Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 68 - 75)

Hạn chế

Thứ nhất, hạn chế về qui mô

Tốc độ tăng trưởng cả vế số lượng khách hàng cũng như dư nợ tín dụng tại chi nhánh cho thấy cho vay tiêu dùng có phát triển nhưng chưa thực sự được mở rộng tương xứng với nhu cầu của thị trường và tiềm lực của chi nhánh. Theo số liệu thống kê từ 2007 – 2011, t ỷ trọng CVTD chiếm từ 5 % đến 12% so với tổng dư nợ. Nếu tiếp tục so sánh con số này so với sự phát triển của một số ngân hàng khác trong mảng thị trường này thì không chỉ chi nhánh mà cả Vietcombank thì đây vẫn chưa phải là lĩnh vực kinh doanh trọng tâm.

Bên cạnh đó, với mức sống, mức thu nhập của người dân trên địa bàn Hà Nội ngày càng được cải thiện. Điều đó có ý nghĩa lớn cho việc mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng trong tương lai của chi nhánh.

Thứ hai, hạn chế về sản phẩm

So với các ngân hàng có thế mạnh về tiêu dùng trên thị trường thì danh mục sản phẩm cho vay của ngân hàng vẫn còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm này còn mang nặng tính truyền thống ( cho vay mua

nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô, du học…), mà chưa có tính đột phá về loại sản phẩm cung ứng. Bên cạnh đó, các điều kiện trong mỗi sản phẩm còn khá chung chung, chưa có sự rõ ràng cho từng loại khách hàng mà ngân hàng muốn hướng tới. Cụ thể là:

- Đối với cho vay CBCNV, việc giới thiệu chung chung, chưa có trọng tâm nên chưa thu hút được nhiều đối tượng khách hàng.

- Nhìn vào bảng 2.4 ( cơ cấu cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn), ta thấy tỉ lệ cho vay ngắn hạn nhiều hơn nhiều so với cho vay dài hạn. Một phần cho thấy nhu cầu chính của khách hàng khi tới chi nhánh chủ yếu là nhu cầu vay ngắn hạn. Tuy nhiên nếu xét về khía cạnh khác thì đây cũng có thể được coi là một hạn chế của chính bản thân ngân hàng. Đó là các gói sản phẩm mang tính dài hạn chưa được quan tâm trong việc đa dạng hoá sản phẩm. Để từ đó thu hút nhiều hơn nữa sự ưa chuộm những sản phẩm này, đồng thời tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Thứ ba, mức cho vay của ngân hàng còn thấp

Mỗi khoản cho vay thông thường chỉ là 70% giá trị tài sản đảm bảo ( tuỳ vào loại tài sản đảm bảo, tối đa là 90%), nhưng trên thực tế giá trị của khoản vay này còn rất hạn chế, giao động từ 50- 60%. Điều này không làm thoả mãn được nhu cầu vốn của khách hàng.

Thứ tư, nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng có tiềm năng nhưng vẫn chưa được chi nhánh khai thác hiệu quả.

Nhu cầu cho con đi du học ngày càng phổ biến, được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, tuy nhiên sản phẩm cho vay du học không được chú trọng, dư nợ của sản phẩm này bằng không

Cho CBCNV vay tiêu dùng được triển khai chủ yếu là cán bộ vietcombank, ngân hàng chưa mở rộng đối tượng cho vay ngoài ngân hàng. Trong khi đó, một số ngân hàng khác như HSBC, ACB…sản phẩm cho vay CBCNV thực sự phát triển có hiệu quả

Nguyên nhân

Ngân hàng TMCP Ngoại thương vẫn được biết đến là ngân hàng chủ yếu cho vay bán buôn, cho vay đầu tư và thanh toán xuất nhập khẩu hơn là cho vay khách hàng cá nhân nhỏ lẻ. Mặc dù dư nợ CVTD tại VCB Hà Nội năm sau cao hơn năm trước nhưng tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nơ thấp ( dao động ở mức 5% – 13%) . Dư nợ thực tế về hoạt động CVTD của VCB Hà Nội cho thấy hoạt động này chưa được quan tâm phát triển

