Xác định phạm vi, nội dung kiểm soát thanh toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ (Trang 102 - 106)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Xác định phạm vi, nội dung kiểm soát thanh toán

Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc nhà nước khá phức tạp, kết quả kiểm tra ít nhiều cũng tác động đến uy tín của người có thẩm quyền phê duyệt dự án, dự toán, quyết toán dự án đầu tư hoàn thành, ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân Chủ đầu tư, của nhà thầu… Do đó quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư phải xác định rõ phạm vi kiểm soát của Kho bạc nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trình tự đầu tư và xây dựng đặt ra ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc đầu tư và xây dựng đưa dự án, công trình vào khai thác sử dụng. Ở mỗi giai đoạn đã quy định quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị liên quan, trong đó Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình, của giá trị đề nghị thanh toán; Kho bạc nhà nước không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. Nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước là kiểm soát thanh toán đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng các đối tượng trong điều khoản hợp đồng đã ký kết. Do đó phạm vi thanh toán của Kho bạc nhà nước là kiểm soát trong quá trình thanh toán. Từ những phân tích trên, phạm vi kiểm soát của Kho bạc nhà nước được cụ thể hoá ở các việc như:

- Kiểm soát hồ sơ tài liệu của dự án, bao gồm hồ sơ tài liệu cơ sở, tài liệu bổ sung hàng năm của dự án và hồ sơ tài liệu thanh toán theo quy định Chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc nhà nước. Không thực hiện kiểm tra việc bóc tách khối lượng từ thiết kế, không kiểm tra định mức đơn giá, dự toán.

- Kết hợp kiểm tra Chủ đầu tư.

Cụ thể phạm vi, nội dung kiểm tra được thực hiện như sau:

4.2.2.1. Kiểm tra hồ sơ tài liệu dự án

Thứ nhất: Kiểm tra hồ sơ, tài liệu cơ sở của dự án:

Kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, tính lô gích về mặt thời gian của hồ sơ. Thể hiện hồ sơ được lập đúng mẫu quy định, ghi chép đúng, đầy đủ nội dung, đúng bản chất kinh tế phát sinh, lập đúng phương pháp và trình tự, đầy đủ chữ ký và con dấu.

Thứ hai: Kiểm tra hồ sơ từng lần thanh toán

- Kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ.

- Kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định, thuộc đối tượng chỉ định thầu, hay đấu thầu, hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối chiếu công việc khối lượng hoàn thành theo nội dung ghi tại bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng để đảm bảo khối lượng hoàn thành đó:

+ Có trong hợp đồng, trong giá trúng thầu.

+ Có trong dự toán được duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu). - Đối chiếu với các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng như số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, điều kiện thanh toán.

- Đối với các công việc được thực hiện thông qua các hợp đồng xây dựng, việc thanh toán phải phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng. Khi thanh toán phải xem xét đó là loại hợp đồng gì? Hợp đồng theo giá trọn gói; hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng kết hợp.

+ Đối với giá hợp đồng trọn gói: Thanh toán theo tỷ lệ % giá hợp đồng, giá công trình, hạng mục cong trình hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá trị hợp đồng đã ký và toàn bộ các điều khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).

+ Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: Thanh toán trên cơ sở khối lượng hoàn thành được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán, và đơn giá tương ứng đối với các công việc đó đã được ghi trong hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá trị hợp đồng đã ký và toàn bộ các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).

+ Đối với hợp đồng theo giá điều chỉnh: Thanh toán trên cơ sở khối lượng hoàn thành được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán, và đơn giá đã được điều chỉnh theo quy định của hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá trị hợp đồng đã ký và toàn bộ các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).

+ Đối với hợp đồng kết hợp: Việc thanh toán tương ứng theo các quy định thanh toán trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối với khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng: Phải xem xét, xác nhận khối lượng phát sinh trên hay dưới 20% so với khối lượng tương ứng trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì khối lượng phát sinh được thanh toán theo đơn giá ghi trong hợp đồng, hay đơn giá do Chủ đầu tư phê duyệt theo quy định.

- Đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng như trường hợp tự làm, các công việc quản lý dự án do Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện … Việc thanh toán phù hợp với từng loại công việc, trên cơ sở đối chiếu báo cáo khối lượng công việc hoàn thành với dự toán được duyệt cho từng loại công việc.

4.2.2.2. Kiểm tra Chủ đầu tư

Định kỳ và đột xuất kiểm tra Chủ đầu tư để nắm bắt tình hình diễn biến của dự án, nắm bắt tình hình triển khai thi công, việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý và sử dụng vốn đầu tư.

Hình thức kiểm tra kết hợp giữa kiểm tra hiện trường và kiểm tra sổ sách. Kiểm tra việc kế toán của Chủ đầu tư (theo quyết định 214/2000/QĐ- BTC ngày 28/12/2000), trong đó lưu ý hệ thống báo cáo tài chính như các báo cáo nguồn vốn đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng, các phụ biểu thực hiện đầu tư dự án; chi phí quản lý dự án…

Kiểm tra việc tạm ứng, thanh toán sử dụng vốn đền bù giải phóng mặt bằng, kiểm tra việc sử dụng chi phí quản lý dự án.

Nguyên tắc của việc kiểm tra là: Thông qua việc kiểm tra nhằm tăng cường vai trò kiểm soát của Kho bạc trong việc làm rõ các vấn đề chưa rõ trong hồ sơ dự án, phối hợp với Chủ đầu tư để có biện pháp tháo gỡ kịp thời nếu có vướng mắc. Khi kiểm tra Kho bạc nhà nước phải báo cáo trước cho Chủ đầu tư về mục đích cũng như nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra, không được lợi dụng kiểm tra để gây khó khăn, phiền hà cho Chủ đầu tư. Sau khi kiểm tra phải có báo cáo kết quả kiểm tra gửi các cấp và lưu hồ sơ dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)