Nhóm nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 114)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Nhóm nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản như: điều kiện kinh tế-xã hội quốc gia, cơ chế chính sách về tài chính nói chung và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng.

Ngân sách nhà nước được sử dụng đầu tư xây dựng cơ bản nhằm đạt được những mục tiêu trong từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định. Tuỳ theo mục tiêu cụ thể của từng chương trình dự án mà Nhà nước có những cơ chế phù hợp, vì vậy cơ chế kiểm soát thanh toán cũng phải thay đổi theo. Mặt khác tuỳ theo tình hình kinh tế xã hội, Nhà nước sẽ có những thay đổi về cơ chế kiểm soát thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật trở thành bộ phận không thể thiếu, nhất là chúng ta đang hướng tới nhà nước pháp quyền XHCN. Điều đó đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật và bảo vệ pháp luật theo đúng nghĩa của nó. Bên cạnh đó ý thức pháp luật của người dân cũng phải được đề cao và đạt đến trình độ giáo dục pháp lý cao. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động trong trật tự trong khuân khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng đòi hỏi phải đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Từ đó cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cũng phải được cải tiến cho phù hợp với pháp luật.

Môi trường pháp lý về cơ chế quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Chẳng hạn định mức chi tiêu của nhà nước vừa là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêu cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cấp chính quyền. Việc ban hành các định mức chi tiêu một cách hợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Hay như sự phân định trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý chi Ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Chỉ có trên cơ sở phân định, phân công trách nhiệm rõ ràng của từng cơ quan mới có thể tạo điều kiện cho việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cơ bản đạt hiệu quả, hạn chế gây lãng phí, thất thoát.

1.4. Một số kinh nghiệm về kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản ở Kho bạc Nhà nƣớc Pháp

Mô hình tổ chức và hoạt động của Kho bạc nhà nước Việt Nam hiện nay đang áp dụng tương tự như Kho bạc nhà nước cộng hoà Pháp. Qua nghiên cứu kinh nghiệm kiểm soát chi vốn đầu tư của Kho bạc nhà nước cộng hoà Pháp chúng ta có thể học tập, nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm trong kiểm soát chi đầu tư tại Kho bạc nhà nước ở Việt Nam.

1.4.1. Các căn cứ pháp lý

- Bộ luật Ngân sách nhà nước

- Dự toán ngân sách năm được nghị viện phê chuẩn từng Bộ chi tiêu. - Bộ luật hợp đồng thầu công ban hành năm 1962

- Dự toán chi hàng năm được Bộ chi tiêu phân bổ cho từng cơ quan trung ương và địa phương.

1.4.2. Trách nhiệm của Kho bạc nhà nước Pháp trong việc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản đầu tư xây dựng cơ bản

* Hồ sơ Chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước

Hồ sơ gửi một lần

- Phương án kỹ thuật đã được A-B thương thảo.

- Phương án tài chính của nhà thầu đã được kiểm soát viên tài chính kiểm tra (Trước khi Chủ đầu tư ký).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hợp đồng thầu công đã hoàn chỉnh (gồm A-B và kiểm soát viên tài chính ký).

Trong hợp đồng thể hiện công việc, khối lượng (yêu cầu kỹ thuật đã được thương thảo) giá ứng với khối lượng từng công việc. Không vượt quá giá trị dự toán của cơ quan Chủ đầu tư đã được phê duyệt hàng năm.

- Dự toán chi tiêu hàng năm.

Hồ sơ tạm ứng

Sau khi ký hợp đồng thầu công Chủ đầu tư gửi đến Kho bạc - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng của ngân hàng nhà thầu. - Giấy đề nghị tạm ứng và chứng từ chuyển tiền.

Hồ sơ thanh toán

Để được thanh toán, Chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Pháp:

- Hoá đơn thanh toán (Phản ánh khối lượng thực hiện, giá đơn theo giá trúng thầu)

- Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện. - Chứng từ chuyển tiền.

- Văn bản cam kết của người chuẩn chi trong trường hợp thanh toán lần cuối cùng.

* Trách nhiệm của Kho bạc nhà nước thể hịên trên các mặt:

- Tham gia uỷ ban đấu thầu, để nắm và kiểm tra ngay từ đầu giá trúng thầu. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, kiểm tra chứng từ chấp nhận thanh toán theo đề nghị của Chủ đầu tư, đến khi nhà thầu nhận được tiền, thu hồi vốn đã tạm ứng theo tỷ lệ.