Việc ngân hàng chưa chú trọng phát triển CVTD còn thể hiện ở chỗ phân bổ số lượng cán bộ trong lĩnh vực này còn rất ít ( bình quân một cán bộ tín dụng phải quản lý từ 60 đến 100 khách hàng), mà đặc thù của hoạt động cho vay này là số lượng món vay lớn, vì vậy số lượng cán bộ làm công tác này cũng phải tương ứng với yêu cầu đó. Bên cạnh đó, việc cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng được thực hiện đơn lẻ, tự phát theo từng chi nhánh, không có sự thống nhất về sản phẩm từ trên xuống và đảm bảo tính thống nhất trên toàn hệ thống như các NHTM khác và các ngân hàng nước ngoài. Hơn nữa, việc cho vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng lại được thực hiện tại phòng thanh toán thẻ, dẫn đến việc quản lý khách hàng vay chua được tập trung, gây khó khăn trong việc đánh giá nhu cầu khách hàng về các sản phẩm mà ngân hàng đang cung cấp để từ đó có chiến lược phát triển sản phẩm có ưu thế.

Sản phẩm còn nhiều hạn chế, chưa đa dạng

Sản phẩm còn nghèo nàn, tính tiện ích chưa cao, một số sản phẩm dịch vụ cũng phức tạp về thủ tục, thời xử lý kéo dài, chưa thực sự làm hài lòng khách hàng. Đây là khó khăn của cả hệ thống, đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ từ phía Ngân Hàng TMCP Việt Nam. VCB Hà Nội chỉ mới tập trung ở một số sản phẩm tiêu dùng truyền thống như mua nhà đất và sửa chữa nhà ở, mua ô tô trả góp. Nghĩa là Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở tài trợ cho một số mục đích nhất định chứ chưa khai thác được nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của người dân. Các hình thức cho vay khác như cho vay thấu chi, vay du học, vay để đi xuất khẩu lao động chưa được phát triển, mặc dù nhu cầu về các dịch vụ này rất cao và được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai. Việc tập trung phát triển vào một số sản phẩm như hiện nay

còn làm cho độ rủi ro của các sản phẩm này tăng lên. Nên ngân hàng vẫn còn e ngại chưa thực sự quyết liệt trong việc nhắm vào thị trường cho vay này.

Thêm vào đó trong các sản phẩm cho vay tiêu dùng hiện hành của Vietcombank cũng có những hạn chế khó triển khai như là:

- Đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, có vấn đề hạn chế ở đây là mức cho vay thấp do phụ thuộc rất lớn vào giá trị định giá tài sản đảm bảo. Hiện nay Vietcombank đang áp dụng khung giá nhà ở, đất ở của mình dựa vào khung giá quy định của UBND các tỉnh thành có điều chỉnh theo giá thị trường bằng cách nhân thêm vào một hệ số K, tuy nhiên, để cẩn trọng Vietcombank đã quy định hệ số K này ở mức rất an toàn (K tối đa 3 lần cho Hà nội và TP. Hồ Chí Minh nếu vượt mức này thì phải do Hội đồng Tín dụng Cơ sở quyết định), dẫn đến mức định giá tài sản đảm bảo rất thấp và khá phức tạp.

- Đối với sản phẩm vay mua nhà đất, có hạn chế không cần thiết là chỉ khoanh vùng cho vay đối với nhà đất thuộc dự án quy hoạch mà chủ đầu tư dự án có ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Vietcombank trong khi nhu cầu mua nhà đất của người dân là muôn hình vạn trạng trong bối cảnh đất đai cả nước chưa hề được quy hoạch một cách toàn diện. Thời hạn cho vay 15 năm là chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng vay, do chênh lệch giữa thu nhập của người dân và giá bất động sản quá lớn. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay đã có nhiều sản phẩm có thời gian vay lên đến 20, 25 năm.

