KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KIẾN THỨC VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ AN

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản tại vũng tàu bằng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi (Trang 62 - 65)

TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI CUNG ỨNG THỦY SẢN

Kết quả điều tra đánh giá kiến thức VSATTP của người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả điều tra kiến thức về vệ sinh thực phẩm và an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản

Câu hỏi Câu trả lời %

Phát triển rất chậm 100

Không phát triển nhưng tất cả vẫn còn sống 0

Một số chết, một số còn sống 0

Chết tất cả 0

Cá được bảo quản bằng đá, vi sinh vật trong cá có thể? Không biết 0 70C hoặc ≥70C 36 40C ÷ 70C 0 40C hoặc ≤40C 56 00C hoặc ≤ 00C 4 Bạn có biết nhiệt độ (0C) bảo quản cá trong nước đá là?

Không biết 4

Khi bắt tay vào làm việc hoặc khi vào khu vực làm

việc 0

Ngay sau khi sử dụng nhà vệ sinh 0

Sau khi ăn, uống hoặc hút thuốc 0

Tất cả các ý trên 6

Bạn nên rửa tay khi nào để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm cá? Không biết 94 Thương hàn 0 Vàng da 0 Tiêu chảy 4 Tất cả các ý trên 0

Bệnh nào sau đây có thể bị truyền nhiễm khi tiếp xúc với cá sống?

Không biết 96

Tôi sẽ không làm bất cứ điều gì 0

Tôi sẽ xem xét phải làm gì để tìm giải pháp tốt

nhất cho sức khỏe của tôi 100

Tôi sẽ tham khảo ý kiến với người quản lý của tôi để tốt cho sức khỏe của tôi và đảm bảo VSATTP cho nguyên liệu

0 Tôi sẽ tham khảo ý kiến với các đồng nghiệp của tôi

để tốt cho sức khỏe của tôi và đảm bảo VSATTP cho nguyên liệu

0 Bạn sẽ làm gì nếu bạn bị

nhiễm bệnh ngoài da?

Tất cả người cung ứng thủy sản tham gia trong cuộc khảo sát tại Vũng Tàu đều cho rằng VSV gây bệnh trong cá khi được bảo quản đá đều phát triển rất chậm. Họ biết rằng dùng đá bảo quản cá thì chất lượng nguyên liệu sẽ tốt hơn.

Kết quả điều tra cho thấy 36% người cung ứng thủy sản cho rằng nhiệt độ bảo quản cá là 70C hoặc ≥70C, 56% ý kiến cho rằng bảo quản cá ở nhiệt độ 40C hoặc ≤40C, 4% người trả lời bảo quản ở nhiệt độ 00C hoặc ≤ 00C và 4% không biết bảo quản cá ở nhiệt độ bao nhiêu. Tất cả người cung ứng thủy sản tham gia trong cuộc khảo sát điều biết bảo quản cá bằng đá là rất tốt, nhưng nhiệt độ bảo quản cá bao nhiêu đúng theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN) thì không phải ai cũng biết. Theo QCVN 02 – 11: 2009 /BNNPTNT có quy định duy trì nhiệt độ của thuỷ sản từ -1 đến + 40C trong suốt thời gian bảo quản. Qua đây ta thấy có 60% câu trả lời đúng với QCVN quy định. Điều này cho thấy kiến thức của người cung ứng thủy sản về nhiệt độ bảo quản cá còn chưa đúng. VSV có trong nguyên liệu dễ phát triển và làm ảnh hưởng xấu tới nguyên liệu mà người cung ứng thủy sản xử lý.

Bảng 3.2 cho thấy có 96% người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu không biết rửa tay khi nào để giảm nguy cơ ô nhiễm VSV của cá, chỉ có 4% câu trả lời là nên rửa tay trong tất cả các trường hợp trên. Ta thấy nguy cơ lây nhiễm chéo VSV từ người cung ứng sang cá là khá cao. Không rửa tay hay rửa tay không đúng cách sẽ là mối nguy tiềm ẩn làm tăng VSV gây hại đến người tiêu dùng. Theo QCVN 02 – 11: 2009 /BNNPTNT có quy định người làm việc trong chuỗi cung ứng thủy sản phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với thuỷ sản hoặc sau khi tiếp xúc với vật thể có khả năng gây nhiễm cho thuỷ sản, hoặc sau khi đi vệ sinh. Kết quả điều tra cho thấy số người không chấp hành đúng QCVN rất nhiều. Chúng ta cần có biện pháp kịp thời để làm giảm trường hợp số người không chấp hành đúng quy định mà Bộ NN&PTNT đưa ra.

Ngoài ra, người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu cũng không biết những bệnh có thể bị truyền nhiễm khi tiếp xúc với cá sống. Có 96% người cung ứng thủy sản cho rằng những bệnh như thương hàn, tiêu chảy hay vàng da đều không bị truyền nhiễm khi tiếp xúc với cá sống. Chỉ có 4% ý kiến cho rằng có thể bệnh tiêu chảy bị truyền nhiễm khi tiếp xúc với cá sống. Người cung ứng thủy sản đa phần

không biết các bệnh trên có thể truyền nhiễm VSV gây bệnh cho nguyên liệu mà mình xử lý, không đảm bảo VSATTP làm ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Kết quả điều tra còn cho thấy 100% câu trả lời đều nói rằng “tôi sẽ xem xét phải làm gì để tìm giải pháp tốt nhất cho sức khỏe của tôi”. Người cung ứng thủy sản không tham khảo ý kiến của người quản lý của mình để tìm cách đảm bảo sức khỏe của mình và đảm bảo VSATTP cho nguyên liệu. Sự thiếu quan tâm của người quản lý, họ chưa từng được tư vấn y tế có liên quan trong việc xử lý thực phẩm, không biết bất kỳ quy định nào của ngành y tế về vệ sinh cho người làm việc tiếp xúc với thực phẩm, cho nên khi người cung ứng thủy sản gặp vấn đề về sức khỏe thì họ tự tìm giải pháp tốt nhất cho sức khỏe của mình.

Nhìn chung kiến thức về VSATTP của người cung ứng thủy sản là rất thấp, làm ảnh hưởng đến thực phẩm mà họ xử lý, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản tại vũng tàu bằng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi (Trang 62 - 65)