C. Giao dịch tại hệ thống Banknetvn và Smartlink 1 Giao dịch tại ATM
a. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, các chính sách về tổ chức, quản lí, điều hành hệ thống thanh toán
hệ thống thanh toán
Thị trường thẻ là một thì trường khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên, đây là thị trường cạnh tranh khá quyết liệt bởi các ngân hàng đều nhận thức vai trò quan trọng của việc nắm giữ thị phần thẻ trong hiện tại đối với sự thành công của kinh doanh trong tương lai.
Theo Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, để dịch vụ thẻ phát triển, trước hết cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho mọi hoạt động của dịch vụ thẻ, trong đó có các giao dịch liên quan đến thương mại điện tử. Chính phủ cần vạch ra một lộ trình hội nhập nhất định, theo đó, cần có những văn bản pháp quy cụ thể (như luật giao dịch, thanh toán điện tử, chữ kí điện tử…) nhằm quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Chính phủ cần hoàn thiện, xây dựng cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh toán trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội, ban hành luật thanh toán, luật giao dịch điện tử, các văn bản dưới luật để xử lý tổng thể phạm vi và điều chỉnh các đối tượng tham gia, tạo ra những kích thích mang tính đòn bẩy khuyến khích các giao dịch thông qua thẻ ATM. Nhà nước phải tổ chức quản lí, kiểm soát mạng lưới tự phục vụ (ATM, các điểm bán hàng (POS)) và liên kết với các hệ thống EFT (chuyển tiền điện tử – Electronic Fund Transfer) khác nhằm đảm bảo bình đẳng cho các chủ thẻ tham gia kinh doanh.
Hiện nay Ngân hàng và người sử dụng vẫn phải giao dịch với nhau trên cơ sở pháp lý là quy chế phát hành thẻ đã được Ngân hàng Nhà nước ban hành cách đây 7 năm. Trong quy chế đó, không có điều khoản nào buộc các ngân hàng phải bảo đảm chất lượng dịch vụ, Ngân hàng Nhà nước chỉ làm một việc là cấp phép, các vấn đề nảy sinh sau đó như chất lượng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi chủ thẻ... chưa được quan tâm. Và Ngân hàng Nhà nước cũng chưa có bất kỳ quy định nào ràng buộc các ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ phải trang bị camera an ninh tại nơi đặt máy ATM. Do đó, Chính phủ cần có những chính sách, quy định việc bảo vệ an toàn của người tham gia, những ràng buộc giữa các bên liên quan đến những sai sót, vi phạm vô tình hoặc cố ý gây nên rủi ro cho chính bản thân người chủ thẻ hoặc các chủ thể khác, kể cả những quy định liên quan đến những tầng lớp dân cư không
phải là chủ thẻ cũng có thể gây nên tổn thất, rủi ro cho ngân hàng như làm hỏng các trang thiết bị giao dịch tự động đặt tại nơi công cộng.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách miễn thuế đối với khoản thu dịch vụ thanh toán thẻ ghi nợ nộ địa, qua đó các ngân hàng có điều kiện giảm phí cho khách hàng để mở rộng dịch vụ này. Ngoài ra, để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đạt hiệu quả cao, cần phải có chế tài bắt buộc các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp phải mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng thương mại, đồng thời mở tài khoản cá nhân cho các nhân viên của mình. Chính phủ nhiều nước cũng đã có quy định các khoản chi tiêu ngân sách phải sử dụng phương tiện thanh toán điện tử.
Một cách quyết liệt hơn, Chính phủ cũng nên có những biện pháp hành chính nào đó ví dụ như quy định nộp thuế ổn định từ 01 triệu đồng/tháng trở lên phải thanh toán chuyển khoản qua kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại, thắt chặt quản lý tiền mặt, tăng chi phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác.