn cung cấp những nguyên liệu sạch, đảm bảo an toàn chất lượng tới tay người tiêu dùng.

1.5. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT DÙNG BẢNG CÂU HỎI

Các phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi bao gồm: • Phỏng vấn cá nhân (PAPI/CAPI)

• Các cuộc điều tra bằng điện thoại (CATI) • Các cuộc điều tra qua thư

• Phỏng vấn trực tiếp bằng máy vi tính (CASI/CAWI) • Các cuộc điều tra qua thư điện tử

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản tại vũng tàu bằng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)