- Kiểm soát khối lượng thực hiện so với khối lượng trong hồ sơ trúng thầu. Nếu khối lượng phát sinh ≤5% của gí trị hợp đồng. Nếu vượt quá 5% giá trị hợp đồng, Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ gửi kiểm soát viên tài chính kiểm tra để trình uỷ ban đấu thầu phê chuẩn và làm căn cứ xin bổ sung kinh phí vào dự toán chi tiêu năm sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kho bạc chỉ thanh toán từng lần hay lần cuối cùng trên cơ sở biên bản nghiệm thu khối lượng của Chủ đầu tư với nhà thầu trong phạm vi hợp đồng thầu công đã được xác định đã ký kết, và đơn giá trúng thầu được kiểm soát viên tài chính kiểm tra.

- Kho bạc Pháp không tham gia hội đồng nghiệm thu và không chịu trách nhiệm về khối lượng do nhà thầu thực hiện nghiệm thu của Chủ đầu tư.

- Khi kết thúc hợp đồng, Kho bạc có trách nhiệm giữ 5% giá trị hợp đồng bảo hành công trình của nhà thầu trên các tài khoản đặc biệt tại Kho bạc: Khi kết thúc thời hạn bảo hành, trên cơ sở cam kết của hai bên về nghĩa vụ bảo hành, Kho bạc tiến hành trích tài khoản đặc biệt trả cho nhà thầu (trường hợp không xảy ra hỏng hóc trong thời gian bảo hành) hoặc chi trả tiền sửa chữa theo dự toán đựơc xác định giữa hai bên nhà thầu và đơn vị sửa chữa (số còn lại chuyển trả nhà thầu).

Số tiền bảo hành công trình không được tính lãi trong thời gian tạm giữ ở tài khoản đặc biệt tại Kho bạc.

1.4.3. Bài học rút ra trong việc việc quản lý đầu tư thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc nhà nước cộng hoà Pháp vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc nhà nước cộng hoà Pháp

Từ những kinh nghiệm nêu trên, có thể rút ra bài học về quản lý đầu tư và kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản.

- Hệ thống luật pháp của cộng hòa Pháp xây dựng khá hoàn chỉnh và ổn định trên 30 năm.

- Chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan tham gia trong quá trình quản lý đầu tư được quy định rõ ràng, không chồng chéo nhau, chấp hành theo luật pháp.

- Ý thức chấp hành luật pháp của công chức đã có nề nếp.

- Trình tự đầu tư dự án từ khâu lập dự toán, triển khai đấu thầu, duyệt phương án kỹ thuật, lựa chọn phương án tài chính đến thanh quyết toán vốn đầu tư được pháp luật quy định trách nhiệm của Chủ đầu tư rất rõ ràng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thực hiện trình tự đầu tư dự án một cách nghiêm túc và chỉ triển khai các bước tiếp theo khi đã được Ngân sách nhà nước cân đối và phê chuẩn dự toán.

- Các cấp, các cơ quan nhà nước không can thiệp vào hoạt động nghiệp vụ kiểm soát chi của Kho bạc.

- Thủ tục thanh toán vốn đầu tư gọn, dễ thực hiện cho Chủ đầu tư và dễ kiểm soát cho Kho bạc nhà nước kiểm soát chi.

- Kho bạc nhà nước Pháp tham gia trong uỷ ban gọi thầu, giám sát trong quá trình đánh giá hồ sơ đấu thầu, nên nắm bắt ngay từ đầu tạo điều kiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư được thuận lợi.

- Không chịu trách nhiệm về khối lượng thực hiện và không tham gia hội đồng nghiệm thu khối lượng của dự án.

- Các khoản chi tiêu của dự án đều được kiểm soát viên tài chính (đặt tại bộ hoặc địa phương) kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp trước khi chuyển chứng từ ra Kho bạc nhà nước thanh toán cho người thụ hưởng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC

TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản và sự cần thiết của kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước?

- Thực trạng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ? Những tồn tại, hạn chế là gì? Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó?

- Các giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ là gì?

- Điều kiện đồng bộ để cho việc thực hiện giải pháp được thuận lợi?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Phú Thọ.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin về vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007-2011 và đề tài được thực hiện từ ngày 02 tháng 8 năm 2012 đến ngày 15 tháng 04 năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư xây dựng cơ bản

Kết quả đầu tư xây dựng cơ bản được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư thực hiện, ở các tài sản cố định được huy động hoặc năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ tăng thêm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Chỉ tiêu khối lượng dịch vốn đầu tư thực hiện:

Đó là tổng số tiền đã chi ra để tiến hành hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm: Chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà cửa cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị máy móc, để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt. phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện:

- Đối với công tác đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện ngắn thì số vốn đầu tư được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ công việc của quá trình thực hiện đầu tư kết thúc.

- Đối với công cuộc đầu tư quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài thì vốn đầu tư được tính cho từng giai đoạn, từng hoạt động của một công cuộc đầu tư đó hoàn thành.

- Đối với công cuộc đầu tư do Ngân sách nhà nước tài trợ để tính số vốn đã chi để được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện thì các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư phải đạt tiêu chuẩn và tính theo phương pháp sau đây:

+ Vốn cho công tác xây dựng:

Để tính chỉ tiêu này người ta phải căn cứ vào bảng đơn giá dự toán qui định của Nhà nước và căn cứ vào khối lượng công tác xây dựng hoàn thành.

Ivc=∑Qxi.Pi + Cin + W

Trong đó:

Qxi: là khối lượng công tác hoàn thành. Pi: là đơn giá dự toán

Cni: là chi phí chung W: là lãi định mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khối lượng công tác hoàn thành phải đạt các tiêu chuẩn sau:

 Khối lượng này phải có trong thiết kế dự toán, đã được phê duyệt phù hợp với tiến độ thi công.

 Đã cấu tạo vào thực thể công trình.

 Đã đảm bảo chất lượng quy định.

 Đã hoàn thành đến giai đoạn hoàn thành quy ước trong tiến độ đầu tư.

 Được cơ quan tài chính chấp nhận thanh toán.

+ Đối với công tác lắp đặt máy móc thiết bị:

Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện cũng tính toán tương tự như đối với công tác xây dựng:

Ivc=∑Qxi.Pi + Cin + W

Mức vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị máy móc được xác định bằng giá mua cộng với chi phí vận chuyển đến địa điểm tiếp nhận, chi phí bảo quản cho đến khi giao lắp từng bộ phận (đối với thiết bị lắp đặt phức tạp). Mức vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị máy móc cần lắp đặt được xác định giá mua cộng với chi phí vận chuyển đến kho của đơn vị sử dụng và nhập kho.

+ Đối với công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác:

Nếu có đơn giá thì áp dụng phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện như đối với công tác xây lắp.

Nếu chưa có đơn giá thì được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện theo phương pháp thực chi, thực thanh.

2.3.2. Một số chỉ tiêu chính phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cơ bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khái niệm hiệu quả của hoạt động đầu tư:

Hiệu quả của hoạt động đầu tư là phạm trù kinh tế phản ánh và khả năng bảo đảm thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhất định với chi phí nhỏ nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tùy vào cấp độ quản lý và mục đích sử dụng các kết quả để tính toán cho nên cần phải phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có thể được phản ánh ở góc độ:

+ Dưới góc độ vĩ mô hiệu quả là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra của dự án, đó chính là lợi nhuận mà dự án đó mang lại, Lợi nhuận là động lực hấp dẫn nhất của Chủ đầu tư.

- Chỉ tiêu đo hiệu quả:

Ta cần phân biệt rõ giữa hiệu quả tuyệt đối với hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối chính là hiệu quả thể hiện mối quan hệ giữa các kết quả đạt được do thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản với tổng số vốn đầu tư đó thực hiện.

Hiệu quả tuyệt đối thể hiện mối quan hệ giữa mức tăng hàng năm, giá trị sản lượng tăng thêm của các kết quả do thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản với tổng số vốn đầu tư đó thực hiện.

E=∆ ( V + M ) / K

Trong đó:

E: là hiệu quả tương đối vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

∆ ( V + M ): là mức tăng hàng năm giá tri sản lượng tăng thêm. K: là tổng số vốn đầu tư Xây dựng cơ bản đó thực hiện

- Hiệu quả kinh tế - xã hội:

Lợi ích kinh tế - xã hội của đầu tư là sự chênh lệch giữa các lợi ích mà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 114)