Một số chỉ tiêu chính phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư xây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ (Trang 36 - 114)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Một số chỉ tiêu chính phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư xây

Nếu có đơn giá thì áp dụng phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện như đối với công tác xây lắp.

Nếu chưa có đơn giá thì được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện theo phương pháp thực chi, thực thanh.

2.3.2. Một số chỉ tiêu chính phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cơ bản

- Khái niệm hiệu quả của hoạt động đầu tư:

Hiệu quả của hoạt động đầu tư là phạm trù kinh tế phản ánh và khả năng bảo đảm thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhất định với chi phí nhỏ nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tùy vào cấp độ quản lý và mục đích sử dụng các kết quả để tính toán cho nên cần phải phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có thể được phản ánh ở góc độ:

+ Dưới góc độ vĩ mô hiệu quả là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra của dự án, đó chính là lợi nhuận mà dự án đó mang lại, Lợi nhuận là động lực hấp dẫn nhất của Chủ đầu tư.

- Chỉ tiêu đo hiệu quả:

Ta cần phân biệt rõ giữa hiệu quả tuyệt đối với hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối chính là hiệu quả thể hiện mối quan hệ giữa các kết quả đạt được do thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản với tổng số vốn đầu tư đó thực hiện.

Hiệu quả tuyệt đối thể hiện mối quan hệ giữa mức tăng hàng năm, giá trị sản lượng tăng thêm của các kết quả do thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản với tổng số vốn đầu tư đó thực hiện.

E=∆ ( V + M ) / K

Trong đó:

E: là hiệu quả tương đối vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

∆ ( V + M ): là mức tăng hàng năm giá tri sản lượng tăng thêm. K: là tổng số vốn đầu tư Xây dựng cơ bản đó thực hiện

- Hiệu quả kinh tế - xã hội:

Lợi ích kinh tế - xã hội của đầu tư là sự chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với đóng góp mà nền kinh tế - xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư.

Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế.

Chi phí mà xã hội phải bỏ ra của dự án bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng các công việc khác trong tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư xem xét ở tầm vĩ mô:

Giá trị gia tăng (ký hiệu: NVA): Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư. NVA là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra với giá trị đầu vào.

NVA = O – (MI + Iv)

O: là giá trị đầu ra

MI: Chi phí thường xuyên Iv: Vốn đầu tư ban đầu

+ Các chi tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vi mô:

 Mức đóng góp cho ngân sách

 Mức tiết kiệm ngoại tệ

 Số lao dộng có việc làm trực tiếp của dự án

 Mức tăng năng suất lao động của người lao động làm việc trong dự án.  Mức nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ quản lý cán bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Tình hình chi đầu tƣ xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi Bắc bộ, với diện tích tự nhiện là 3.528km2. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha đất rừng là 140.186 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha. Tỉnh Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua đó là Sông Hồng, Sông Thao và sông Lô đó là một thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, chính điều kiện tự nhiên này tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hành hoá bằng đường thuỷ. Tỉnh Phú Thọ giáp ranh với nhiều tỉnh như Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc… các tỉnh này đều có tốc độ tăng trưởng ổn định là thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp trong tỉnh Phú Thọ tiêu thụ cùng với nó là việc giao thông với các tỉnh được thuận lợi.

Tỉnh Phú Thọ phát triển cả nông nghịêp và công nghiệp, là một tỉnh trung du miền Núi với khí hậu mát mẻ, thuận lợi làm nhiều mùa vụ nông nghiệp trong năm, phát triển nhiều loại hình chăn nuôi, là điều kiện tốt cho các giống cây trồng.

Gần kề với tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và Thái Nguyên đã được chọn làm nơi xây dựng khu công nghiệp hiện đại của đất nước bởi vì điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, các tuyến đường vận chuyển ngày càng được nâng cấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiền năng du lịch tại tỉnh Phú Thọ là rất lớn và chưa được khai thác một cách triệt để. Tỉnh Phú Thọ, ngoài khu di tích lịch sử Đền Hùng, còn có các tài nguên du lịch khác ví dụ như suối khoáng nóng ở Thanh Thuỷ… nếu khai thác tốt các tài nguyên du lịch này, tỉnh Phú Thọ sẽ thu hút được một số khách du lịch lớn. Đền Hùng là một di tích lịch sử mang rất nhiều tính nhân văn và cội nguồn, đó là cái nơi tâm linh của nhân dân cả nước.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 10,6% năm, cao hơn 0,8% so với giai đoạn 2001 - 2005 và đạt mức cao nhất từ trước tới nay (cao hơn 3,4% so với bình quân của toàn quốc).

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư với tốc độ nhanh, thể hiện là khâu đột phá theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Trong 5 năm đã thu hút 29,9 nghìn tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước 11,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,1% đầu tư của dân cư, tư nhân 7,7 tỷ đồng chiếm 25,7%, đầu tư trực tiếp nước ngoài 3,8 tỷ đồng, chiếm 12,8%, đầu tư bộ, ngành và doanh nghiệp nhà nước 7,3 tỷ đồng, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư xã hội.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, năm 2010 GDP ngành công nghiệp xây dựng chiếm 38,5%, dịch vụ 35,9%, nông lâm nghiệp 25,6%. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đại hội Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ: Tiếp tục sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo sự phát triển nhanh và bền vững phấn đấu xây dựng tỉnh Phú Thọ thành tỉnh giàu mạnh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Trong những năm qua công tác đầu tư phát triển được hết sức quan tâm, phát huy mọi nguồn lực cho đầu tư xây dựng. Chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn và có xu hướng ngày càng tăng. (chi Ngân sách nhà nước cho đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tư xây dựng cơ bản bình quân mỗi năm khoảng 700 tỷ, chiếm gần 30% tổng chi Ngân sách nhà nước của tỉnh). Hàng năm trung bình có khoảng 70 dự án, công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trung ương, khoảng trên 400 công trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương được kiểm soát thanh toán qua Kho bạc nhà nước.

Tình hình chi đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN tỉnh Phú Thọ từ năm 2007 - 2011.

Bảng 3.1: Số liệu kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tỉnh Phú Thọ (giai đoạn 2007-2011) STT Chỉ tiêu Kế hoạch vốn đầu tƣ (tỷ đồng) Thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1 Năm 2007

- Ngân sách trung ương - Ngân sách địa phương

385.893 156.897 228.996 362.912 139.128 223.784 94 88,7 97,7 2 Năm 2008

- Ngân sách trung ương - Ngân sách địa phương

484.324 173.653 310.671 407.021 146.340 260.681 84,1 84,3 83,9 3 Năm 2009

- Ngân sách trung ương - Ngân sách địa phương

731.664 185.925 545.739 576.555 175.060 401.495 78,8 94,1 73,6 4 Năm 2010

- Ngân sách trung ương - Ngân sách địa phương

806.917 190.375 616.542 642.838 163.294 479.544 79,7 85,8 77,8 5 Năm 2011

- Ngân sách trung ương - Ngân sách địa phương

967.109 171.547 795.562 828.781 164.564 664.217 85,7 95,9 83,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhiều công trình quan trọng đã được hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy vậy công tác đầu tư trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế như chính sách thu hút đầu tư, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, công tác đền bù giải phóng mặt bằng... còn nhiều bất cập. Việc phân bổ nguồn lực đầu tư chưa hợp lý, chưa tập trung mạnh vào các lĩnh vực chủ yếu, tạo mũi nhọn đột phá, phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, chưa thực sự tạo ra môi trường thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư. Việc huy động các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn còn hạn chế, chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư từ ngân sách trung ương hỗ trợ. Nợ đọng xây dựng cơ bản khá lớn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Công tác quản lý đầu tư trong tất cả các khâu còn nhiều hạn chế, nhiều dự án đầu tư hiệu quả kinh tế xã hội thấp, tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư vẫn xảy ra.

Từ tình hình trên đòi hỏi các cấp các ngành cần quan tâm, có các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển trên địa bàn.

3.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nƣớc tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Quy trình thông báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Việc phân bổ, thẩm tra kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay được thực hiện Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn Ngân sách nhà nước và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

*) Phân bổ nguồn vốn cho các dự án.

Sau khi Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư các năm, các Bộ ngành và địa phương tiến hành phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án.

- Đối với vốn đầu tư thuộc Trung ương quản lý: Sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách hàng năm, các Bộ phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước, dự án nhóm A và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm.

- Đối với vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý: Ủy ban nhân dân các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm. Riêng đối với các dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nếu có) và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương còn phải tuân thủ các quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng của từng nguồn vốn đầu tư.

+ Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do tỉnh quản lý trước khi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Phòng Tài chính Kế hoạch huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện quản lý.

*) Thẩm tra phân bổ vốn đầu tư - Sau khi phân bổ vốn đầu tư:

+ Các Bộ gửi kế hoạch vốn đầu tư về Bộ Tài chính và Kho bạc nhà nước (trung ương). Kho bạc nhà nước chuyển kế hoạch vốn các dự án (có chi tiết theo mã chương, mã dự án đầu tư và ngành kinh tế (loại, khoản) của các Bộ về Kho bạc Nhà nước địa phương để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn;

+ UBND các tỉnh gửi kế hoạch vốn đầu tư về Bộ Tài chính, đồng gửi Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước (tỉnh) để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn;

+ UBND các huyện gửi kế hoạch vốn đầu tư về Sở Tài chính, đồng gửi Phòng Tài chính Kế hoạch và Kho bạc nhà nước (huyện) để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn.

+ Đồng thời với việc gửi kế hoạch cho các cơ quan nêu trên, các Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp giao chỉ tiêu kế hoạch cho các Chủ đầu tư để thực hiện.

- Đối với dự án do các Bộ quản lý.

+ Sau khi nhận được kế hoạch phân bổ vốn đầu tư của các Bộ, Kho bạc nhà nước triển khai công tác kiểm soát thanh toán theo quy định. Trường hợp dự án không đủ thủ tục đầu tư, Kho bạc nhà nước không thanh toán.

+ Bộ Tài chính sẽ có ý kiến thẩm tra phân bổ gửi các Bộ trong thời hạn 5 ngày làm việc sau khi nhận được kế hoạch phân bổ vốn đầu tư của các Bộ. Trường hợp có dự án phân bổ không đúng quy định, Bộ Tài chính có ý kiến để Kho bạc nhà nước dừng thanh toán, nếu đã thanh toán thì thực hiện thu hồi số vốn đã thanh toán cho dự án đó. Các Bộ có trách nhiệm chỉ đạo Chủ đầu tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các dự án được phân bổ vốn không đúng quy định hoàn trả Ngân sách nhà nước số vốn đã thanh toán và chịu trách nhiệm về hậu quả do việc phân bổ không đúng quy định gây ra.

- Đối với các dự án thuộc tỉnh, huyện quản lý:

Trong quá trình tham gia với các đơn vị liên quan về kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch đồng thời thực hiện luôn nhiệm vụ thẩm tra kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trước khi các cơ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ (Trang 36 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)