TÌNH HÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản tại vũng tàu bằng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi (Trang 29 - 33)

Đảm bảo VSATTP là một trong những vấn đề quốc tế dân sinh vô cùng quan trọng, không chỉ với sức khoẻ, phát triển nòi giống mà còn liên quan đến phát triển kinh tế, văn hoá và an ninh của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.

Vấn đề bảo vệ và VSATTP hiện đang được rất nhiều nước kể cả những nước đã và đang phát triển quan tâm, đặc biệt là các nước khu vực châu Á, nơi đang tập trung sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội. Sự tập trung ngày càng cao các khu vực dân cư tại các đô thị, thành phố công nghiệp đang được hiện đại hoá cũng như sự mở rộng giao lưu quốc tế, đã đòi hỏi từng nước không những phải tăng số lượng lương thực thực phẩm sản xuất mà còn phải đảm bảo chất lượng an toàn và có giá trị dinh dưỡng cao đối với thực phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

An toàn thực phẩm là một ưu tiên y tế cộng đồng. Trên toàn cầu, hàng triệu người bị bệnh mỗi năm và chết nhiều như là một kết quả của việc ăn thực phẩm không an toàn. Trong sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức đối tác của WHO đang làm việc để giảm thiểu rủi ro sức khỏe từ nông trại đến bàn ăn, và để thúc đẩy ATTP. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng đã tạo ra sự cần thiết để thích ứng với ATTP theo tiêu chuẩn quốc tế. Phối hợp hoạt động để đảm bảo thực hành an toàn vào toàn bộ chuỗi thức ăn là một nhiệm vụ đầy thách thức cho chính phủ Việt Nam.

Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên 150 của WTO cho nên tình hình VSATTP ở nước ta có tiến triển sau năm 2007 được thể hiện ở bảng 1.6 [8].

Bảng 1.6. Tình hình ngộ độc thực phẩm năm 2006 – 2010 Chỉ Số

TT Năm Vụ ngộ độc (Vụ) Số mắc (Người) Chết (Người)

1 2006 165 7,135 57 2 2007 247 7,329 55 3 2008 205 7828 61 4 2009 152 5212 35 5 2010 175 5664 51 Tổng 944 33,166 259 Trung bình năm 189 6,633 52

Qua bảng 1.6 ta thấy có 165 vụ ngộ độc làm 7.135 người bị ngộ độc và 57 người chết đến năm 2007 số vụ ngộ độc tăng cao. Có 247 vụ làm 7.329 người bị ngộ độc và 55 người chết. Nhưng đến năm 2008, sau một năm gia nhập vào WTO thì số vụ ngộ độc có giảm. Có 205 vụ ngộ độc sang năm 2009 thì số vụ ngộ độc tiếp tục giảm. Chỉ có 152 vụ ngộ độc làm 5212 người bị ngộ độc và làm 35 người chết. Sau vài năm gia nhập WTO, Việt Nam đã từng bước nâng cao ATTP để có thể thích ứng với thế giới. Với năm 2010 thì số vụ ngộ độc có tăng lên 23 vụ so với năm 2009. Qua bảng thống kê tình hình ngộ độc thực phẩm của những năm qua, ta thấy hàng năm có đến vài ngàn người bị ngộ độc thực phẩm, con số này đáng báo động, đòi hỏi chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề VSATTP.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh thực phẩm, 6 tháng đầu năm nay (2011) toàn quốc xảy ra 53 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.776 người mắc. Mặc dù được đánh giá là con số cao, song so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm 40% số vụ và giảm 70% số người chết do ngộ độc thực phẩm [28]. Tuy số vụ và số người bị ngộ độc thực phẩm có giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tỷ lệ người bị ngộ độc vẫn còn cao, vấn đề VSATTP vẫn là mối nguy sức khỏe của người tiêu dùng.

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình ATVSTP ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số nơi trên đất nước càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người chúng ta. Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý ATVSTP, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người

tiêu dùng trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất với cương vị một thành viên bình đẳng của WTO.

Theo hệ thống cảnh báo và thông báo của Châu Âu, năm 2004, trong số hàng thực phẩm Việt Nam xuất sang châu Âu, có 59 lô không đạt chất lượng (Việt Nam xếp thứ 13 trong số các nước bị cảnh báo), con số này là 124 và Việt Nam xếp thứ 7 trong năm 2005. Trong 6 tháng đầu năm 2007, nhiều lô hàng nông thủy sản xuất khẩu bị Hoa kỳ, Canada, Nhật, Nga, Singapore từ chối. Những sự kiện ấy phản ánh phần nào những tồn đọng, bất cập trong sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi đó đã vào WTO thì phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt về chất lượng ngay cả trong nước. Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng nông lâm thủy sản Việt Nam không nhiễm vi sinh, chất không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp được phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước [27].

Kết quả tình hình VSATTP của nước ta trong 5 tháng đầu năm 2012 được cục ATVSTP thống kê thể hiện ở bảng 1.7 [18].

Bảng 1.7. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012 cục an toàn vệ sinh thực phẩm thống kê

Kết quả giám sát Tháng Vụ Tổng số ăn Số mắc Số chết Số đi viện 1 9 2098 197 4 116 2 6 2135 121 0 88 3 14 1421 579 2 377 4 19 6590 810 7 754 5 1 4 4 0 1 Tổng 49 12248 1711 13 1336

Qua số liệu thống kê cho thấy tháng 4 số người bị ngộ độc cho tới số người tử vong đều cao nhất trong năm tháng đầu năm trong khi đó tháng 4 là tháng hành động VSATTP. Ta thấy vấn đề VSATTP trong nước chưa được chú trọng để đảm bảo sức khỏe người dân, việc quản lý VSATTP hiện nay ở Việt Nam vẫn còn yếu kém.

Ngoài ra Thủy sản Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị cấm nhập khẩu vào thị trường Nga do không bảo đảm ATVSTP.

Ngày 13/2, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT), cho biết Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) vừa liên tiếp có 2 công thư thông báo tình hình các lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này không bảo đảm ATVSTP (nhiễm vi khuẩn gây bệnh Vibrio Parahaemolyticus, Coliform, nấm men, nấm

mốc...) có chiều hướng gia tăng.

Theo ông Tiệp, VPSS sẽ cử đoàn công tác sang thanh tra các doanh nghiệp chế biến thủy sản và đánh giá hệ thống kiểm soát về bảo đảm ATTP thủy sản của Việt Nam trong tháng 4 hoặc tháng 5/2012. VPSS cảnh báo có thể xem xét ban hành biện pháp cấm nhập khẩu thủy sản của VN nếu tình hình không được cải thiện [26].

Điều này cho thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải đảm bảo VSATTP để tránh ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng và cũng là để giảm tình trạng các lô hàng xuất khẩu sang nước ngoài không đạt tiêu chuẩn, giảm tổn thất về kinh tế.

Vấn đề bảo đảm ATVSTP để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của ATVSTP là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

Đảm bảo VSATTP chỉ có thể giải quyết được tốt nếu có những biện pháp đồng bộ từ mọi người chúng ta, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ con cháu chúng ta ngày mai.

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản tại vũng tàu bằng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)