- Đối với sản phẩm cho vay cán bộ quản lý điều hành và cán bộ công nhân viên có những điều kiện hạn chế bất cập là người quản lý điều hành phải giữ chức vụ 6 tháng trở lên mới được, hay cán bộ công nhân viên phải làm việc tại cơ quan đó 12 tháng trở lên mới thỏa điều kiện. Thời hạn cho vay bị khống chế trên thời gian còn lại của hợp đồng lao động có vẻ hợp lý nhưng lại bất cập, hiện nay đa số doanh nghiệp ký hợp đồng có thời hạn sau đó liên tục tái ký vậy nếu xét như Vietcombank thì thời gian vay vốn quá ít từ đó số tiền vay nhỏ xuống nhiều, trong khi thực tế cán bộ công nhân nhân viên đó hay cán bộ quản lý kia nếu họ có năng

lực thực sự thì xác suất để họ luôn sẵn sàng có bất cứ công việc nào tương tự với một mức thu nhập tương tự là không nhỏ.

Do đó, Vietcombank cần chú trọng đầu tư phát triển hơn nữa các sản phẩm dịch vụ cá nhân và nhất là trong giai đoạn hiện nay: kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, mức sống người dân tăng cao, nhu cầu giao dịch qua ngân hàng ngày càng phổ biến.

Quy chế cho vay tiêu dùng chưa phù hợp với khách hàng

Vietcombank từ trước đến nay với thế mạnh của mình nên chỉ chú trọng tín dụng bán buôn, quy trình quy chế luôn cải tiến phù hợp theo khách hàng là doanh nghiệp, khi nhận thức được thị trường bán lẻ là một thị trường đầy tiềm năng phát triển và sẽ là đích chính hướng đến trong tương lai, Vietcombank đã từng bước các quy trình, quy chế cho vay tiêu dùng, nhưng chủ yếu là rập khuôn từ quy trình cho vay bán buôn sang, nên hiện nay quy chế quy trình cho vay tiêu dùng của Vietcombank tuy đã từng bước được cải thiện, nhưng còn chịu giới hạn trong khung quy định của Vietcombank, chúng vẫn còn tồn đọng những điều khoản hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, như về mức cho vay, thời hạn vay, loại vay, yêu cầu đòi hỏi hồ sơ chứng từ chứng minh thu nhập, chứng minh sử dụng vốn quá khắt khe gây trở ngại khách hàng, việc định giá giá trị tài sản đảm bảo rất thấp so với các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn mà không theo thị giá, theo độ thanh khoản…Đối tượng vay vốn của ngân hàng chỉ tập trung vào một số khách hàng có quan hệ giao dịch với ngân hàng, thường là những người có thu nhập cao. Còn đối với loại hình cho vay tín chấp thì khách hàng chủ yếu là CBNV của chính VCB, và một số trường hợp đặc biệt khác. Chính sự hạn chế về đối tượng vay vốn đã khiến cho dư nợ của hoạt động CVTD của ngân hàng thấp.

Do đó, để cạnh tranh được với các ngân hàng cổ phần về sản phẩm cho vay tiêu dùng, Vietcombank không ngừng hoàn thiện quy trình, quy chế cho vay của mình, tích cực áp dụng chính sách cho vay mở và nhận thức được thị trường bán lẻ này là một thị trường đầy tiềm năng phát triển, nhằm quảng bá thương hiệu Vietcombank trong người dân.

Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội cũng chưa có chính sách giao tiếp khuếch trương, chưa có hoạt động marketing cụ thể nhằm thu hút khách hàng cá nhân, khuyến khích họ vay vốn ngân hàng, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần khác lại đang rất chú trọng phát triển loại hình dịch vụ này. Hạn chế này làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc phát triển thị trường cho vay tiêu dùng, thậm chí còn có khả năng bị chia sẻ thị phần.

