Về công tác kếhoạch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ (Trang 95 - 97)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Về công tác kếhoạch

Công tác kế hoạch thời gian qua đã có nhiều thay đổi tiến bộ, Nhà nước chỉ giao kế hoạch cho các bộ, ngành, địa phương chủ động bố trí. Tuy vậy việc bố trí kế hoạch còn nhược điểm như bố trí chưa tập trung, dàn trải, nhiều dự án ghi kế hoạch khi chưa đủ thủ tục… do đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thực hiện và giải ngân của dự án, đến các nhà thầu, vì có khối lượng thực hiện nhưng không có nguồn vốn đảm bảo, dẫn tới lãng phí tiêu cực, giảm hiệu quả vốn đầu tư vì vậy công tác kế hoạch cần được chú trọng hơn nữa trên các mặt sau:

- Đối với việc xây dựng chiến lược vốn đầu tư: phải đảm bảo tính thống nhất kế hoạch đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn trên phạm vi toàn quốc. Việc xây dựng các chiến lược đầu tư trung và dài hạn phải dựa trên những căn cứ có tính khả thi cao, có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành, các địa phương trong quá trình xây dựng. Đồng thời phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và có sự cân đối giữa các vùng, các ngành ở các thời kỳ khác nhau, có như vậy kế hoạch hàng năm mới có tính khả thi.

- Chỉ đưa vào kế hoạch đầu tư các dự án đã có đủ thủ tục đầu tư theo quy định (đối với các dự án quy hoạch: Có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch được duyệt theo thẩm quyền; đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền, đối với các dự án thực hiện đầu tư phải có quyết định đầu tư được phê trước 31 tháng 12 năm trước năm kế hoạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối với kế hoạch năm chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đã chắc chắn khả năng nguồn vốn.

- Việc bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm phải tập trung, không dàn trải đáp ứng tiến độ thi công theo dự toán được duyệt, thời gian và bố trí thực hiện các dự án nhóm B không quá 4 năm, các dự án nhóm C không quá 2 năm, bố trí kế hoạch thanh toán dứt điểm đối với các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng nhằm xoá bỏ tình trạng nợ nần dây dưa đã và đang tồn tại trong thực tế nhiều năm qua. Khắc phục những tình trạng này khong những là điều kiện đảm bảo đầu tư có hiệu quả, mà còn là giải pháp để lành mạnh hoá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường.

- Đối với thông báo kế hoạch vốn đầu tư hàng năm: Sau khi được Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư năm, các Bộ, ngành và các địa phương phải có trách nhiệm phân khai vốn đầu tư đúng với chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế, mức vố các dự án quan trọng của Nhà nước. Để đảm bảo chắc chắn khả năng nguồn vốn đầu tư, đảm bảo phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đủ thủ tục đầu tư thì phải nâng cao hơn nữa vai trò của cơ quan tài chính trong việc thẩm tra xây dựng chủ trương đầu tư, tham gia đầy đủ vào việc bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm.

Đối với vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý cơ quan tài chính phải được tham gia thực sự cùng với cơ quan kế hoạch và đầu tư trong việc dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do địa phương quản lý trước khi báo cáo uỷ ban nhân dân các cấp quyết định. Tiến tới việc dự kiến phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm giao cho cơ quan tài chính thực hiện.

Cơ quan tài chính phải thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm tra phân bổ vốn đầu tư đối với việc phân bổ vốn đầu tư của các Bộ, ngành, địa phương. Có ý kiến với các Bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp nếu việc phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đúng quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bãi bỏ các văn bản hướng dẫn của địa phương trái với những quy định hiện hành trong điều hành nguồn vốn. Ví dụ: Bỏ việc cơ quan tài chính địa phương thông báo danh mục và mức vốn đầu tư đến từng loại dự án; bỏ cơ chế chuyển vốn thông qua trợ cấp ngân sách huyện đối với các dự án thuộc tỉnh quản lý; các dự án được bố trí nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư phải được kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, không được bố trí kế hoạch và thanh toán vốn trong dự toán chi thường xuyên; Nghiêm cấm việc chuyển vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào tài khoản tiền gửi của Chủ đầu tư và thanh toán cho dự án từ tài khoản tiền gửi nhằm trốn tránh và gây khó khăn cho công tác kiểm soát thanh toán của Kho bạc nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)