Kiến nghị đối với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 94 - 102)

- NHNT Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách đặc biệt là các cơ chế chính sách trong hoạt động tín dụng để các Chi nhánh có thể chủ động hơn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác. Cụ thể:

• Hoàn thiện quy trình tín dụng theo hướng đơn giản hoá, giảm thời gian cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và tính thống nhất trong việc áp dụng đối với toàn hệ thống. Hiện nay, quy trình tín dụng của NHNT Việt nam còn một số điểm bất cập: như thiếu tính gắn kết giữa các bộ phận, khiến khách hàng phải mất nhiều trong thời gian trong giao dịch, hoặc một bộ phận kiêm cả chức năng kinh doanh lẫn kiểm soát... Trong thời gian tới, NHNT Việt nam tiến hành giao dịch theo hình thức “một cửa”. Với hình thức này, hồ sơ vay vốn của khách hàng sẽ được bộ phận quan hệ khách hàng tiếp nhận sau đó thẩm định và chuyển hồ

sơ cho bộ phận quản trị rủi ro tái thẩm định. Cuối cùng hồ sơ sẽ được chuyển cho Giám đốc hoặc phó Giám đốc phụ trách tín dụng duyệt. Bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết nhu cầu của khách hàng có được đáp ứng hay không. Mô hình này sẽ giảm thời gian cho khách hàng đồng thời tăng tính kiểm soát giữa các bộ phận tác nghiệp, năng lực cán bộ của từng vị trí sẽ được phát huy, hiệu quả công việc được nâng cao hơn.

• Hệ thống chấm điểm và phân loại khách hàng cần được hoàn thiện theo hướng tăng tính khách quan, minh bạch, sát thực và đầy đủ của các chỉ tiêu đánh giá tránh tình trạng đánh giá mức độ rủi ro, xếp loại khách hàng khi chưa đủ cơ sở, còn mang tính chủ quan và phiến diện như hiện nay. Bên cạnh đó, NHNT Việt nam phải nâng cao hơn nữa hiệu quả của hệ thống chấm điểm tín dụng đối với các chi nhánh. Dựa trên kết quả đánh giá của hệ thống này, NHNT Việt nam sẽ có những biện pháp chấn chỉnh và phát hiện những sai phạm kịp thời nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của từng chi nhánh.

• Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hoá cụ thể mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Có các cảnh báo về rủi ro theo từng khối kinh doanh cho các chi nhánh và công ty trực thuộc; xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng chung cho toàn hệ thống

- NHNT Việt Nam cần sớm xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thông tin quản lý đảm bảo cập nhật, chính xác và đầy đủ. Hệ thống thông tin này được tập trung tại Hội sở chính, kết nối trực tuyến với các chi nhánh trên cơ sở mạng máy tính nội bộ (LAN). Nội dung hệ thống này bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng. Với trình độ công nghệ chưa đồng bộ giữa các ngân hàng như hiện nay thì NHNT có thể thiết kế những mẫu biểu thông tin riêng phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ riêng của mình trong đó bám sát các nội dung khoa học chung của các vấn đề báo cáo và đặc biệt phải bám sát quy định chung của quốc tế. Mặt khác, hệ thống thông tin này lại còn phải phù hợp với các yêu cầu báo cáo chung của NHNN.

- NHNT Việt Nam cần tạo điều kiện cho các Chi nhánh trong công tác đào tạo cán bộ nói chung và cán bộ quản lý rủi ro nói riêng. Với sự ra đời của Trung tâm đào tạo, NHNT cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn cung cấp nền tảng kiến thức toàn diện cho các cán bộ trong đó có các khoá đào tạo chuyên sâu về mảng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- NHNT Việt Nam cũng cần tạo điều kiện hơn nữa cho các chi nhánh trong toàn hệ thống trong việc đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản, xây mới và tu sửa lại các trụ sở làm việc, đầu tư trang thiết bị để xây dựng một hình ảnh ngân hàng ngoại thương hiện đại, năng động, đáng tin cậy đồng hành cùng các khách hàng trên con đường kinh doanh.

KẾT LUẬN

Mặc dù hoạt động cho vay tiêu dùng được phát triển tại Việt Nam trong khoảng 10 năm gần đây nhưng nó đã mang lại những hiệu quả kinh tế xã hội rất thiết thực. Hoạt động này không chỉ đem lại một khoản thu nhập không nhỏ cho các NHTM mà còn tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. CVTD một mặt trở thành biện pháp kích cầu có hiệu quả, mặt khác lại có tác dụng khơi thông nguồn vốn, đa dạng hóa sản phẩm cho vay tại các ngân hàng từ đó phân tán rủi ro làm giảm tổn thất cho các ngân hàng.

Trước sức ép cạnh trạnh ngày càng gay gắt giữa các NHTM, NHNT Hà Nội cần phải nhận thức và đánh giá đúng mức sự cần thiết phải mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thành công trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn nhiều tồn tại cần phải giải quyết do những nguyên nhân khách quan và chủ quan gấy ra.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay tại NHNT Hà Nội, những giải pháp, kiến nghị được trình bày luận văn này sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng cho vay tiêu dùng an toàn, hiệu quả hơn

1. TS. Phan Thị Thu hà – TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Giáo trình NHTM quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội

2. GS.TS Lê Văn Tư, Giáo trình ngân hàng thương mại , Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội

3. NHNTVN ( 2007 - 2011), Báo cáo thường niên

4. NHNTVN ( 2007- 2011), Báo cáo tín dụng

5. NHNTVN (2006), Quy trình tín dụng

6. Frederic Smishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

7. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà Xuất bản tài chính, Hà Nội

8. Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng ( 1998), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

9. Các văn bản nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và những hướng dẫn của NHNTVN.

Các chỉ tiêu Thang điểm Điểm tối đa Nhóm chỉ tiêu về thông tin cá nhân, nhân thân của khách hàng 283

1 Tuổi Từ 18 đến 25 Trên 25 đến 40 Trên 40 đến 55 Trên 55

12 35 47 24 47

2 Trình độ học vấn Trên đại học Đại học, cao đẳng Trung cấp, trung học Dưới trung học

47 35 12 -12 47

3 Phương tiện đi lại Ô tô riêng/ ôtô cơ quan đưa đón riêng Phương tiện khác

59 12 59

4 Tình trạng nhà ở Chủ sở hữu Đi thuê Với gia đình Khác

59 24 12 0 59

5 Tình trạng hôn nhân Đã lập gia đình Độc thân Li dị Goá

47 12 0 0 47

6 Số người sống phụ thuộc

0 người 1-2 người 3-5 người Trên 5 người

12 24 12 -12 24

7 Vị trí công tác trưởng đơn vị, lãnh đạoThủ trưởng/ phó thủ cấp vụ hoặc tương đương)

đương; chuyên viên chính; Chuyên gia

doanh nhỏ, công nhân

tay nghề cao, sinh viên gian, công nhân, nội trợ, nghỉ hưu…)

71 47 24 0 71

8 Nơi làm việc

Các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị vũ trang TW, TP Hà nội, HCM,

Bộ, Ngành

Các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị vũ trang cấp Tỉnh, Thành phố, cấp Quận của TP Hà Nội, HCM Các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị vũ trang cấp quận,huyện, thị xã, phường. Các nơi khác Doanh nghiệp qui mô lớn

có xếp hạng A trở lên theo hệ thống xếp hạng

tín dụng doanh nghiệp của VCB

Tổng công ty nhà nước; DN đó niêm yết trên TTGD chứng

khoán TP HCM; Các NHTM, Cty bảo hiểm cú vốn điều lệ tối thiểu 1000 tỷ VND; Cty tài chính, Cty Chứng khoán có

vốn điều lệ tối thiểu 200 tỷ VND; DN 100% đầu tư nước

ngoài; Các tổ chức quốc tế hoạt động tại VN

Các doanh nghiệp khác

47 35 24 12 47 10 Thời gian làm ở đơn

vị hiện tại

≥ 5 năm 3-dưới 5 năm 1-dưới3 năm Dưới 1 năm, nghỉ hưu,

thất nghiệp 47 35 24 12 47 11 Thu nhập hàng năm của cá nhân Từ 120 triệu đồng trở lên Từ 60 - dưới 120 triệu đồng Từ 36 - dưới 60 triệu đồng Từ 12 - dưới 36 triệu đồng 115 83 47 12 115 12 Giá trị nhà đang sở hữu

≥5 tỷ đồng 3 - dưới 5 tỷ đồng 1 - dưới 3 tỷ đồng dưới 1 tỷ đồng

95 59 35 24 95

13

Số dư bình quân 12 tháng gần nhất của tiền gửi tại VCB và các GTCG do VCB

phát hành

≥500 triệu đồng Từ 100- dưới 500 triệu đồng Từ 20-dưới 100 triệu

đồng < 20 triệu đồng

71 47 24 0 71

14 Tổng nợ hiện tại Dưới 100 triệu đồng

Từ 100-dưới 500 triệu đồng Từ 500- dưới 1.000 triệu đồng Từ 1.000 triệu đồng trở lên 47 12 0 -12 47

15

Nơi làm việc của Vợ/Chồng (nếu độc

thân, li dị, góa cho điểm 12) TW, TP Hà nội, HCM, Bộ, Ngành Tỉnh, Thành phố, cấp Quận của TP Hà Nội, HCM đơn vị vũ trang cấp quận,huyện, thị xã, phường. Các nơi khác Doanh nghiệp qui mô lớn

có xếp hạng A trở lên theo hệ thống xếp hạng

tín dụng doanh nghiệp của VCB

TCTy nhà nước; DN đó niêm yết trên TTGD chứng khoán

TP HCM; Các NHTM, Cty bảo hiểm có vốn điều lệ tối thiểu 1000 tỷ VND; Cty tài chính, Cty Chứng khoán có vốn điều lệ tối thiểu 200 tỷ VND; DN 100% vốn đầu tư nước ngoài; Các tổ chức quốc

tế hoạt động tại VN

Các doanh nghiệp khác

47 35 12 0 47

Nhóm chỉ tiêu về lích sử vay vốn và sử dụng dịch vụ ngân hàng 130

16 Tình hình trả nợ với các tổ chức tín dụng

Chưa bao giờ quá hạn

Chưa bao giờ

giao dịch vay vốn Đã từng có nợ quá hạn Đang có nợ quá hạn

VCB 1 năm gần đây

24 12 12 -12 24

18 Các dịch vụ sử dụng của VCB

Nhận lương qua tài khoản và sử dụng thẻ tín dụng

của VCB

Nhận lương qua tài khoản tại VCB

Có tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản thanh

toán hoặc Thẻ

Không có gì

59 35 12 0 59

Tổng điểm 1000

Thang điểm Xếp loại Mức độ rủi ro

930-1000 A+ Rất thấp 820-929 A Thấp 710-819 A- Thấp 600-709 B+ Trung bình 490-599 B Trung bình 380-489 B- Trung bình 270-379 C+ Cao 160-269 C Cao 50-159 C- Rất cao <50 D Rất cao

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w