Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại diễn ra rất gây gắt, khách hàng có nhiều sự lựa chọn ngân hàng để vay. Điều này rất bất lợi cho các ngân hàng nhà nước với quy trình, quy chế cho vay rườm rà, nhiều thủ tục, trong khi đó các ngân hàng cổ phần có chính sách cho vay rất thoáng nên có được tỷ trọng cho vay tiêu dùng chiếm khá cao. Do đó, để cạnh tranh được với các ngân hàng cổ phần về sản phẩm cho vay tiêu dùng, Vietcombank không ngừng hoàn thiện quy trình, quy chế cho vay của mình theo hướng phù hợp với đối tượng khách hàng, đủ thông thoáng để đáp ứng nhu cầu khách hàng vay nhưng cũng đủ để bảo vệ quyền lợi, sự an toàn vốn của ngân hàng trước rủi ro tín dụng.
Việc cạnh tranh trong sản phẩm cho vay tiêu dùng, vấn đề lãi suất ngày càng có sự không chênh lệch nhiều giữa các ngân hàng và ngày càng trở nên thứ yêu trong sự lựa chọn của khách hàng vay, khách hàng vay sẽ chọn lựa dịch vụ ở đâu có thời gian phục vụ nhanh nhất, hồ sơ thủ tục đơn giản, đa dạng sản phẩm để lựa chọn và được tư vấn tài chính hiệu quả. Nhằm đẩy nhanh thời gian phục vụ khách hàng cần quy định mức không chế thời gian thực hiện đối với từng loại nghiệp vụ trong từng khâu thực hiện, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, phòng ban có liên quan trong công tác tín dụng, phải có sự hỗ trợ lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phát triển của Vietcombank. Xoá bỏ tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm hoặc gây mâu thuẫn lẫn nhau làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Để làm được điều này, quy trình nên cần thiết có sự phân định một cách rõ ràng ranh giới quyền hạn, trách nhiệm
của mỗi bộ phận do quy trình cho vay gồm có nhiều bộ phận tham gia vào. Tránh những quy định chung chung như hai bộ phận phối hợp xử lý một khâu nào đó thì sẽ dẫn đến tình trạng ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm.
Việc đơn giản hoá thủ tục giấy tờ, đẩy nhanh thời gian giải quyết hồ sơ phải đi đôi với việc quản lý giảm thiểu rủi ro nên cần xây dựng cụ thể rõ ràng phương pháp quản trị khoản vay tiêu dùng hiệu quả:
- Duy trì liên hệ thường xuyên với khách hàng: Quy định Cán bộ tín dụng phải thường xuyên liên hệ với khách hàng (trung bình 1lần/tháng) là cách hiệu quả để có thông tin về tình hình tài chính của khách hàng
- Quy định cán bộ tín dụng phải thực hiện tái định giá tài sản đảm bảo định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần tùy loại tài sản đảm bảo, nếu giá trị tài sản giảm thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm khác hoặc giảm dư nợ vay xuống nhằm đảm bảo an toàn tín dụng cho Ngân hàng.
- Thực hiện chính sách quản lý khoản vay an toàn, hạn chế rủi ro: đối với những khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, nên đề nghị khách hàng mua bảo hiểm thiệt hại về tài sản trong suốt thời gian vay, người thụ hưởng là ngân hàng
- Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ.