Để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thì không chỉ có sự cố gắng nỗ lực từ phía ngân hàng mà cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Chính phủ và các bộ ngành cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, có phát triển kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định, lâu dài, đúng định hướng. Cụ thể các mục tiêu ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức độ hợp lý được coi là những nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên của nhà nước. Chính việc chính phủ tạo ra môi trường kinh tế – chính trị – xã hội ổn định là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư, khiến cho khả năng tích lũy và tiêu dùng của công chúng ngày một tăng lên, thúc đẩy mạnh mẽ cầu về hàng hóa – dịch vụ tiêu dùng; đồng thời kích thích việc sản xuất hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước, tạo ra một khối lượng lớn việc làm cho dân cư.
Một trong những khó khăn của khách hàng khi vay tiêu dùng đó là vấn đề tài sản thế chấp. Hầu hết tài sản thế chấp của khách hàng vay tiêu dùng rất khó xác định giá trị hoặc tính pháp lý của tài sản này không cao như chưa đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu. Nhằm giải quyết vấn đề này, cùng với văn bản của Ngân hàng
nhà nước, Chính Phủ cần chỉ đạo, hướng dẫn sự phối kết hợp giữa các ban nghành liên quan để việc xác định giá trị tài sản thế chấp cũng như việc phát mại tài sản ( khi khoản vay có vấn đề) được diễn ra hợp lý, việc cấp sổ đỏ nhà đất, công chứng tiến hành nhanh chóng và thuận tiện hơn, tạo điều kiện để Ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu, cỏc Bộ ban ngành như ngành Toà án, Công an, Viện kiểm soát, Bộ tài nguyên và Môi trường cần thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thực thi trách nhiệm dân sự của khách hàng trong quan hệ cho vay với Ngân hàng, tăng cường hiệu quả của bản án và quyết định thi hành án.
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cần xây dựng khung giá nhà đất sát giá thị trường để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và Ngân hàng.
Các Bộ ban ngành chức năng nên cải cách triệt để các thủ tục hành chính về đăng ký tài sản bảo đảm, công chứng hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản tránh gây phiền hà cho dân.
Rà soát lại các văn bản, quy định còn bị chồng chéo, thiếu nhất qúan và chưa thực sự phù hợp với thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng. Rút ngắn thời gian trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định của Chính phủ để các Ngân hàng không rơi vào tình trạng chờ đợi do thiếu văn bản hướng dẫn.
Các bộ và ban ngành cần phải có hệ thống quy định rừ ràng, chặt chẽ, công bằng nhằm bảo vệ quyền lợi của nhân viên Ngân hàng nói riêng cũng như quyền lợi của Ngân hàng nói chung, đồng thời bảo vệ quyền lợi của Khách hàng vay. Căn cứ quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Quy chế cho vay kèm theo quyết định số 1627, khi giao dịch vay vốn đó được xác lập, Ngân hàng cú trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Thực tế, Ngân hàng rất khó giám sát và kiểm soát được suốt quá trình vay vốn và sử dụng vốn vay của khách hàng vì nhiều lí do khác nhau như: số lượng cán bộ tín dụng ít hơn nhiều so với số lượng khách hàng vay vốn, một khách hàng vay còn nhiều giao dịch với một ngân hàng....Vì vậy, việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích không chỉ quy trách nhiệm cho Ngân hàng mà còn phải xem
xét đến thái độ, trách nhiệm của khách hàng trong việc thực hiện cam kết, thoả thuận theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Bởi vậy khi một khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và không còn khả năng trả nợ, bên cạnh trách nhiệm của cán bộ tín dụng, của cấp quản lý cán bộ đó trong Ngân hàng, Pháp luật còn phải xem xét đến trách nhiệm của chính Khách hàng đó; bởi vì khi sự việc xảy ra, Ngân hàng bên cạnh mất vốn còn mất uy tín trên thị trường.... Và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta phải bao quát được tất cả những khía cạnh đó, làm sao thoáng nhưng phải chặt chẽ và công bằng, rõ ràng. Có vậy mới thúc đẩy sự phát triển của Cho vay tiêu dùng ở các NHTM.