Phương pháp phỏng vấn

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản tại vũng tàu bằng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi (Trang 50 - 84)

Phương pháp nghiên cứu là phương pháp phỏng vấn dùng bảng câu hỏi. Nó nằm trong nhóm nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng là các nghiên cứu trong đó dữ liệu cần thu thập ở dạng định lượng. Các dữ liệu định lượng là các dữ liệu cho phép chúng ta lường chúng bằng số lượng [5].

Phỏng vấn trực diện là dạng phỏng vấn mà nhà nghiên cứu dùng nhân viên phỏng vấn đến nhà đối tượng phỏng vấn hay mời họ đến một địa điểm nhất định để phỏng vấn. Phỏng vấn trực diện có nhiều ưu điểm. Do phỏng vấn viên tiếp xúc trực tiếp với người trả lời nên họ có thể kích thích sự trả lời, giải thích các câu hỏi mà người trả lời chưa hiểu hay hiểu sai. Như vậy, suất trả lời và suất hoàn tất của bảng câu hỏi sẽ cao [6].

Ta chọn số lượng mẫu để phỏng vấn là 50 mẫu. Mẫu của chúng ta là người cung ứng thủy sản tại các chợ địa phương và cảng cá ở Vũng Tàu. Người cung ứng thủy sản thường xuyên làm việc bận rộn, ít có thời gian rảnh và không biết số lượng tổng thể của những người cung ứng thủy sản tại các chợ địa phương và cảng cá là bao nhiêu do vậy ta sẽ chọn phương pháp lấy mẫu không có xác suất.

Phương pháp chọn mẫu không có xác suất là cách lấy mẫu trong đó các cá thể của mẫu được chọn không ngẫu nhiên hay không có xác suất lựa chọn giống nhau. Điều này thể hiện trong cách chọn mẫu như sau:

− Các đơn vị mẫu được lựa chọn mà không có phương pháp. − Các đơn vị mẫu rất dễ dàng đạt được hoặc dễ dàng tiếp cận. − Các đơn vị mẫu được chọn theo lý do kinh tế.

− Các đơn vị mẫu được quan tâm bởi người nghiên cứu trong cách “điển hình” của quần thể mục tiêu.

− Các đơn vị mẫu được chọn mà không có sự thiết kế rõ ràng [4].

Ta đến các địa điểm đã chọn và tiến hành phỏng vấn. Ta chọn những người cung ứng thủy sản có thời gian rảnh và dễ dàng tiếp xúc để tiến hành cuộc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi.

Số lượng mẫu là 50 và cụ thể là: Thứ tự Số lượng mẫu Nhà bán lẻ 25 Nhà phân phối 15 Ngư dân 10 2.2.3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là những đối tượng tham gia trong chuỗi phản ứng thủy sản tại các chợ địa phương và cảng cá ở thành phố Vũng Tàu, cụ thể là:

− Chợ phường 1 − Chợ Vũng Tàu − Chợ Bến Đình − Chợ Thắng Nhất − Chợ Năm Tầng − Chợ Bến Đá − Cảng Bến Đá − Cảng Incomap 2.2.4. Kế hoạch thí điểm

Trước khi khảo sát thực tế, chúng ta phải lập kế hoạch thí điểm (thử nghiệm) để xem thử có vấn đề gì cần chỉnh sửa trước khi vào khảo sát thực tế.

Ta có cuộc thử nghiệm với số lượng người cung ứng thủy sản tham gia vào kế hoạch thí điểm là ít để làm mẫu thử. Ta sẽ làm thí điểm trên 5 người tại chợ Vĩnh Hải thành phố Nha Trang. Trong cuộc thử nghiệm này ta sẽ rút kinh nghiệm và chỉnh sửa những vấn đề chưa rõ ràng, chẳng hạn như câu hỏi chưa phù hợp, người trả lời không hiểu câu hỏi…. Sau khi hoàn tất kế hoạch thí điểm ta sẽ tiến hành thực hiện cuộc điều tra khảo sát trên diện rộng với số lượng lớn tại thành phố Vũng Tàu.

Sau khi đi thí điểm thực tế ngày 24 tháng 3 tại chợ Vĩnh Hải, ta vấp phải một số điều như sau:

− Người phỏng vấn chưa biết cách hỏi, chưa biết cách tạo hưng phấn cho người cung ứng thủy sản trả lời.

− Người trả lời phỏng vấn còn bị động, không chủ động câu trả lời.