Tâm lý và thói quen của người dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ trước tới nay người dân Việt Nam nói chung đặc biệt là người dân phía Bắc có thói quen tích lũy tiền bạc để dự phòng trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra, họ chỉ mua hàng hóa dịch vụ có chất lượng cao, trị giá lớn khi họ tích lũy đủ tiền chứ không đi vay để tiêu dùng. Khi có khó khăn về tài chính thì họ thường nghĩ ngay đến người thân như bố mẹ, anh chị em, bạn bè vì họ không muốn có gánh nặng tâm lý phải trả lãi sau khi đi vay, do đó họ ít khi tìm đến ngân hàng và chỉ khi thực sự không còn nơi vay thị họ mới nghĩ đến ngân hàng. Chính thói quen tiêu dùng và tiết kiệm này đã tạo nên những rào cản cho các ngân hàng trong việc tiếp cận khách hàng, có tác động không thuận lợi đến việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

Ngoài ra, hiện nay mức thu nhập của CBNV làm cho các cơ quan nhà nước của Việt Nam rất thấp, cán bộ tín dụng của ngân hàng thường e ngại cho vay các đối tượng này do ý thức trong việc trả nợ kém, thu nhập không được thanh toán qua tài khoản ngân hàng, do đó nếu họ không đên trả nợ, ngân hàng sẽ khó khăn trong việc thu hồi nợ.

Mặc dù thông tin về các khoản vay tiêu dùng của ngân hàng được quảng bá rộng rãi song vẫn còn xa lạ đối với nhiều người dân. Số người biết chỉ là những người trong nghề hoặc được bạn bè giới thiệu. Bên cạnh đó, người dân chưa thực sự hiểu rõ những lợi ích mà CVTD mang lại cũng như quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ để có thể sử dụng các dịch vụ này một cách hiệu quả. Chính vì thế khối lượng cho vay tiêu dùng chưa cao.

Hiện nay các ngân hàng TMCP và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đồng loạt cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về CVTD. Các sản phẩm của họ còn mang tính cạnh tranh cao hơn rất nhiều so với CVTD của VCB Hà Nội. Hơn nữa các ngân hàng này đều có kinh nghiệm trong hoạt động cho vay này: giải ngân, thu nợ thông thoáng hơn, cơ chế lãi suất linh hoạt hơn đối với từng khách hàng trong từng trường hợp. Vì vậy tuy là một ngân hàng có lợi thế về lãi suất so với các ngân hàng bạn nhưng những dịch vụ nghèo nàn, cán bộ cho vay không nhiệt tình trong các khoản vay tiêu dùng khiến cho dư nợ CVTD của VCB luôn ở mức thấp.

Môi trường kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá cả hàng hoá liên tục gia tăng, lãi suất huy động và cho vay cũng liên tục thay đổi,... Khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng hết sức khó khăn, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh. Nền kinh tế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng nhưng chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn nhân lực, tăng vốn đầu tư chứ chưa tập trung tăng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả lao động nên chất lượng tăng trưởng thấp và chưa thật vững chắc. Do có những biến động mặc dù Nhà nước Việt Nam đã cố gắng nhưng đơn giá tiền lương của các CBNV hiện nay tương đối thấp không đủ để tái sản xuất sức lao động, lương một người mới tốt nghiệp đại học đi làm tại các doanh nghiệp nhà nước chỉ ở mức từ 1.500.000 đến 2.000.000đồng/tháng, đối với người sống độc thân chỉ vừa đủ sinh hoạt ở mức tối thiểu trong vòng 1 tháng, những người này Thường không bao giờ có nhu cầu vay tiêu dùng vì họ thấy rằng khả năng trả nợ của họ trong tương lai là không có do không có khả năng tích luỹ. Nếu họ có nhu cầu vay vốn thì cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng e ngại do ý thức và khả năng trả nợ không cao, thu nhập lại không được thanh toán qua tài khoản Ngân hàng do đó nếu họ không đến trả nợ, Ngân hàng sẽ khó khăn trong việc thu hồi nợ.

Môi trường pháp lý

Khả năng quản lý nhân khẩu của chính quyền địa phương tại Việt Nam còn yếu, nhất là những cá nhân từ các tỉnh di cư đến Hà Nội lập nghiệp và sinh sống hầu

như không chịu sự quản lý của đơn vị nào. Việc này đã gây rất nhiều khó khăn cho Ngân hàng khi thực hiện đa dạng hóa đối tượng cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 68 - 75)