− Họ chưa thoải mái trả lời, nói chuyện nên thường hay trả lời bằng cách an toàn là chọn đáp án “không biết”.

− Tặng món quà nhỏ sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc không đạt hiệu quả. Ví dụ chứng minh:

Trong phần “ Kiến thức về vệ sinh thực phẩm và an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản” ở câu 3:

Cá được bảo quản bằng đá, vi sinh vật trong cá có thể? a. Phát triển chậm

b. Không phát triển nhưng tất cả vẫn còn sống c. Một số chết, một số còn sống

d. Chết tất cả e. Không biết

Người phỏng vấn hỏi:

“ Bạn có biết khi cá được bảo quản đá, vi khuẩn trong cá sẽ như thế nào không?” Thì như thế người trả lời đa phần là trả lời “Tôi không biết”

Sau khi thí điểm lần đầu tiên, ta sẽ thay đổi cách hỏi ở lần thí điểm thứ hai. Ta sẽ hỏi:

“Khi mình bảo quản cá bằng nước đá, thì cá có bị hư hỏng nữa không? Nó có gây cho mình bị bệnh gì không?”

Như thế người trả lời có thể sẽ trả lời là:

“ À có chứ, nhưng ít khi bị gì lắm” hoặc “ hư chứ sao không…”

Như thế mình sẽ có câu trả lời phong phú hơn, chứ không phải là câu trả lời “không biết” như lúc trước.

Cách khắc phục những vấn đề vấp phải ở lần thí điểm đầu tiên:

− Thay đổi cách hỏi, hỏi theo kiểu mình không biết gì cả, để người được phỏng vấn trả lời cởi mở.

− Tặng quà ban đầu trước khi đi hỏi, để họ cảm thấy vui trước khi phỏng vấn. Kế hoạch thí điểm được làm lại vào ngày 26 tháng 3, tại chợ Vĩnh Thọ với số lượng mẫu thử là 3. Sau cuộc thí điểm thì mọi nhược điểm đã được khắc phục và

không có sự cố gì. Như vậy, sau khi làm thí điểm lần thứ hai thì ta có thể bắt đầu khảo sát thực tế.

2.2.5. Phân tích thống kê

CHƯƠNG III

3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƯỜI CUNG ỨNG THỦY SẢN THỦY SẢN

Cuộc điều tra đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về VSATTP của người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu bằng phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi có 50 người tham gia trong cuộc khảo sát. Trong tổng số 50 người cung ứng thủy sản tham gia trong cuộc khảo sát thì có 25 người là nhà bán lẻ ở các chợ địa phương ở Vũng Tàu, 15 người là nhà phân phối và 10 người là ngư dân tại các cảng ở Vũng Tàu.

Kết quả điều tra sau khi khảo sát thực tế về thông tin cá nhân của những người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu cho thấy mỗi hình thức cung ứng thủy sản có các thông tin cá nhân khác nhau. Các thông tin cá nhân đặc trưng cho công việc của mỗi hình thức cung ứng thủy sản

Kết quả điều tra thông tin về độ tuổi của những người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu được trình bày ở hình 3.1.

Hình 3.1. Kết quả điều tra độ tuổi người cung ứng thủy sản

Hình 3.1 ta thấy người cung ứng thủy sản là nhà bán lẻ tham gia trong cuộc điều tra khảo sát tại Vũng Tàu có độ tuổi trung bình từ 18 đến 40 tuổi chiếm 40% trong tổng số người tham gia tại các chợ địa phương, từ 40 đến 60 tuổi chiếm 56%

trong tổng số và còn lại là người có độ tuổi trên 60 tuổi (nghĩa là người có độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 4%).

Bên cạnh đó, người phân phối thủy sản tại cảng cá ở Vũng Tàu đa phần là từ 18 đến 60 tuổi. Không có người phân phối thủy sản dưới 18 tuổi, có 13,3% là trên 60 tuổi, có 33,3% người phân phối thủy sản có độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi và 53,3% tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Riêng đối với hình thức cung ứng thủy sản là ngư dân thì hơi khác so với hai hình thức cung ứng thủy sản trên. Người ngư dân có độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi chiếm 70% tổng số người ngư dân tham gia cuộc khảo sát và độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi chiếm 30%. Đặc thù môi trường làm việc của những người ngư dân là ở ngoài biển, làm việc trong điều kiện thời tiết sóng gió nguy hiểm, vất vả nên người làm công việc này đa phần là thanh niên và trung niên đòi hỏi phải có sức khỏe.

Kết quả cho thấy tất cả người cung ứng thủy sản đều trên 18 tuổi, là người đã trưởng thành, có đủ nhận thức để biết những việc mình làm. Vậy có thể nói những câu trả lời của người cung ứng thủy sản tham gia trong cuộc khảo sát là suy nghĩ và hành động đúng theo bản năng và nhận thức.

Kết quả điều tra về giới tính ở mỗi hình thức cung ứng thủy sản rất khác nhau, được trình bày ở hình 3.2.

Hình 3.2. Kết quả điều tra tỷ lệ giới tính của người cung ứng thủy sản

Trong số những người cung ứng thủy sản tại chợ địa phương có 96% là nữ giới, chỉ 4% là nam giới. Điều này cho thấy đa phần nhà bán lẻ là nữ giới, ngoài ra nữ giới thường là người nội trợ, nấu ăn trong gia đình và ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề ATVSTP cho những người xung quanh. Hình thức phân phối thủy sản số lượng nữ giới và nam giới làm công việc này ít có sự khác biệt. Qua hình 3.2 ta thấy nữ giới chiếm 60% và nam giới chiếm 40%. Đa phần nữ giới phân loại cá sau khi cá được vận chuyển từ tàu lên cảng, là người tiếp xúc trực tiếp đến nguyên liệu, nam giới thì vận chuyển cá, việc nữ giới đảm bảo VSATTP rất quan trọng. Đối với người ngư dân thì 100% đều là nam giới. Công việc của người ngư dân đòi hỏi phải có sức khỏe, thường xuyên đi xa bờ và có một vài vấn đề nhạy cảm về mê tín nên thông thường nữ giới không làm công việc này. Kết quả điều tra cho thấy sự khác nhau về giới tính ở mỗi hình thức cung ứng thủy giúp ta sau này nếu có chương trình đào tạo thì phải phù hợp với từng hình thức cung ứng thủy sản.

Kết quả điều tra về thời gian người cung ứng thủy sản làm công việc này bao lâu, sau khi thống kê được trình bày ở hình 3.3.

Hình 3. 3. Kết quả điều tra thời gian làm việc của người cung ứng thủy sản

Qua hình 3.3 ta thấy thời gian làm việc của nhà bán lẻ đa phần trên 10 năm. Có 88% nhà bán lẻ làm việc trên 10 năm, số người còn lại làm việc từ 2 đến 10 năm. Nếu nhà bán lẻ không đảm bảo vấn đề VSATTP thì đây chính là mối đe dọa cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đối với hình thức cung ứng thủy sản là nhà phân phối thì có 6,7% là làm việc dưới 1 năm, có 46,7% nhà phân phối làm việc từ 2 đến 10 năm và trên 10 năm. Từ đó cho thấy họ có đủ kinh nghiệm làm việc và có đủ nhận thức để biết công việc của mình đang làm. Riêng đối với người ngư dân thì tần suất lao động khá cao, có 60% ngư dân làm việc từ 2 đến 10 năm và 40% làm việc trên 10 năm. Kết quả cho thấy người ngư dân làm việc được một thời gian dài và công việc đã quen thuộc đối với họ trong cuộc sống lao động. Chính vì vậy những hành động, suy nghĩ hay ý thức có thể đã ăn sâu trong tâm trí của họ. Nên câu trả lời của những người ngư dân đã phản ánh được phần nào về ý thức hay kỹ năng của họ và đã phản ánh được thực trạng về sự hiểu biết vấn đề VSATTP của người cung ứng thủy sản.

Kết quả điều tra khảo sát thực tế về việc làm của những người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu được trình bày ở hình 3.4

Hình 3.4. Kết quả điều tra hình thức làm việc của người cung ứng thủy sản

Kết quả cho thấy 100% người cung ứng thủy sản tham gia trong cuộc khảo sát trả lời đây là công việc chính thức của họ. Có thể nói công việc cung ứng thủy sản là nguồn thu nhập chính của họ cho nên người cung ứng thủy sản chỉ không làm việc khi bệnh quá nặng. Nguy cơ mất VSATTP trong khi họ bệnh nhẹ mà vẫn làm việc là rất cao.

Kết quả điều tra trình độ học vấn của những người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu được trình bày ở hình 3.5

Hình 3.5. Kết quả điều tra trình độ văn hóa của người cung ứng thủy sản

Qua hình 3.5 ta thấy đa số người cung ứng thủy sản có trình độ học vấn thấp. Đối với nhà bán lẻ có 4% là chưa từng đi học. Người có trình độ văn hóa cấp I chiếm 12%, số còn lại có trình độ học vấn từ lớp 6 đến lớp 12. Đối với trình độ văn hóa của người cung ứng thủy sản là nhà phân phối thì có phần khác hơn so với người bán lẻ. Đa phần nhà phân phối thủy sảncó trình độ học vấn cấp I, trong đó người có trình độ văn hóa từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 73,3% và 26,7% có trình độ văn hóa từ lớp 6 đến lớp 12. Đối với người ngư dân thì trình độ học vấn từ lớp 1 cho

đến lớp 5 chiếm 20%, số còn lại là từ lớp 6 cho đến lớp 12 chiếm 80%. Nhìn chung trình độ học vấn của người cung ứng thủy sản là thấp, do đó có thể những hiểu biết của họ về VSATTP còn nhiều hạn hẹp. Nếu như Nhà nước hay các bộ phận chuyên ngành có soạn thảo, đề ra kế hoạch đào tạo về kiến thức có liên quan đến VSATTP nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng của những người cung ứng thủy sản thì cần phải dựa vào trình độ học vấn của họ mà có chương trình đào tạo cụ thể sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VIỆC TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỨC KHỎE NGƯỜI CUNG ỨNG THỦY SẢN KHỎE NGƯỜI CUNG ỨNG THỦY SẢN

Kết quả thống kê sau khi khảo sát thực tế việc tuân thủ các quy định về sức khỏe của người cung ứng thủy sản tại Vũng Tàu được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả điều tra việc tuân thủ các quy định về sức khỏe người cung ứng thủy sản

Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ %

Có 0

1. Bạn có biết bất kỳ quy định nào của ngành y tế về vệ sinh cho người làm việc tiếp xúc với thực phẩm?

Không (nếu không đi đến câu 6)

100

Chưa từng 100

Hiếm khi (1 lần/3 năm) 0 Thỉnh thoảng (1 lần/2 năm) 0 6. Bạn có thường xuyên được tư vấn y

tế có liên quan trong việc xử lý thực phẩm?

Thường xuyên (1 lần/năm) 0 Không đồng ý hoàn toàn 78

Hơi không đồng ý 6 Không chắc chắn 2 Hơi đồng ý 8 7. Bạn có nghĩ rằng sức khỏe và vệ sinh của bạn có thể ảnh hưởng đến thực phẩm mà bạn xử lý? Hoàn toàn đồng ý 6 Có 2 8. Bạn có nhận được bất kỳ khuyến

khích nào để báo cáo bệnh từ quản lý? Không 98

Chưa từng 4

Hiếm khi 36

Thỉnh thoảng 36

9. Bạn vẫn tiếp xúc với nguyên liệu thủy sản khi bạn có các triệu chứng của tiêu chảy hoặc ói mửa?

Thường xuyên 24

Chưa từng 0

Hiếm khi 22

Thỉnh thoảng 34

10. Bạn vẫn tiếp xúc với nguyên liệu khi bạn bị đứt tay và vết bỏng bị nhiễm có mủ trên tay và cổ tay?

Kết quả điều tra cho thấy 100% người tham gia trong cuộc khảo sát không biết bất kỳ quy định nào của ngành y tế về vệ sinh cho người làm việc tiếp xúc với thực phẩm. Căn cứ Quyết định số 505/BYT/QĐ của Bộ Y tế ở phần thứ nhất điều 9 khoản 1 có nói rằng những người làm việc tiếp xúc với thực phẩm phải có giấy chứng nhận vệ sinh thì mới đủ điều kiện hành nghề. Qua kết quả điều tra ta thấy tất cả mọi người cung ứng thủy sản tham gia trong cuộc khảo sát điều không đủ điều kiện để hành nghề. Việc tuyên truyền những quy định của ngành y tế dành cho người cung ứng thủy sản còn yếu kém và cơ quan chức năng không xử lý những trường hợp không đủ điều kiện để hành nghề. Cho nên việc vệ sinh của những người cung ứng thủy sản dễ không đảm bảo VSATTP.

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản tại vũng tàu bằng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi (Trang 50 - 84)